Khỏe đẹp nhờ chất… không dinh dưỡng
Khi nhắc đến dinh dưỡng của một món ăn, hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến vitamine, năng lượng, chất béo hay chất đạm.
Thật ra, có một chất không biết có nên gọi là chất dinh dưỡng hay không, vì hoàn toàn không tiêu hóa, cũng chẳng được hấp thu, càng không cung cấp bất kỳ một loại dưỡng chất nào, nhưng lại là một thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Đó chính là chất xơ.
Không phải chất xơ nào cũng… xơ và cứng. Trong thực phẩm thiên nhiên có 2 loại chất xơ. Loại thứ nhất là cellulose, loại xơ không tan trong nước, có nhiều trong rau lá, rau củ, ngũ cốc thô có vỏ… Loại thứ hai, là chất xơ nhưng không cứng, vì hút nước và trương nở tạo nên độ sánh, sệt cho thực phẩm. Loại này có nhiều họ hàng như gôm, oligofructose, psyllium…, hiện diện nhiều trong các loại trái cây, rau quả, rau củ…
Các nghiên cứu cho thấy, chất xơ có vai trò quan trọng trong phòng và điều trị bệnh.
- Giảm cân: chất xơ không cung cấp năng lượng nhưng chiếm thể tích lớn nên có tác dụng làm đầy ống tiêu hóa, làm giảm phản xạ đói. Các dạng chất xơ hòa tan như psyllium thường được đưa vào các khẩu phần dùng trong giảm cân.
Video đang HOT
- Điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa: chất xơ làm căng đầy ống tiêu hóa, kích thích ruột co bóp, qua đó điều hòa hoạt động của ruột. Chất xơ còn là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại.
- Chống táo bón: chất xơ, nhất là loại xơ hòa tan, có tác dụng hút nước làm mềm phân.
- Giảm cholesterol máu và bảo vệ hệ tim mạch: sự hiện diện của chất xơ làm giảm hấp thu cholesterol và chất béo có hại. Các vi khuẩn đường ruột phát triển tốt cũng giúp làm giảm sự tổng hợp cholesterol ở gan.
- Giảm tốc độ tăng đường huyết sau bữa ăn: chất xơ làm chậm tiêu hóa các loại đường phức tạp và chậm hấp thu các loại đường đơn giản, do đó làm giảm tốc độ tăng đường huyết sau ăn.
- Phòng chống ung thư đại tràng: nhờ tăng vi khuẩn có lợi và giảm vi khuẩn có hại, môi trường ruột được làm sạch, giảm lượng độc chất ứ đọng do táo bón…
Nhu cầu chất xơ trung bình vào khoảng 20-30g mỗi ngày, tương đương với 200g trái cây và 300g rau củ. Nên ăn nhiều thực phẩm thô như ngũ cốc nguyên vỏ nguyên hạt, thực vật cả xác… Nếu ăn không đủ lượng chất xơ theo nhu cầu, có thể bổ sung thêm các chế phẩm cung cấp chất xơ.
Mặc dù quan trọng và cần thiết, nhưng dùng quá nhiều chất xơ cũng có thể dẫn đến những nguy cơ như làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng hoặc rối loạn tạm thời ở đường tiêu hóa như đầy bụng, tăng hơi trong lòng ruột, tiêu chảy…
ThS. BS. Đào Thị Yến Phi (Chủ nhiệm bộ môn
Dinh dưỡng ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch)
Theo PNO
Trái cây không thay được rau
Trái cây đúng là rất quý, rất có ích cho cơ thể song nếu dùng trái cây thay rau xanh thì lại không hợp lý.
Hiện nay, có nhiều trẻ ít ăn rau nhưng nguyên nhân không hẳn hoàn toàn từ trẻ không chịu ăn mà không ít trường hợp là do bố mẹ không chịu cho trẻ ăn rau. Sở dĩ như vậy là vì nhiều người quan niệm rằng rau không phải là chất bổ hoặc cứ nghĩ cho trẻ ăn rau sẽ dễ bị tiêu chảy, ỉa phân xanh, thậm chí là do ngại phải chế biến phức tạp.
Nhiều bà mẹ thấy con không chịu ăn rau liền thay thế bằng cách cho ăn nhiều trái cây. Trái cây đúng là rất quý, rất có ích cho cơ thể song nếu dùng trái cây thay rau xanh thì lại không hợp lý.
Bởi vì hàm lượng vitamin và các chất khoáng trong rau cao hơn trong trái cây (ví dụ hàm lượng caroten, các loại vitamin và chất khoáng trong rau dền cao gấp 2-6 lần trong cam, chanh).
Các chất xơ trong rau còn có tác dụng chống táo bón. Một số loại rau, nhất là rau gia vị, còn có tác dụng chữa trị nhiều bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật rất quý, như: hành, cà rốt, tỏi, tía tô...
Như vậy, rau có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Vì vậy bên cạnh việc cho con uống nước cam, nước chanh, ăn dưa hấu, hồng xiêm..., các bà mẹ cần luôn nhớ cho thêm rau xanh mỗi khi nấu cháo, bột, cơm cho trẻ ăn. Càng cho trẻ ăn nhiều loại rau và hoa quả thì càng cung cấp đủ vitamin và chất khoáng cần thiết cho trẻ.
Cần tập cho trẻ ăn rau từ thời kỳ bắt đầu ăn bổ sung. Cụ thể, đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thì cho ăn rau bằng cách thái, băm, giã nhỏ lá rau xanh cho lẫn vào bột hoặc cháo, tăng dần tỉ lệ từ ít đến nhiều và thay đổi các loại rau trong bữa ăn hằng ngày.
Đối với trẻ lớn từ 3 tuổi trở lên thì lúc đầu có thể thái nhỏ, nấu canh dạng súp trộn lẫn vào cơm cho ăn, khi nấu cũng phải chọn loại rau để nấu từng loại canh thích hợp (ví dụ rau mồng tơi, rau đay nấu với cua; rau ngót nấu với thịt; rau cải nấu với cá rô, cá lóc), trẻ lớn hơn có thể ăn rau xào, rau luộc.
Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
Theo NLĐ
Nước chanh chữa sỏi thận Uống nhiều nước chanh không chỉ giúp giải khát, bổ sung sinh tố C mà còn là 1 phương pháp đơn giản để chống lại sự lắng đọng sỏi ở những người bị sỏi thận. Sự lắng đọng và kết tủa dần dà của sỏi có thể xảy ra qua thời gian dài không riêng gì mùa nóng. Tuy nhiên, vào mùa nóng,...