Khoe bài tập Ngữ Văn độc đáo của con gái học lớp 7, bà mẹ Hà Nội tiết lộ phương pháp đơn giản giúp con thông minh từ nhỏ
Được giao làm 1 cuốn tạp chí phân tích các câu tục ngữ, con gái chị Diễm đã sáng tạo nên những tác phẩm đẹp hút hồn.
Tư duy sáng tạo là một trong những kỹ năng cần thiết nhất trong quá trình học tập. Sáng tạo sẽ giúp học sinh làm chủ kiến thức, đam mê học tập và luôn thấy việc học nhẹ nhàng, thoải mái. Điều này giúp các em đạt được thành tích cao hơn.
Chị Phùng Diễm (quận Tây Hồ, Hà Nội) mới đây đã chia sẻ lên mạng xã hội bài tập Ngữ Văn vô cùng độc đáo của con gái và nhận được cơn mưa lời khen từ các bậc phụ huynh. Con gái chị hiện đang học lớp 7 tại trường THCS Nhật Tân, Tây Hồ. Trước Tết, cô bé được giao bài tập: “ Làm 1 cuốn tạp chí phân tích các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội”. Thời gian làm bài là 1 tuần.
Chị Diễm và 2 cô con gái.
Trong khi nhiều bạn học in hình ở trên mạng thì con gái chị Diễm quyết định tự tìm hiểu các câu tục ngữ, ghi chép lại nội dung và vẽ kèm những hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh.
Video đang HOT
Những trang tạp chí đẹp hút hồn do con gái chị Diễm sáng tạo nên.
Không chỉ sáng tạo, các bức tranh còn khiến nhiều người trầm trồ vì vừa đẹp, vừa phối màu hài hòa. Bố cục tranh căn chỉnh rõ ràng, hợp lý.
Nhiều phụ huynh dành tặng những lời ngợi khen.
Chị Diễm cho biết, toàn bộ những trang tạp chí độc đáo này đều là do con gái tự làm và chị không hề giúp đỡ vì bản thân không giỏi vẽ. Vì yếu tố sáng tạo nên bài tập này sau đó được cô giáo chấm điểm 10. Về phương pháp luyện tập tính sáng tạo cho con, chị Diễm chia sẻ:
“Con gái chị ngày bé rất nhút nhát nên từ sau 4 tuổi, chị thường hay chơi cùng con. Cả 2 mẹ con hay làm đồ handmade, tô vẽ, cắt dán,… Chính nhờ những trò chơi này mà con chị dần luyện được tính sáng tạo. Khi lớn hơn, con thích học vẽ, thích loay hoay làm thứ này, thứ kia.
Mỗi ngày chị đều cùng con vẽ. Mưa dầm thấm lâu, dần dần con tiến bộ hơn rất nhiều. Chị luôn để con được tự vẽ và chỉ góp ý về cách trình bày, tô màu,… chứ không yêu cầu con phải vẽ kiểu này kiểu kia. Chị để cho con được tự do thể hiện óc sáng tạo của mình”.
Cô con gái lớn từ nhỏ đã được mẹ rèn tính sáng tạo.
Trước đó, chị Diễm còn từng để con tự thiết kế những quyển vở mới từ những trang giấy còn thừa. Với các quyển vở cũ, chị Diễm xé hết những trang giấy trắng, xếp lại thành ruột vở mới.
Những cuốn vở mới đẹp đẽ được tái chế từ những tờ giấy thừa của vở cũ.
Con gái chị áp dụng năng khiếu vẽ của mình để tự ngồi thiết kế, đo kích thước giấy để làm bìa vở. Sau đó, chị Diễm ra cửa hàng in bìa, xén lại giầy, đóng lò xo. Trải qua nhiều công đoạn, tập giấy thừa tưởng chỉ có thể vứt đi lại lột xác thành vở mới đẹp như mơ.
Con gái chị vừa có vở mới, vừa được thực hành năng khiếu vẽ của mình và phát huy hết trí thông minh, khả năng sáng tạo.
Theo toquoc
Ưu tiên phát triển mô hình phòng học thông minh
Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh tập trung đầu tư trang thiết bị phòng học thông minh cho các trường THCS và THPT trên địa bàn. Kết quả bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.
Mô hình lớp học thông minh tại Trường THCS Vệ An (TP Bắc Ninh).
Đến thăm Trường THCS Vệ An (TP Bắc Ninh) vào giờ học môn tiếng Anh, cả cô và trò đều hào hứng, sôi nổi. Từ năm học 2018-2019, Sở Giáo dục và ào tạo (GD và T) tỉnh Bắc Ninh đầu tư chín phòng học thông minh với nhiều thiết bị cơ bản như bảng tương tác, máy ca-mê-ra, mạng in-tơ-nét, micro, loa đài...
Giáo viên và học sinh có thể dễ dàng tiếp cận bài học và cách giảng dạy hiện đại. Cô Nghiêm Thị Quyên, giáo viên môn tiếng Anh, Trường THCS Vệ An cho biết, thiết bị thông minh hiệu quả với tất cả các môn, nhất là môn tiếng Anh bởi đây là môn học đặc thù cần phát triển bốn kỹ năng: Nghe, nói đọc, viết.
Trước đây, giáo viên thường soạn giáo án bằng cách viết tay, học sinh tiếp cận thông tin trên sách vở, nhưng đến nay tất cả học sinh của nhà trường được tiếp cận với mô hình phòng học thông minh. Các lớp học được trang bị thiết bị thông minh đầy đủ cho nên việc giảng dạy trở nên thuận lợi hơn. Bài giảng của giáo viên đa dạng, phong phú và chất lượng, tăng khả năng tương tác giữa thầy và trò. Học sinh tập trung chú ý và hào hứng hơn trong mỗi giờ giảng, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc theo nhóm cho học sinh.
Không chỉ hỗ trợ cho giáo viên, mô hình lớp học thông minh cũng hỗ trợ học sinh trong quá trình tìm hiểu và tiếp thu kiến thức. Em Nguyễn Khánh Linh, học sinh lớp 11, Trường THPT Hàn Thuyên (TP Bắc Ninh) cho biết, trong mỗi giờ học, em và các bạn dễ dàng tương tác với thầy cô thông qua hình ảnh trực quan, sinh động. Không chỉ trong giờ học tiếng Anh hay các môn tự nhiên, những giờ học các môn xã hội như Văn học, Lịch sử, ịa lý... cũng trở nên sinh động hơn.
Cô giáo Nguyễn Thị Hoa, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Hàn Thuyên cho biết, khi tiếp cận với mô hình lớp học thông minh, trong mỗi bài học, học sinh được đặt trước những tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết. Bên cạnh đó, cô và trò chủ động sáng tạo, tìm những hình ảnh, vi-đê-ô minh họa thiết thực để thuyết trình, giới thiệu bài giảng. ến nay, mỗi tiết học môn Ngữ văn, học sinh được tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, vi-đê-ô liên quan đến tác phẩm, giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ tác phẩm hơn.
"Thay vì chỉ giảng dạy lý thuyết thông thường như trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ chia nhóm để học sinh thu thập tài liệu, hình ảnh, vi-đê-ô liên quan đến tác giả, tác phẩm để trình chiếu trên lớp. Việc làm này tuy mất nhiều thời gian nhưng học sinh được trải nghiệm, từ đó giúp các em tiếp thu bài nhanh và chủ động hơn", cô Hoa nhấn mạnh.
Không chỉ áp dụng tại các trường ở thành phố, mô hình lớp học thông minh được triển khai và áp dụng hiệu quả khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Cô Phạm Thị Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lương Tài (huyện Lương Tài) cho biết, từ khi nhà trường đưa thiết bị thông minh vào trong các tiết học, học sinh tích cực tham gia, hợp tác và tương tác với thầy cô. ể bảo quản trang thiết bị thông minh, nhà trường yêu cầu các thầy giáo, cô giáo xây dựng kế hoạch cá nhân để sử dụng thiết bị. Học sinh sẽ được đánh giá mức độ sử dụng các thiết bị thông minh trong mỗi bài giảng. ây là một trong những tiêu chí để nhà trường bình xét các danh hiệu của giáo viên hằng năm.
Theo Sở GD và T tỉnh Bắc Ninh, hiện nay, toàn bộ phòng học tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư thiết bị thông minh, phục vụ việc dạy và học. ây là một trong những nội dung quan trọng trong kế hoạch xây dựng thành phố thông minh của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, các thiết bị thông minh cũng phát sinh một số lỗi như: Cảm ứng bảng và bút thông minh; chất lượng hệ thống loa; không có thiết bị tương thích khi bị hỏng; một số giáo viên lớn tuổi còn gặp hạn chế trong quá trình sử dụng...
"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ rà soát, kiểm tra, bảo trì định kỳ, bảo đảm chất lượng các thiết bị, không ảnh hưởng đến việc dạy và học. Ngoài ra, Sở sẽ tăng cường tập huấn cho giáo viên và học sinh sử dụng thành thạo các trang thiết bị; đồng thời, tham mưu UBND tỉnh đầu tư, mua sắm các thiết bị phòng thư viện điện tử, phòng học thông minh. Năm 2020, tỉnh Bắc Ninh đề ra mục tiêu toàn bộ các lớp tại các trường THCS trên địa bàn tỉnh đều được trang bị phòng học thông minh" - Giám đốc Sở GD và T tỉnh Bắc Ninh Ngô Văn Liên khẳng định.
THÁI SƠN
Theo Nhân dân
Học sinh tiểu học và THCS đi tìm "Hành trình của cảm hứng và tư duy sáng tạo" Ngày 5/1/2020, tại Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết G.E.M Contest - "Hành trình của cảm hứng và tư duy sáng tạo". Đây là cuộc so tài của 21 thí sinh xuất sắc độ tuổi 8 - 14 từ các trường Tiểu học và THCS trên toàn quốc đã xuất sắc lọt vào vòng thi cuối....