Khoe áp dụng thành công thai giáo từ lúc cấn bầu, con 4 ngày tuổi đã biết gọi “mẹ”, mẹ trẻ bị chị em gạch đá tới tấp
Chẳng biết có phải vì quá yêu con nên người mẹ này sinh hoang tưởng không, nhưng tất cả các mẹ bỉm sữa đều cho rằng những gì cô ấy khoe đều là chuyện phi lý.
Một bà mẹ trẻ mới đây đã khoe video, hình ảnh con mình mới 5 tháng tuổi nhưng cái gì cũng biết, đặc biệt là biết nói sớm từ lúc… 4 ngày tuổi khiến cộng đồng chị em xôn xao. Dẫu biết rằng trên thế giới không thiếu thần đồng, nhưng việc phóng đại sự phát triển của con mình khiến người mẹ bị gạch đá tới tấp.
Màn khoe con theo style “sống ảo” mới gây tranh cãi ồn ào khắp nơi trên MXH.
Người mẹ trẻ ấy chia sẻ như sau: “Em áp dụng thai giáo cho con từ khi biết con xuất hiện trên Trái Đất này. Đẻ ra được 4 ngày thì con cất tiếng gọi mẹ. Con nói rất sớm, và đến giờ đã nói được rất nhiều từ. Mọi thứ dường như con đã hiểu.
Video đang HOT
Em đang loay hoay với các phương pháp giáo dục con, không biết nên bắt đầu từ đâu vì trình độ mẹ em bé cũng có hạn. Mong các cao nhân có kinh nghiệm chỉ giáo giúp em, để em bé được phát triển đúng khả năng, không thì em cảm thấy rất có lỗi với con vì chỉ là một người mẹ bình thường”.
Hàng nghìn người đã đổ xô vào bày tỏ sự kinh ngạc khi đọc được những dòng chia sẻ trên, đặc biệt là các mẹ bỉm sữa. Thật khó tin rằng trên đời lại có một em bé sở hữu năng lực kỳ diệu đến thế, 4 ngày tuổi khi những đứa trẻ sơ sinh khác còn ọ ẹ chưa xong, mới chỉ biết khóc và cử động chậm chạp, thì em bé ấy lại biết cất tiếng gọi “mẹ”, khiến ai cũng hoang mang nghĩ rằng liệu trên đời này Thánh Gióng là có thật (?!?)
Không chỉ ảo tưởng về năng lực nhận thức của con mình, bà mẹ trẻ còn khiến mọi người lắc đầu bó tay vì muốn tìm được “cao nhân” giúp con mình giỏi giang thêm nữa, chứ chẳng hề hỏi cách nuôi dạy con nhỏ bình thường như bao bà mẹ khác. Chẳng rõ cô ấy có bịa chuyện câu like hay không, nhưng hiện tại thì chia sẻ của cô đã được cư dân mạng đem đi tranh cãi khắp nơi, đặc biệt là cộng đồng mẹ bỉm sữa. Ai cũng gạch đá, khuyên can người mẹ nên tỉnh táo trở lại, chứ biểu hiện như thế người khác lại nghĩ đầu óc cô ấy có vấn đề (!)
Theo Helino
Những đứa trẻ... bị sinh ra
Tiếng khóc bé thơ vọng từ nhà vệ sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú Quảng Bình vào một ngày cuối tháng Ba khiến mọi người rùng mình.
Mẹ bé là nữ sinh lớp Mười, âm thầm vào nhà vệ sinh vượt cạn rồi "ém" núm ruột mình trong đấy cho đến khi cháu bé được các cô giáo phát hiện.
Chị K. phải nghỉ việc ở nhà chăm cháu ngoại.
Rùng mình vì nỗi sợ đã biến cô nữ sinh 17 tuổi trở nên vô tâm, chính xác là nhẫn tâm với cả đứa bé rứt ruột đẻ ra. Rùng mình vì kiến thức về tình dục, sức khỏe sinh sản, sức khỏe nói chung của cô nữ sinh rỗng tuếch, trong khi đầu óc cô ắt hẳn không thiếu những công thức toán, lý, hóa, những bài thuộc lòng văn, sử, địa... Rùng mình vì sự gần gũi, quan tâm của nhà trường, gia đình dường như là số 0 tròn trĩnh. Chuyên viên tư vấn tâm lý học đường, những người phụ trách dân số, đoàn, hội... cũng vắng bóng trên hành trình hoài thai của nữ sinh này.
Trong muôn vàn đứa trẻ tượng hình rồi cất tiếng khóc chào đời, có bao nhiêu bé được thai giáo, được chờ đón, nâng niu; có bao nhiêu bé "bị sinh ra" từ một trò chơi vô tình của cặp đôi tạo ra nó? Đau lòng nhất là người ta chờ khi đứa bé lọt lòng, cứng cáp để lấy mẫu giám định ADN - chứng cứ cơ bản cho một vụ án hiếp dâm, loạn luân nào đó... Rồi với những tên say, việc "gieo rắc" một đứa bé cũng vô ý, cũng mất kiểm soát như khi anh ta nói lè nhè hay đi đứng lảo đảo, té nhào vào cột điện bên đường.
Sự tổn thương nhằm vào đứa trẻ vô tội với cuộc đời dài dằng dặc khởi đầu bằng oan trái, đau đớn và thiếu hụt tình thương. Những đứa trẻ rồi sẽ sống ra sao khi người lớn xem nó là gánh nặng, là thứ phải bỏ xó chứ không phải là món quà trời ban? Đó là những bé còn diễm phúc được sống, chứ không kết liễu số kiếp như một số trường hợp em bé mới sinh đã bị mẹ tìm cách phi tang, muốn quẳng đi quá khứ không đáng nhớ.
Khác với trường hợp của nữ sinh ở Quảng Bình, chị N.T.H.K. (ở xã Phú Xuân, H.Nhà Bè, TP.HCM) đã nhận thấy G. con gái chị có dấu hiệu khác thường, nhưng hỏi kiểu nào G. cũng không nói. Một ngày, G. hoảng hốt la lên: "Mẹ ơi, có cái gì nhúc nhích trong bụng con ghê quá, chắc con bị bệnh gì rồi". Chị dắt con đi khám, bác sĩ xác định thai kỳ đã tháng thứ tư. Người xâm hại G. chính là chồng của người chị họ, G. không dám khai vì anh rể dọa giết. G. sinh con ở tuổi 17. Bóng dáng của người cha không có, chỉ có hận thù đeo đẳng vì kẻ thủ ác vẫn nhởn nhơ, chưa bị pháp luật trừng trị dù gia đình chị K. đã tố giác. "Con thấy mặt bé sao giống y thằng đó quá! Cái thằng đã hãm hại con. Con muốn giết bé quá cô ơi!", G. nhắn tin cho một cô làm công tác bảo vệ trẻ em. Vì túng thiếu, vì chưa biết thương con, G. cứ đòi đem cho đứa bé. Các cô chú công tác xã hội hẹn sẽ đưa về trại mồ côi khi đứa bé đầy tháng.
Chị K. nuôi cháu ngoại mà vất vả như có thêm đứa con nhỏ, vì G. không xem việc chăm sóc đứa bé là trách nhiệm của mình, không chịu cho bú, không biết tắm con, ẵm đi chích ngừa thì mắc cỡ. Nhưng cũng may, theo thời gian, G. khôn lớn, hiểu biết, tình mẫu tử thức dậy dần khi nghe tiếng con cười, đút con ăn. Cả nhà cùng hợp sức cưu mang đứa bé, không còn ý định giao cho trại mồ côi.
Bịt mũi, nôn ọe khi con tiêu tiểu, bỏ mặc con khóc ngằn ngặt, thậm chí có lần toan giết con và kết liễu đời mình, hành trình làm mẹ của bé Đ.T.N. (tỉnh Kiên Giang) cũng vô vàn đắng cay, uất hận. Hè năm lớp Chín, chưa tròn 14 tuổi, bé N. lên nhà trọ của dì ở TP.HCM chơi thì bị tên hàng xóm sang gí dao vào cổ đòi làm chuyện đồi bại. Một đứa bé ra đời đối mặt ngay với nghịch cảnh mẹ bỏ ngang việc học, cha thụ án bảy năm tù giam. Ngay tại tòa, trước khi bước lên chiếc xe tù tối đen, người cha không thèm nhìn mặt đứa con của mình dù chỉ một lần.
Cũng khổ nghèo, tủi nhục là câu chuyện của L.T.M.T. (Q.12, TP.HCM) mang thai với bạn trai quen qua mạng, sinh con ở tuổi 15. Cô bé lớp Chín ở Trà Vinh, bán vé số để phụ gia đình tiền ăn học, bị một ông khách giả vờ mua vé số, lùa vào nhà khóa cửa lại cướp đời em và một sinh linh tội nghiệp phải thành hình...
Vĩ Sơn
Theo phunuonline.com.vn
Ô nhiễm không khí: Không khí bẩn liên quan tới các cơn loạn tâm thần của thanh thiếu niên Nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại King's College London tiến hành đã chỉ ra mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và các chứng bệnh tâm thần ở lứa tuổi thiếu niên. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng số liệu thống kê theo giờ về tình trạng ô nhiễm không khí ở các địa điểm mà các thiếu niên...