Khóc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp!
Nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, người dân làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình bàng hoàng, tiếc thương.
Làng xóm khóc thương Đại tướng
Trận bão lịch sử vừa quét qua Quảng Bình, làng An Xá cũng như những làng quê khác chịu nhiều thiệt hại, người dân chưa kịp gượng dậy thì nhận hung tin: Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng thiên tài, người ông, người cha, người chú mẫu mực đã vĩnh viễn ra đi.
Sự mất mát to lớn này khiến cho người Lệ Thủy đã mệt mỏi vì bão lũ nay càng thêm đau lòng…
Không chỉ con cháu trong dòng họ (trong ảnh) mà nhiều người dân địa phương cũng khóc thương Đại tướng…
Liên tục những ngày qua, ở trong tâm bão từ khi cơn bão đổ bộ vào cho đến những chuyến ngược xuôi cứu trợ, tôi chứng kiến nhiều nỗi đau, nhiều tang thương. Là người Lệ Thủy, khi viết những dòng này, mắt tôi cũng đã ngấn nước. Mặc dù Đại tướng không ở quê nhà từ lâu rồi nhưng người Lệ Thủy chúng tôi vẫn gọi vùng quê An Xá là “nhà bác Giáp”, “nhà ông Giáp” hay là “làng bác Giáp” thay cho tên gọi hành chính. Chúng tôi, từ già đến trẻ đều gọi ông như là người ông máu mủ, ruột thịt của chính mình vậy.
Hình ảnh bác, làng quê bác đã thấm vào máu thịt mỗi người dân Lệ Thủy, quê tôi!
Chính quyền địa phương, bà con làng xóm đến ngôi nhà lưu niệm quét dọn, chuẩn bị lo tang lễ của vị danh tướng
Sáng nay 5/10, tôi chạy về An Xá rất sớm. Sau bão, làng quê xơ xác, hoang vắng đến lạ thường. Gặp một vài người dân ra đồng đi làm cá, họ bảo: “Ông Giáp mất rồi chú ơi! Đau buồn quá, vậy là lần này ông ra đi thật rồi!”.
Lúc tuổi già sức yếu, khi Đại tướng về thăm quê, người Lệ Thủy đã tổ chức hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang cho Đại tướng xem và hát Hò khoan cho bác nghe nữa. Đại tướng vui lắm, Đại tướng chỉ cần có vậy.
Giờ Đại tướng đã ra đi, bà con không còn được hò cho bác nghe nữa rồi. Đau thương, nín nhịn để rồi vỡ òa trong nước mắt, trong tiếng nấc nghẹn ngào.
Video đang HOT
Bà con làng xóm đến thắp hương lên bàn thờ tổ tiên ở nhà lưu niệm Đại tướng
Con cháu họ hàng của bác giờ cũng đã ở tuổi thất thập cổ lai hy. Ở gần, quanh nhà Đại tướng có bà Võ Thị Lài (75 tuổi, là cháu dâu của Đại tướng), bà Bùi Thị Bòn (73 tuổi, gọi Đại tướng bằng cậu), bà Võ Thị Trang (69 tuổi, gọi Đại tướng bằng cậu).
Sáng nay, vừa thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên trong nhà Đại tướng, ba bà ngồi nhìn nhau buồn xo. Qua vài lời kể lễ, ký ức về Đại tướng ùa về khiến bà Lài không kìm được nước mắt, òa lên khóc nức nở. Bà Lài vừa khóc vừa than trong tiếng được tiếng mất: “Bác đi rồi bác ơi, bác để con cháu ở lại với ai. Đi chiến đấu bác nói phải đánh thắng kẻ thù cho bằng được mà giờ bác đi rồi, bác ơi!”.
Theo ông Hàm thì hiện không có ai là bà con hay con cháu cận ruột của Đại tướng ở quê, chỉ có bà con trong họ tộc. Và theo tục lệ địa phương thì sẽ có hơn 40 người bịt khăn trắng để tang Đại tướng.
Ông Võ Đại Hàm (70 tuổi, gọi Đại tướng bằng ông) – là người trông coi nhà lưu niệm của Đại tướng – kể lại: “Khoảng 18h30, tôi nhận được điện thoại của người nhà từ Hà Nội gọi vào báo tin ông đã mất. Thực sự, lúc đó, tôi không nói được gì cả, người thẫn thờ rồi nước mắt trào ra, rồi tôi ngồi im một lúc. Tin ông mất khiến nhiều người rất buồn, từ 19h đến 1h sáng 5/10, rất nhiều người đã gọi về hỏi tin tức. Có người biết rồi vẫn không muốn tin đó là sự thật”.
Được biết, năm 1978, ông Hàm từ Hà Nội về quê trông coi nhà theo mong muốn của Đại tướng.
Tối hôm qua 4/10 và sáng nay 5/10, thường trực Huyện ủy và lãnh đạo UBND huyện Lệ Thủy cũng như Đảng ủy, UBND xã Lộc Thủy đã tề tựu về ngôi nhà lưu niệm Đại tướng. Trao đổi với PV, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy Nguyễn Quang Năm cho hay vì chưa có báo tang nên hiện chưa lập bàn thờ, tất cả chỉ dừng ở việc họp bàn phương án, kế hoạch để khi có báo tang thì thực hiện.
Theo đó, sẽ lập hai bàn thờ, một ở nhà lưu niệm và một ở Trung tâm văn hóa huyện để bà con nhân dân trong huyện phúng viếng.
Theo ông Hàm thì hiện không có ai là bà con hay con cháu cận ruột của Đại tướng ở quê, chỉ có bà con trong họ tộc. Và theo tục lệ địa phương thì sẽ có hơn 40 người bịt khăn trắng để tang Đại tướng.
Theo Xahoi
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những mốc lịch sử
Xuất thân là thầy giáo, Võ Nguyên Giáp trở thành chính trị gia, tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng là biểu tượng của nhiều thế hệ người dân về ý chí kiên cường và niềm tự hào dân tộc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 ở làng làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà Nho. Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Ngày 22/12/1944, tại Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm lễ thành lập với 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy.
Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội.
Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở thành đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Lào đi đến thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trước khi đại tướng lên đường, Chủ tịch hỏi: "Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?", đại tướng trả lời: "Thưa bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau". Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh". Cuối cùng, Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233, Đoàn Cao xạ Đống Đa huấn luyện (Tết Mậu Thân 1968).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm 1971.
Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân.
Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973, đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của tổ quốc".
Đại tướng nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn trên đường đi thăm đoàn 559 (tháng 3/1973).
Tháng 12/1974-1/1975, Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc tổ thường trực Bộ Tổng tham mưu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Trong bức điện mật ngày 7/4/1975 gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn, đại tướng viết: "...Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa...".
Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).
Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng đại tướng bài thơ: "Đại tướng anh hùng dễ mấy ai/ Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài/ Thắng hai đế quốc, bách niên thọ/ Hoàn cầu có một, không có hai".
Theo VNE
Những dấu mốc trong cuộc đời tướng Giáp Năm 14 tuổi bắt đầu hoạt động cách mạng, đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành một trong những nhà chiến lược quân sự tài ba nhất lịch sử Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911, quê ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến...