“Khóc thét” với linh vật tiêm vaccine mang tên Bé Giọt Nước
Bé Giọt Nước là một linh vật được sử dụng như biểu tượng của công tác tiêm phòng, thế nhưng đôi khi nhan sắc của lại “bé” trông như bị “dính lời nguyền” vậy.
Mỗi khi nghe thấy từ “linh vật”, chúng ta thường sẽ liên tưởng ngay tới những nhân vật theo phong cách hoạt hình rất đáng yêu và được các em nhỏ yêu mến. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ, điển hình là nhân vật Bé Giọt Nước dưới đây.
Bài đăng về Bé Giọt Nước trên trang The World News. (Ảnh chụp màn hình)
Muôn hình vạn trạng của Bé Giọt Nước
Theo Metro World News, tại Brazil, Zé Gotinha (Bé Giọt Nước) là một linh vật mà có lẽ ai ai cũng biết bởi nó đã tồn tại từ năm 1986 ở đất nước này với tư cách là biểu tượng của chiến dịch tiêm chủng phòng chống bại liệt. Nhiệm vụ chính của các Zé Gotinha là giúp trẻ em có cảm giác thoải mái và vui vẻ hơn khi đi tiêm.
Vào năm 2018, Bé Giọt Nước bỗng trở thành tâm điểm truyền thông khi xuất hiện với hình thù trông khá kỳ lạ ở Maracaju. Bắt đầu từ đó, người ta nhận ra không phải Bé Giọt Nước ở đâu cũng giống nhau, tại nhiều địa phương, linh vật này trông khá thiếu thẩm mỹ, thậm chí là đáng sợ. Cũng từ đó, người ta bắt đầu sưu tập những hình thù kỳ lạ của Bé Giọt Nước và đăng tải lên mạng xã hội.
Một số linh vật khá giống với nguyên mẫu. (Ảnh: The World News)
Một số khác thì không. (Ảnh: The World News)
Video đang HOT
Bộ sưu tập ảnh Bé Giọt Nước khắp Brazil
Bé Giọt Nước được coi là thắng lợi của Hệ thống Y tế Quốc gia Brazil, bởi vậy trong nhiều năm qua, hình ảnh của linh vật này vẫn luôn xuất hiện ở khắp nơi. Do đó không hề khó khăn gì để người ta có thể chụp lại những bức ảnh muôn hình vạn trạng của Bé. Cùng chiêm ngưỡng “nhan sắc rung động lòng người” này nhé!
Làm sao có thể không ngoan khi được giám sát bởi một nhân vật như thế này chứ? (Ảnh: The World News)
“Chào các bạn, mình chỉ đang ngái ngủ thôi.” (Ảnh: Twitter @batacrofobica)
“Xin chào các bạn nhỏ với tất cả sự thân thiện.” (Ảnh: Twitter @AlvesRobert0; Twitter @Pat_flor)
“Mọi thứ đều ổn, các em nhỏ rất vui vẻ.” (Ảnh: Thư World News)
“Nếu anh cởi mũ ra, có lẽ em đã bớt sợ hơn.” (Ảnh: The World News)
Cộng đồng mạng: “Nhan sắc như bị dính lời nguyền vậy”
Vừa qua, một tài khoản mạng xã hội đã đăng tải hình ảnh của một số Bé Giọt Nước lên group cộng đồng và khiến cho nhiều cư dân mạng Việt phải “khóc thét”. Không ít người cho rằng có lẽ nhan sắc của linh vật tiêm chủng này bị “dính lời nguyền” vì trông khá kỳ dị và thậm chí là khiến người ta giật mình khi vừa nhìn thấy.
“Nhìn mà muốn xỉu ngang xỉu dọc.”
“Sợ Bé quá nên phải ngoan ngoãn ngồi tiêm.”
“Nhan sắc như dính lời nguyền ấy.”
“Đây là một vẻ đẹp thật sự ngây ngất lòng người.”
“Có khi mình cũng thiết kế lấy một bộ mang đi dọa mấy đứa bạn.”
Bình luận của cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Hình ảnh của Bé Giọt Nước đang khiến cư dân mạng Việt Nam cảm thấy bất ngờ, bởi vậy họ vẫn tiếp tục bình luận và chia sẻ về nó. Bạn có cảm nghĩ gì khi thấy linh vật tiêm chủng nói trên?
Liban chuẩn bị tiếp nhận lô vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên
Trong chiến dịch đầu tiên tài trợ các nước mua vắcxin phòng ngừa COVID-19, WB đã phân bổ 34 triệu USD từ dự án y tế hiện có ở Liban để giúp nước này có đủ nguồn lực triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Vắcxin ngừa COVID-19 của AstraZeneca. (Ảnh: PAP/TTXVN)
Ngày 13/2, Liban chuẩn bị tiếp nhận lô vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên, trong đó Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ giám sát chặt chẽ chiến dịch tiêm chủng do cơ quan này tài trợ nhằm đảm bảo tiêm chủng đúng cho những người cần nhất.
Trong chiến dịch đầu tiên tài trợ các nước mua vắcxin phòng ngừa COVID-19 , WB đã phân bổ 34 triệu USD từ dự án y tế hiện có ở Liban để giúp nước này có đủ nguồn lực triển khai chiến dịch tiêm chủng. Dự kiến, những nhóm được ưu tiên tiêm chủng là các nhân viên y tế và người trên 65 tuổi.
Đại diện WB tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi cho biết tổ chức này sẽ giám sát việc phân phối vắcxin một cách công bằng và minh bạch tới các nhóm ưu tiên, đồng thời đã ký thỏa thuận với tổ chức Chữ Thập đỏ về phối hợp trong quá trình giám sát này.
Bộ Y tế Liban cho biết nước này đã đặt mua khoảng 2,1 triệu liều vắcxin Pfizer/BioNTech trong năm nay và sẽ tiếp nhận theo từng giai đoạn.
Lô vắcxin đầu tiên gồm khoảng 28.000 liều dự kiến sẽ tới sân bay Beirut ngày 13/2 và các nhân viên y tế sẽ được tiêm ngay trong ngày.
Liban cũng đã đặt 2,7 triệu liều vắcxin thông qua cơ chế phân bổ COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho các nước nghèo, đồng thời đàm phán với AstraZeneca để mua khoảng 1,5 triệu liều, đủ để tiêm chủng cho một nửa dân số hơn 6 triệu của nước này/.
Ủy ban châu Âu hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 Theo Reuters ngày 11-2, Ủy ban châu Âu (EC) nhận định, kinh tế Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) sẽ phục hồi ít hơn so với dự kiến, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động đến các nền kinh tế. Ảnh minh họa: Irish Times EC dự báo mức tăng trưởng kinh tế của 19 trong số 27 quốc...