‘Khóc ròng’ vì vi phạm… nồng độ cồn
Vốn đã ‘khóc dở mếu dở’ vì phải đóng tiền phạt vi phạm nồng độ cồn, mất quyền sử dụng giấy phép lái xe hạng A1 hơn 20 tháng, ông Nguyễn Thanh N ở phường Phú Tài, TP Phan Thiết còn bị ‘treo’ giấy phép lái xe (GPLX) hạng C, do trước đây tích hợp 2 trong 1, dẫn đến mất việc làm.
Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện.
Trong căn nhà cấp 4 không có gì đáng giá ngoài đồ gia dụng bình thường, ông N buồn rầu chia sẻ, ông là nhân viên lái xe cho một công ty vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh. Vào một đêm đầu tháng 5/2024, sau khi nhậu với bạn bè, ông điều khiển xe máy về nhà. Trên đường đi, ông bị Tổ kiểm tra của Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh lập biên bản vi phạm hành chính vì nồng độ cồn trong hơi thở vượt qua mức 0,4/1 lít khí thở.
Phòng Cảnh sát giao thông thông báo, với mức này ông đã vi phạm vào điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, cùng với các quy định của các văn bản có liên quan khác, ông không chỉ bị phạt hành chính 7 triệu đồng mà còn bị phạt bổ sung, tước quyền sử dụng GPLX hạng A1 trong 23 tháng.
Ông Nguyễn Thanh N đã nộp phạt và bị tước quyền sử dụng GPLX 23 tháng.
Ngậm ngùi đóng phạt và chấp nhận không có phương tiện đi lại trong hơn 2 năm. Ông N tưởng vậy đã xong, nào ngờ GPLX hạng C, “cần câu cơm” của cả gia đình mình hết hạn sử dụng. Cơ quan ông không chấp nhận cho ông lái xe ngoại trừ GPLX này được ngành chức năng cấp đổi lại. Ông N nói tiếp: tôi đã làm đơn gửi đến Phòng Cảnh sát giao thông trình bày hoàn cảnh trớ trêu của mình, với niềm hy vọng được đổi lại GPLX hạng C. Vì nghĩ, mình chỉ vi phạm GPLX hạng A1, không liên quan gì đến GPLX hạng C.
Tuy nhiên, đó chỉ là suy nghĩ chủ quan của ông. Sau khi nhận được hướng dẫn của Phòng Cảnh sát giao thông, ông tiếp tục làm đơn gửi đến Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận – nơi sát hạch, cấp bằng, giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ cho người điều khiển phương tiện giao thông và người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải theo phân cấp.
Video đang HOT
Cùng với văn bản của Phòng Cảnh sát giao thông xác nhận đang giữ GPLX hạng A1 của ông N. Sở Giao thông Vận tải kiểm tra GPLX hạng C của ông N, nhận thấy nó đã tích hợp cùng với GPLX hạng A1 trên phần mềm VNEID. Trong đó hiển thị GPLX hạng C đã hết hạn sử dụng vào ngày 3/7/2024.
Qua nghiên cứu trường hợp của ông, Sở Giao thông Vận tải có văn bản trả lời ông rằng, không thể cấp đổi lại GPLX hạng C cho ông lúc này, vì GPLX hạng A1 của ông đang bị công an tước quyền sử dụng do vi phạm nồng độ cồn. Đồng thời, để ông hiểu hơn, Sở dẫn chứng quy định nêu rõ tại khoản 5 Điều 81 của Nghị định 100: “Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.
Ngoài ra cũng do ông, năm 2017, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải có Thông tư số 12 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Trong đó tại khoản 3 Điều 33 nêu: “Người đã có GPLX tích hợp của GPLX có thời hạn và không thời hạn, nếu có nhu cầu tách GPLX thì làm thủ tục tách GPLX theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này”. Ông không đi làm thủ tục tách, nên nay xảy ra cơ sự “khóc dở, mếu dở” này. Sở Giao thông Vận tải đề nghị ông thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Khi nào hết thời gian bị tước quyền sử dụng GPLX hạng A1, ông nên đi làm thủ tục cấp đổi lại GPLX hạng C.
Trường hợp của ông N không phải là hiếm trong bối cảnh cả nước đang thực hiện nghiêm túc Nghị định 100 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cùng với đó là nhiều văn bản pháp luật khác đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua và ban hành, đưa vào cuộc sống nhằm củng cố ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức xã hội…
Theo đó, rất cần người dân, nhất là người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm luật giao thông, nếu không lại như ông N ảnh hưởng cuộc sống bản thân và gia đình. Vì trên thực tế đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm có liên quan đến vi phạm quy định về nồng độ cồn khi lái xe.
Vi phạm nồng độ cồn 'kịch khung', tài xế nói do mừng đội tuyển Anh vào chung kết Euro
Phòng ngừa tình trạng tài xế vi phạm nồng độ cồn sau trận bán kết Euro 2024, Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã bố trí các tổ công tác kiểm tra xuyên đêm.
3h sáng 11/7, Tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) bắt đầu lập chốt kiểm tra tài xế vi phạm nồng độ cồn trên đường Cầu Giấy (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
CSGT nhận định, sẽ có nhiều người sử dụng rượu, bia rồi điều khiển phương tiện về nhà sau trận bán kết Euro 2024 giữa đội tuyển Anh và Hà Lan nên việc kiểm soát chặt vi phạm sẽ giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn.
Tổ công tác kiểm tra tài xế điều khiển ô tô, xe máy. Ảnh: Đình Hiếu
Tổ đã đặt chóp nón ở một làn đường Cầu Giấy (hướng từ ngã tư đường Trần Đăng Ninh - Cầu Giấy đi Xuân Thủy) để kiểm tra tài xế điều khiển ô tô, xe máy. Việc kiểm tra này, không phân biệt độ tuổi, nam hay nữ.
Tài xế xe khách chấp hành kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: Đình Hiếu
CSGT cũng kiểm tra đối với các tài xế điều khiển ô tô kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa như: taxi, xe khách, xe tải...
Đến 3h26, tổ công tác phát hiện trường hợp tài xế P.H.V. (SN 2002, trú tại tỉnh Điện Biên) điều khiển xe máy mang BKS 27Y1 - 014.XX, vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,111 mg/L khí thở.
Anh V. cho biết đã uống bia rồi đưa một người bạn say xỉn về nhà. Anh cho rằng đã nhận thức được hành vi vi phạm của mình nhưng vì bạn bè lâu ngày mới gặp nên chủ quan.
Tổ CSGT đã lập biên bản xử phạt với tài xế V. lỗi: Điều khiển xe trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 0,25 mg/L khí thở. Với lỗi này, anh V. sẽ bị xử phạt 2,5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 11 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Tổ CSGT lập biên bản với tài xế V. Ảnh: Đình Hiếu
Sau đó, Tổ công tác tiếp tục phát hiện tài xế N.T.L. (SN 1984, trú tại Ninh Bình) điều khiển xe máy mang biển số tỉnh Vĩnh Phúc, vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,443 mg/L khí thở - cao gấp 1,2 lần mức vi phạm kịch khung quy định tại Nghị định 100.
Tài xế L. trình bày với CSGT, do mải nâng chén chúc mừng đội tuyển Anh vào chung kết Euro nên đã uống hơi nhiều rượu.
Tài L. bị tổ công tác lập biên bản xử phạt với các lỗi: Vi phạm nồng độ cồn "kịch khung", không có giấy phép lái xe, không có giấy đăng ký xe. Với lỗi vi phạm trên, anh L. sẽ bị xử phạt gần 10 triệu đồng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Tài xế được CSGT kiểm tra nồng độ cồn vào thời điểm rạng sáng. Ảnh: Đình Hiếu
Kết thúc ca công tác kéo dài 3 tiếng, Tổ CSGT đã lập biên bản 11 trường hợp tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn. Trong đó, nhiều người khi được kiểm tra đã bày tỏ sự ủng hộ lực lượng chức năng siết chặt kiểm tra nồng độ cồn vào thời điểm ban đêm đến rạng sáng.
Trung tá Phạm Văn Chiến - Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, việc thường xuyên kiểm tra nồng độ cồn vào các khung giờ khác nhau trong ngày đã phát huy hiệu quả. Nhiều tài xế chuyển biến nhận thức và chấp hành tốt hơn việc đã uống rượu, bia thì không lái xe.
"Thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục tập trung xử lý ở những địa điểm quán ăn, nhà hàng... và liên tục thay đổi địa điểm, khung giờ kiểm tra nhằm giảm thiểu trường hợp tài xế sử dụng rượu bia vẫn điều khiển phương tiện", Trung tá Phạm Văn Chiến nhấn mạnh.
CSGT cắm chốt xuyên đêm, nhiều "thần cồn" lộ diện Tổ công tác của Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai cắm chốt kiểm tra nồng độ cồn với khung giờ lúc nửa đêm đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm "kịch khung". Đêm 12/6, tổ công tác của Đội CSGT số 3 bắt đầu triển khai lực lượng đến khu vực ngã tư đường Láng - Nguyễn Chí...