Khóc không thành lời vì làm con rể nhà đại gia có tiếng
Sống trong căn nhà của hai vợ chồng nhưng muốn kê lại bàn ghế, muốn mua một con chim về nuôi, vợ tôi cũng bắt tôi phải điện cho bố vợ để hỏi ý kiến …
ảnh minh họa
Khi quen và yêu vợ, tôi không biết gia đình cô ấy giàu có. Vì thế, chúng tôi đã yêu nhau bằng một tình yêu vô cùng trong sáng. Nhưng rồi sau khi cưới, tôi chính thức bước chân vào gia đình của vợ, mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi…
Tôi quen cô ấy khi tình cờ gặp nhau ở một thư viện lớn. Lúc đó, cô ấy đang là sinh viên năm 4 của một trường đại học danh tiếng, còn tôi là giáo viên dạy toán ở một trường chuyên cấp 3. Chúng tôi quý mến nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Sau lần gặp gỡ ấy, chúng tôi thành một cặp. Khi yêu, cô ấy vô cùng giản dị, thật thà. Chúng tôi yêu nhau được gần 1 năm thì bàn đến chuyện làm đám cưới. Khi đó, cô ấy mới đưa tôi về ra mắt gia đình.
Nhà cô ấy ở một tỉnh miền núi phía bắc. Trong tưởng tượng của tôi, gia đình cô ấy cũng khó khăn như bố mẹ tôi ở quê, quanh năm chân lấm tay bùn. Thế nhưng xuất hiện trước cửa nhà bố mẹ vợ tương lai, tôi bất chợt giật mình. Cảm giác thiếu tự tin bắt đầu xâm lấn dần trong tôi.
Trước mặt tôi là một căn biệt thự, không quá to nhưng rất sang trọng. Nội thất của căn nhà thì khỏi bàn. Tôi chưa từng được bước vào một căn nhà khá giả đến thế.
Sau đó, tôi mới biết, bố của cô ấy là một đại gia có tiếng trong giới xây dựng và bất động sản. Ở cái tỉnh cô ấy sinh ra và vài tỉnh lân cận đó, chỉ cần nói tên bố của cô ấy, hầu hết mọi người đều biết.
Video đang HOT
Khi tôi hỏi xin cưới, bố mẹ cô ấy không hề gây khó dễ. Họ đồng ý vì đã nghe con gái nói nhiều về tôi.
Đám cưới của chúng tôi được diễn ra vô cùng long trọng với sự giúp đỡ rất nhiều về kinh tế của bố mẹ vợ. Cưới xong, tôi muốn đi thuê nhà nhưng bố mẹ cô ấy không đồng ý. Họ tặng cho vợ chồng tôi một căn nhà 3 tầng với diện tích hơn 50m2 tại Hà Nội và nói rằng đó là của hồi môn. Sổ đỏ sẽ đứng tên hai vợ chồng để tôi có cảm giác thoải mái.
Ngày sinh nhật đầu tiên của tôi sau khi kết hôn, bố vợ tôi cũng tặng cho tôi chiếc xe ô tô đời mới. Tôi nhất quyết không nhận vì không muốn làm phiền bố mẹ vợ quá nhiều và muốn tự mua mọi thứ bằng nỗ lực của mình. Tuy nhiên ông bà vô cùng khéo léo. Vì thế tôi không thể từ chối sự quan tâm của họ.
Có vợ, rồi lại có nhà, có xe chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều người bảo tôi một bước lên tiên. Tôi không dám phủ nhận. Thế nhưng càng sống lâu trong căn nhà ấy, tôi càng cảm thấy mình mất dần tiếng nói.
Muốn đón bố mẹ lên chơi vài hôm, tôi phải lựa lúc vợ chồng vui vẻ, tôi mới dám nói với vợ. Muốn kê lại bàn ghế, thậm chí muốn mua một con chim về nuôi theo ý thích của mình, vợ tôi cũng bắt tôi phải điện cho bố để hỏi ý kiến. Cô ấy sợ sự thay đổi của tôi sẽ phạm phong thủy khiến gia đình lụi dần.
Ngày Tết, tôi muốn hai vợ chồng về quê ăn Tết với bố mẹ tôi, sau đó mùng 3, mùng 4 mới đến nhà bố mẹ vợ. Tuy nhiên bố mẹ vợ tôi lại can thiệp. Vợ tôi thì nhất nhất nghe lời bố mẹ mình. Bởi thế tôi cảm thấy rất khó chịu.
Đến khi vợ tôi sinh con đầu lòng thì mọi thứ giống như tức nước vỡ bờ. Vợ tôi không cho tôi đón con lúc cháu mới sinh ra, cô ấy cũng không cho mẹ chồng đón cháu mà phải đợi bố đẻ của mình đến bế đầu tiên.
Về nhà, cô ấy không cần đến sự giúp đỡ của mẹ tôi đã đành, nhưng khi bà muốn ôm cháu, hôn cháu, cô ấy tỏ rõ thái độ không hài lòng. Mẹ tôi động vào bất cứ đồ đạc nào trong gia đình, cô ấy cũng sợ mẹ tôi sẽ làm hỏng, làm sứt, làm mẻ. Bởi thế cho nên mẹ tôi rất tự ái.
Tôi thì càng ngày càng thấy chán nản cái cảnh sống với vợ con mà không có tiếng nói. Cái gì cũng phải đứng sau bố mẹ vợ.
Tôi góp ý và trao đổi thẳng thắn với vợ nhiều lần. Tuy nhiên lần nào cũng vậy, cô ấy bảo, tôi không biết điều. Cô ấy hỏi mọi thứ chúng ta có là do ai? Rồi cô ấy nhắc lại cho tôi quy tắc “kẻ mạnh là kẻ có tiền” khiến tôi thấy mình thấp hèn vô cùng.
Có lần giận quá, tôi vung tay định tát cô ấy một cái, thế mà hôm sau đến trường, tôi nhận được lời nhắc nhở của thầy hiệu trưởng. Tối về đến nhà thì bố vợ tôi gọi điện cảnh cáo. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất bức xúc.
Tôi thực sự đã nghĩ đến chuyện ly hôn. Nhưng như vậy, có phải là tôi đang ích kỷ với đứa con mới chào đời của mình hay không?
Theo Vietnamnet
Tuyệt chiêu trị mẹ chồng siêu tiết kiệm và kết quả đáng ngờ...
Nghĩ lại ngày mới về làm dâu, bà nói cất cái gì là tôi nem nép cất theo, rửa bát có tí mắm thừa chấm cá tanh òm tôi cũng chẳng dám đổ.
Sau 2 năm sống chung với "lũ" nay tôi đã dần thoát ra được để sống cuộc sống của mình. Sau một thời gian đấu tranh với thói siêu tiết kiệm của mẹ chồng thì cuộc sống của tôi bớt phần ngột ngạt hơn. Thật ra là ban đầu, tôi cũng đã định ngoan ngoãn mà chiều theo ý của mẹ chồng và sống theo lối sống của bà nhưng vì càng ngày mẹ chồng tôi càng "đặc biệt" quá nên tôi đành liều thử phản ứng và thật may mắn là tôi đang được nhận kết quả ngoài sự mong đợi.
Khi mới về, tôi không ở cùng mẹ chồng mà 2 vợ chồng thuê nhà ở Hà Nội cho tiện công tác. 2 năm sau, tôi sinh con đầu lòng, bà từ quê lên ở cùng vợ chồng tôi. Đây cũng là thời gian tôi bắt đầu phải ở cùng mẹ chồng và dần thấm nhuần tư tưởng, lối sống siêu tiết kiệm của bà. Nhiều khi tôi định góp ý nhưng lại sợ bà tự ái mà bỏ về quê nên đành lựa mà chiều theo ý bà.
Cứ như thế trong 2 năm bà ở cùng giúp vợ chồng tôi chăm cháu, tôi phải sống cảnh thiếu thốn trăm ngả từ những cái nhỏ nhất. Ai đời bà tiết kiệm đến mức cơm gạo nấu chẳng đủ ăn, có chuẩn bị thức ăn ra nhờ bà nấu giúp thì kiểu gì bà cũng bớt lại già nửa... Tôi có nhẹ nhàng góp ý thì bà bảo ăn ít thế thôi không thừa chất và bệnh tật. Nào đã đủ dinh dưỡng tối thiểu mà bà lo thừa chất.
Ảnh minh họa.
Lúc đó, tôi cũng đành cắn răng chịu đựng. Nhưng giờ thì tôi đã có giải pháp riêng cho mình. Nếu mẹ chồng cứ nấu ít cơm, mỗi người chẳng nổi lưng cơm với vài cọng rau luộc và chút xíu thức ăn thì tôi và chồng lập tức đi mua thêm mỗi người suất bún chả hoặc bánh trái về ăn cùng trong bữa cơm ấy. Với cái tính tiếc tiền của bà thì chỉ vài lần như vậy, bà lập tức tính toán thêm chút gạo và không bớt lại đồ ăn nữa, vì như vậy chắc chắn sẽ rẻ hơn mấy suất bún chả kia. Thế là vợ chồng tôi yên tâm có cơm ngon canh ngọt sau một ngày làm việc.
Chưa hết, mỗi bữa cơm, bà chuyên là người dồn đủ loại thức ăn, nước canh thậm chí một tẹo nước mắm ăn thừa. Có bảo bà thì bà cũng chỉ chẹp miệng cho qua chuyện chứ chẳng hề tiếp thu. Bà chẳng nghe theo mình thì mình lại phải có cách của mình thôi. Nghĩ lại ngày mới về làm dâu, bà nói cất cái gì là tôi nem nép cất theo, rửa bát có tí mắm thừa chấm cá tanh òm tôi cũng chẳng dám đổ. Giờ thì tôi không như vậy nữa. Biết tính bà tiết kiệm thế nhưng được cái rất biết bảo vệ sức khỏe, thế nên việc này được tôi giải quyết gọn nhẹ. Tôi lập tức in mấy bài sức khỏe nói về việc để đồ ăn qua đêm gây ảnh hưởng sức khỏe như nào... rồi giả như vô tình quên ở bàn nước cùng mấy tờ tài liệu cơ quan cho bà đọc được. Và thế là, thói tiết kiệm kia của bà cũng dần dần cải thiện hơn.
Ảnh minh họa.
Đúng là đã có tính tiết kiệm thì cái gì cũng tiết kiệm, cái gì cũng bị coi là lãng phí. Tôi đi chợ, mua bất cứ thứ gì về, không cần biết chất lượng và giá cả thị trường ra sao, mẹ chồng tôi đều bĩu môi chê mua đắt. Để bà đi mua thì đúng là giá có rẻ hơn thật nhưng những thứ mua về chỉ là hàng vét chợ. Rồi cả việc sinh hoạt cá nhân của tôi cũng bị mẹ chồng góp ý vì với bà là lãng phí. Tắm bà cũng ý kiến tôi xả nước lâu thế, rồi giặt quần áo bằng máy bà cũng lo tốn nước, tốn điện. Nhưng tất cả được ngụy biện bằng việc: giặt máy không sạch bằng giặt tay. Giải pháp của bà là dậy thật sớm ngồi vò hết chậu quần áo của cả nhà để tôi đỡ phải dùng máy giặt. Xong lại kêu đau tay, kêu ở với vợ chồng nhà tôi việc gì cũng đến lượt. Nào tôi có muốn bà làm như thế.
Thấy vậy tôi lập tức chuyển giặt đồ vào buổi tối và tất nhiên là vẫn dùng máy. Bà có không hài lòng thì cũng phải chịu. "Nếu bà sợ giặt máy không sạch thì bà cứ giặt tay còn quần áo nhà con sẽ giặt máy, bẩn thì mặc bẩn". Tôi đành phải cứng như thế để giải phóng sức lao động của mình. Và giờ thì bà cũng đã chịu giặt máy cùng cả nhà vì hết tháng đó, tiền nước phải đóng nhiều hơn, bà mới tự bảo, sẽ giặt máy cùng mẻ với vợ chồng tôi để tiết kiệm nước. Vậy là mọi việc êm xuôi.
Đó là một vài chiêu tôi đã từng áp dụng với mẹ chồng tôi và thấy cũng hiệu quả. Chị em nào có mẹ chồng như tôi thử vào tham khảo để chữa trị bệnh tiết kiệm cho mẹ chồng. Chữa được bệnh này của bà, cuộc sống làm dâu của tôi thoải mái hơn hẳn đấy!
Theo Emdep
Ê chề thân gái mang tiếng "ăn bám đàn ông" để nuôi con Suốt 5 năm qua, dù thất nghiệp nhưng Hương vẫn có thể nuôi con trai học hành tử tế, cơm ăn áo mặc không thua kém bạn bè. Thế nhưng, những lúc nghe người ta dè bỉu cô là hạng gái ăn bám đàn ông, Hương lại xót xa thương cho phận mình. Hương sinh năm 1983, quê Thanh Hóa, đã có một...