Khóc không ra tiếng với mẹ chồng đồng bóng
Sống với mẹ chồng, chứng kiến bao phen bà “lên cơn” khiến Thu hễ nhớ lại là nổi hết cả da gà da ốc lên.
Hồi mới ra mắt nhà Khải, Thu thấy mẹ anh – cũng chính là mẹ chồng tương lai của mình đon đả, nồng hậu và quý người thì âm thầm sung sướng. Không mừng phát khóc lên sao được khi mà cuộc đời làm dâu của người phụ nữ , nguyên việc có được một người mẹ chồng tốt đã là một phúc phận rất to lớn rồi.
Nhưng đúng là cái chăn nào cũng có rận cả. Mẹ chồng Thu không phải người ghê gớm, xét nét hay khắt khe gì với con dâu. Bà là người thương con thương cháu là đằng khác. Nhưng ở bà lại có một cá tính mà khiến cô mỗi lần nghĩ đến cũng không khỏi phải sởn gai ốc. Quả thật, không thể phủ nhận, mẹ chồng cô rất… đồng bóng. Bình thường thì chẳng sao đâu, bà hiền lành và tốt tính như một mặt ao phẳng lặng, nhưng hễ có chuyện gì khiến bà bốc hỏa là y như rằng cái mặt ao tĩnh lặng đó nổi những cơn… sóng thần, nhấn chìm và càn quét tan tành hết mọi thứ.
Mẹ chồng Thu khá là tiết kiệm. Giặt quần áo bà cũng hạn chế giặt bằng máy, vì sợ tốn điện tốn nước. Nhiều khi mùa đông lạnh te tái và gió hun hút nhưng bà vẫn bê chậu quần áo ra ngoài ban công để giặt tay, vì sợ nước và xà phòng làm bẩn nhà tắm rồi sau đó lại mất nước, mất dầu xả để kì cọ vệ sinh. Đấy, bà tiết kiệm như thế, nhưng nhiều khi lại hoang phí một cách vô lý. Bà đi hội chợ, siêu thị hay bất cứ đâu thấy có hàng giảm giá là bà phải “tha” bằng được về, không ít thì nhiều. Mà đa số những đồ bà mua đó gia đình chẳng dùng đến vì có nhu cầu đâu, để mãi trong nhà một là nó tự hỏng, 2 là có ai đến thì lại mang ra cho.
Mẹ chồng Thu cũng có tính sạch sẽ và rất gọn gàng. Bà thích trong nhà cái gì cũng phải như li như lau, cái này phải để ở đây, cái kia phải để ở kia, chỉ cần xê dịch vị trí vài phân là bà chạy ra xếp lại ngay. Nhưng có lúc lại tự tay bà làm cho cái trật tự đồ đạc mà bà dày công xếp đặt ấy bị đảo lộn tùng phèo lên. Nguyên do thì có gì đâu, có hôm có con mèo nhà hàng xóm vào bếp “xử” mất con cá chưa kịp rán, bà cáu tiết đuổi nó vòng quanh bếp, nó chạy mất hút và thế là bà điên tiết lên khua khoắng, động cẳng chân hạ cẳng tay một trận với cái bếp, kết cục thì chỉ còn là một đống đổ nát.
Thu sinh con, bà quý cháu như cục vàng. Bao nhiêu sữa, bỉm và đủ thứ quần áo toàn một tay bà mua hết mặc dù Thu chưa khi nào chủ động yêu cầu. Bình thường thì “sóng yên biển lặng” thì là thế, nhưng hễ mà bà nổi cơn tam bành lên thì bà đứng giữa nhà kể lể công lao và tình cảm như trời biển của bà dành cho con cháu ra sao nhưng chúng nó không coi trọng. Và giờ, bà đòi hết lại mang cho cháu họ còn hơn. Rồi bà tự biên tự diễn, tự đi thu dọn hết đồ bà mua cho bé nhà cô để xách sang cho cháu họ của bà ở tận đẩu đâu ấy. Phải đến khi chồng Thu xông vào, nói bà gay gắt thì bà mới “tỉnh ngộ”, rồi tới bữa cơm bà lại lân la làm hòa với Thu.
Có hôm, Thu đang cho con uống sữa, mẹ chồng đứng bên cạnh buôn chuyện. Bà đang kể về một bà bạn của bà, kể đến hồi gay cấn, chính là một vụ việc bà ấy nói xấu chơi đểu bà, giọng của bà vút lên cao và chất chứa bực tức. Biết không nên động vào bà lúc này nên cô im lặng, tập trung vào con, nhưng vừa hay lúc đó có sợi tóc của Thu bay ra dính vào miệng cô. Tay thì bế con, tay thì cầm bình sữa, cô mới thổi “phì phì” sợi tóc ra, vừa thổi xong một cái thì giật bắn mình vì mẹ chồng tự dưng quát tướng lên: “A bây giờ giỏi nhờ, mẹ chồng nói con dâu thái độ, nhổ nước bọt xuống đất cơ đấy!”. Lúc đấy vì quá bức xúc do bị bà đặt điều, Thu cũng nói lại: “Mẹ thử nhìn xuống dưới đất xem có bãi nước bọt nào không?”. Sẵn cơn tức trong người, bà làm một trận um xùm, tanh bành nhà cửa luôn. Nhưng đến bữa cơm, bà lại như một quả bóng đã bị xì hết hơi, xẹp lép chạy đến cười đon đả với con dâu.
Có lần vì bà với Thu mâu thuẫn trong vấn đề cho bé con nhà Thu uống thuốc, bà tức lên, nói sang sảng: “Đấy, bảo uống thuốc không nghe, giờ càng họ nặng hơn chưa, không nghe tôi nên là thế ý mà. Thôi kệ xác chúng mày, sống thì nuôi chết thì chôn!”. Thu nghe bà nói mà nghẹn ứ ở cổ họng. Bà đang nói cháu nội bà đấy chứ không phải nói ai khác đâu. Chồng cô và bố chồng nghe được cũng chạy đến cho bà một trận ra trò. Đến bữa cơm, bà lại cười phớ lớ với Thu: “Tính mẹ thế ấy mà! Đừng có chấp mẹ! Cháu mẹ mẹ không thương thì thương ai!”. “Vâng, bọn con có chấp đâu!” – Thu cũng cười lại. “Sư bố chị!” – bà mắng đùa cô một câu rồi cười, kết thúc câu chuyện nhẹ tênh coi như chưa có gì xảy ra.
Video đang HOT
Còn Thu, cô im lặng nhưng thực sự, cái câu nói buột miệng của bà khiến cô giận ghê gớm, đến người ngoài còn không nói với nhau như thế.
Còn cái chuyện bà lên cơn tức mà đuổi vợ chồng cô đi: “Chúng mày cút hết đi cho tao nhờ!” – đó là chuyện như cơm bữa, đến mức giờ Thu thấy quen lắm rồi. Cô chỉ cần im lặng kệ bà là đến bữa cơm bà lại loanh quanh ngọt nhạt với cô ngay ý mà.
Thu biết có nhiều người gặp phải mẹ chồng quái tính, nên cô cũng chẳng dám đòi hỏi gì nhiều ở mẹ chồng mình. Nghĩ lại vẫn thấy bà có nhiều điểm tốt, quan trọng nhất là bà rất yêu cháu thương con. Nhưng sống với bà, chứng kiến bao phen bà “lên cơn” khiến Thu hễ nhớ lại là nổi hết cả da gà da ốc lên. Lại còn không biết lúc nào bà nổi cơn “đồng bóng” nữa chứ! Chính vì thế Thu luôn phải nơm nớp lo sợ không yên và chuẩn bị sẵn sàng tư thế gồng mình lên để đối mặt với những cơn đồng bóng của mẹ chồng!
Theo MASK
"Dâng" chồng cho người khác một cách dễ dàng và ngu xuẩn
Họ xem tôi như một con ngốc, dùng lý lẽ, ngọt nhạt để thuyết phục nhưng lòng tôi đã hiểu tình huống của mình là "phim giả tình thật".
Chị là hàng xóm của tôi, hơn tôi một tuổi, từ nhỏ đã thân thiết như chị em ruột. Bố mẹ chị đi xuất khẩu lao động ở Nga, họ hàng người quen thì chẳng nhờ được ai, nên gửi chị sang nhà tôi, nhờ bố mẹ tôi chăm sóc hộ.
Chị em tôi lớn lên, đi đâu cũng có nhau. Bố mẹ tôi cũng chẳng phân biệt gì con hay cháu hàng xóm, chăm sóc chị như tôi vậy. Nhưng khi học xong cấp 3, chị không thi đại học mà chọn sang bên Nga định cư cùng bố mẹ.
Chị đã ra nước ngoài, còn tôi học đại học trong nước, chị em tôi vẫn thân thiết, gần như ngày nào cũng lên mạng nói chuyện cùng nhau. Chúng tôi vẫn như thuở bé, chia sẻ cùng nhau mọi chuyện từ học hành, bạn bè rồi cả chuyện tình yêu.
Sau khi chị sang nước ngoài, vì muốn có khẩu để ổn định làm ăn (hai bác vẫn là nhập cư trái phép) nên đã kết hôn cùng một người bản xứ, là bạn làm ăn của bố mẹ. Đó là một người hơn chị rất nhiều tuổi, từng có một đời vợ. Tôi nghe vậy thì phản đối và khuyên rất nhiều, nhưng chị vẫn làm theo ý mình.
Còn tôi, đến năm 4 đại học, thì yêu một người bạn học cùng cấp 3 của tôi và chị cũng biết. Chị rất ủng hộ mối quan hệ của tôi còn hết lời khen ngợi người yêu tôi nữa, nào là học giỏi, nào là hiền lành tử tế. Tôi thấy vậy cũng yên lòng.
Trong suốt thời gian yêu nhau, chị luôn là "thuyết khách" gọi điện hòa giải mỗi khi chúng tôi hiểu nhầm hay giận dữ nhau. Tốt nghiệp đại học, chúng tôi quay về quê làm việc, được một thời gian thì tổ chức lễ cưới. Còn chị, kết hôn được 5 năm thì người đàn ông đó mất vì tai nạn, chị trở thành góa phụ khi mới 24 tuổi, nhưng lại được hưởng một gia tài rất lớn.
Về phần vợ chồng tôi, công việc không ổn định, lại chẳng xin được vào nhà nước nên thu nhập bấp bênh. Chồng tôi làm kế toán ở công ty tư nhân, còn tôi làm kế toán cho một trường tư thục lương ba cọc ba đồng, chỉ gọi là đủ sống chứ chẳng mơ đến việc dư giả, giàu có gì. 2 năm sau cưới, chúng tôi có con trai đầu lòng.
Rồi chồng tôi cũng thất nghiệp do công ty phá sản, khi chúng tôi loay hoay tìm cách sống thì chị nói đưa anh sang bên ấy làm. Lúc đầu vợ chồng tôi không đồng ý, nhưng sau nghe chị và mọi người phân tích thì cũng gật đầu.
Chồng tôi sang đó làm công nhân ở xưởng do chị làm chủ, tiền lương gửi về đều đặn. Chỉ 1 năm anh đi, cuộc sống gia đình tôi khác hẳn, mẹ con tôi sinh hoạt tốt hơn, còn có tiền xây nhà, gửi tiết kiệm.
Hết 1 năm, chồng tôi và chị trở về thăm gia đình. Tôi vui mừng khi được đón cả hai người yêu thương sau bao ngày mong nhớ. Anh kể về những khó khăn khi sống ở nước ngoài khiến tôi rớt nước mắt thương chồng, và khuyên anh thôi không đi nữa. Nhưng anh an ủi rằng, còn trẻ vất vả một chút nhưng có tương lai cho gia đình. Thêm vào đó là lời động viên của chị.
Xa chồng lâu tôi cũng nhớ anh. Tôi không muốn anh đi nữa. Sau rồi chị bày cho vợ chồng tôi cách để anh nhập tịch hợp pháp và đưa được tôi sang bên đó làm ăn. Cách ấy hơi lạ nhưng là một phương pháp hoàn hảo.
Chị bảo vợ chồng tôi ly hôn trên giấy tờ, rồi anh sang bên kia, giả kết hôn với chị để nhập tịch. Nhập tịch thành công thì đón tôi sang, một thời gian sau anh và chị sẽ ly hôn để tái hôn với tôi.
Nghe rất lòng vòng nhưng tất cả chỉ giải quyết bằng một tờ giấy là xong. Ban đầu tôi kiên quyết phản đối, nhưng sau nghe chồng phân tích, hứa hẹn tôi lại mủi lòng. Hơn nữa, tôi yêu và tin chồng, lại thân với chị nên đã làm theo kế hoạch. Anh nhập cư trôi chảy, nói tôi đợi ngày anh đón sang để "tái hôn".
Tôi vẫn tin tưởng hai người ấy, anh nói giờ làm thủ kho, kế toán cho chị. Ban đầu nói, sau 3 tháng kết hôn họ sẽ ly hôn ngay và đón tôi sang, nhưng đã quá thời gian ấy, tôi giục hỏi thì anh và chị đều nói thủ tục rắc rối, vẫn nói tôi đợi một thời gian.
Nhưng dần rà, những cuộc điện thoại của tôi luôn bị chị từ chối bằng lý do bận công việc hoặc không nghe máy. Lòng tôi bắt đầu thấy nghi ngờ, lo lắng. Hai người họ cứ lảng tránh tôi, đưa ra trăm nghìn lý do để tôi tin thủ tục chưa làm được. Họ xem tôi như một con ngốc, dùng lý lẽ, ngọt nhạt để thuyết phục nhưng lòng tôi đã hiểu tình huống của mình là "phim giả tình thật".
Tôi ê chề, thất vọng khi ngày ngày bị họ từ chối nói chuyện, bị viện lý do này khác và bị họ qua mặt dễ dàng.
Đã gần 1 năm, chồng tôi và chị chẳng về Việt Nam, hàng tháng vẫn gửi tiền cho mẹ con tôi nhưng không còn nhiều như trước và hơn hết, chẳng có việc ly hôn tái hôn nào diễn ra như dự định. Tôi còn nghe nói, họ đã sống cùng nhau và chị đang mang thai.
Tôi thấy mệt mỏi, tuyệt vọng vô cùng. Tôi bỗng dưng trở thành một đời chồng và mất chồng bởi người chị mà tôi coi như chị ruột. Không lời nào có thể nói hết những chua xót, cay đắng mà tôi đã nếm trải. Có trong mơ tôi cũng không nghĩ chồng và chị lại lừa tôi một cách ngoạn mục như vậy.
Tôi từng có ý định mua vé máy bay sang bên đó tìm họ. Nhưng tìm được rồi thì nói gì? Chẳng lẽ lại hỏi sao hai người lừa dối tôi? Mà lạ đường lạ cái, chắc gì tôi đã tìm được họ. Xin mọi người hãy chia sẻ và cho tôi lời khuyên để vượt qua khủng hoảng này.
Theo Afamily
Mẹ ơi... bố và chị ô sin đang chơi trò "đấu vật" trong phòng kìa "Bố ngủ cùng con nhưng lúc con tỉnh thì đã chẳng thấy bố đâu. Con chạy xuống dưới này tìm thì thấy bố đang chơi "đấu vật" với chị Mai trong phòng chị ấy. Bố thắng chị ấy nên chị ấy cứ kêu khóc. Con sợ quá chạy ra ngoài này chơi." Sáng đi làm chị quên tập tài liệu cho buổi họp...