Khóc dở mếu dở khi thấy mẹ chồng ngồi đếm từng miếng thịt trên bàn ăn
Chị đã chết sững khi thấy mẹ chồng đang đứng đếm từng miếng thịt kho trong đĩa. Và hình như hơi nhiều nên chị thấy bà lấy hộp trút bớt vào. Lúc chị xuống tới bàn, nhìn đĩa thịt, chị đã biết mỗi người sẽ có hai miếng thịt kho trong bữa tối.
Trước khi quyết định lấy anh, chị đã có sự tìm hiểu rất kĩ về bố mẹ chồng. Khi biết được mẹ chồng chị là người thoáng tính, thoải mái, không xét nét, bắt nạt con dâu thì lúc bấy giờ anh mới nhận được cái gật đầu đồng ý làm vợ của chị. Ngày chị về làm dâu nhà anh , ai cũng phải thốt lên ghen tỵ vì chị có được nhà chồng tử tế, có điều kiện và bà mẹ chồng khá yêu thương con dâu. Chị cũng lấy đó làm may mắn cho mình. Nhưng khi chính thức về sống chung với mẹ chồng, chị mới thấu hiểu nỗi khổ mà bao nhiêu năm qua chồng chị và bố chồng chị phải chịu đựng.
Mẹ chồng chị tuy không thuộc hàng xét nét nhưng lại có tính tiết kiệm quá mức, vì vậy, mọi việc trong nhà bà không cho phép ai đụng vào, kể cả là chị. Ngay cả công việc đi chợ đơn thuần hàng ngày, mẹ chồng cũng giành làm với chị vì bà sợ con dâu mới có tính tiêu hoang, lại chưa biết chỗ nào bán đồ ăn ngon, sạch, rẻ nên để bà đi vừa tiết kiệm, lại vừa an toàn. Thấy ngày nào mẹ chồng cũng phải đi chợ cho con dâu nên hàng xóm bắt đầu có cái nhìn khác về chị. Người ta nói chị lười biếng, mới về mà để mẹ chồng phải đi chợ, cơm nước thì còn ra thể thống gì. Nhưng khổ nỗi chị nói mà mẹ chồng không nghe, chị giải thích cũng chẳng ai tin nên đành ngậm miệng mang tiếng xấu.
Đó chứ phải là những gì khiến chị ngạc nhiên tột độ về cách sống của mẹ chồng. Ngày đầu tiên về làm dâu, mẹ chồng đã có một buổi thuyết giảng chủ trương “tiết kiệm” của gia đình do chính bà soạn thảo cho chị. Lúc đầu chị cũng chỉ nghĩ đơn giản việc tiết kiệm là tốt nhưng tiết kiệm vượt quá giới hạn như mẹ chồng đề ra thì phải gọi là ki bo và hà tiện.
Tiết kiệm vượt quá giới hạn như mẹ chồng đề ra thì phải gọi là ki bo và hà tiện. (Ảnh minh họa)
Mẹ chồng chị ra lệnh những hôm nào về muộn mới bật bình nóng lạnh, còn nếu cả nhà về sớm, bà sẽ lấy ngay một viên than tổ ong để đun nước tắm cho cả nhà. Sáng thức dậy, chị phát hoảng khi thấy mẹ chồng ghi chú ở hộp kem đánh răng rằng chỉ được lấy 1 cm kem mà thôi, lãng phí quá cũng bỏ đi. Ti vi trong nhà cũng chỉ bật vào lúc có tin thời sự, còn khoảng thời gian khác trong nhà, nó hoàn hoàn được nghỉ ngơi. Chị bắt đầu cảm thấy ngột ngạt với cuộc sống con dâu mới này vì không nghĩ mẹ chồng chị lại chi ly như vậy.
Vì chủ trương tiết kiệm nên mỗi sáng, mẹ chồng chị thường dạy rất sớm để nấu đồ ăn sáng cho cả nhà. Bữa sáng quen thuộc mà chị thường thấy từ khi về làm dâu là mì tôm không người lái và xôi đỗ xanh đi kèm trà đá. Nếu có thắc mắc thì mẹ chồng chị bảo ăn ngoài tốn kém mà không sạch sẽ, hơn nữa dinh dưỡng cho buổi sáng thế này là đủ, nếu ăn quá nhiều chất sẽ rất khó làm việc. Nhưng thật lòng mỗi sáng thức dậy, nhìn trên bàn ăn chỉ có độc 4 bát mì tôm loại mì tôm giấy và một đĩa chanh ớt, chị đã thấy chán ngán để tận cổ, chẳng còn tâm chí đâu mà bắt đầu ngày mới. Chồng chị và bố chồng chị đều là người hiền lành, lại rất yêu thương mẹ và vợ nên cố gắng chiều theo mọi sở thích của mẹ chồng chị. Có lần, bố chồng chị còn suýt làm chị đứng tim khi chính ông đứng ra an ủi chị cố gắng nghe theo mọi sự sắp xếp của mẹ chồng, dù cho nó có khiến chị khó chịu. Lúc này chị nghĩ, chắc bố chồng chị và chồng chị đã phải chịu đựng vất vả như thế nào.
Bữa nọ thấy cả nhà không hài lòng nên mẹ chồng chị nhắc tối sẽ đổi món, bù cho cả nhà, Đúng như lời bà nói, tối đó chị thấy trên bàn có thịt kho, cá nấu sang trọng hơn hẳn mọi ngày chỉ có 1 rau, 1 thịt hoặc cá. Nhưng khi từ trên phòng cất đồ xuống phụ mẹ chồng, chị đã chết sững khi thấy mẹ chồng đang đứng đếm từng miếng thịt kho trong đĩa. Và hình như hơi nhiều nên chị thấy bà lấy hộp trút bớt vào. Lúc chị xuống tới bàn, nhìn đĩa thịt, chị đã biết mỗi người sẽ có hai miếng thịt kho trong bữa tối.
Mới làm dâu được một thời gian mà chị đã phải chứng kiến không ít chuyện về độ siêu tiết kiệm của mẹ chồng. Chị băn khoăn không biết sau này chị còn phải chứng bệnh siêu tiết kiệm vô lý của mẹ chồng đến bao giờ nữa, nghĩ càng thêm mệt mỏi! Nhưng cô là phận dâu con không dám lớn tiếng. Còn chồng và bố chồng cô cũng đấu tranh kiểu “dĩ hòa vi quý” như thế thì không biết bao giờ kiếp nạn đói ăn, dùng khổ ngay trong chính nhà mình mới chấm dứt.
Theo Blogtamsu