Khóc cười chuyện ‘moi’ tiền chồng
Do chồng không chịu “nộp” tiền hằng tháng để chi tiêu trong gia đình, có những bà vợ tìm đủ mọi cách để “moi”, nhưng không phải lúc nào cũng thành công.
Có người móc ví, có người giao cho chồng phải trực tiếp đóng một số khoản cụ thể nào đó trong tháng như tiền điện, tiền học của con… Nhưng không ít bà vợ đành phải bất lực kêu trời và gọi điện đến các trung tâm tư vấn.
Khi chống không chịu đưa tiền
Suốt hai tháng nay, gia đình chị Thuận, Đống Đa, Hà Nội, liên tục bị cắt điện do chậm đóng tiền. Con gái chị đang học lớp hai cũng bị cô giáo nhắc nhở vì chưa đóng học phí. Nguy cơ con gái bị đuổi học khiến lòng chị rối bời, không biết nên bỏ tiền túi ra đóng hay tiếp tục chờ chồng mang tiền về.
Chị Thuận lấy chồng đã gần chục năm nay, có hai đứa con gái. Anh Cường chồng chị kinh doanh khung nhôm kính. Cả hai đều là dân tỉnh lẻ đến Hà Nội lập nghiệp, nhà vẫn phải đi thuê. Mặc dù thu nhập của chị Thuận khoảng 6 triệu đồng một tháng, do phải đảm trách chi tiêu trong gia đình từ A đến Z nên chẳng để ra được đồng nào.
Thuận bảo chồng đóng tiền hằng tháng, anh Cường ậm ờ lúc có lúc không. Nếu có thì số tiền anh đóng cũng chẳng đáng bao nhiêu, chị lại phải mất thời gian suy nghĩ, nhiều khi còn trở nên chán nản vì thái độ vô trách nhiệm của chồng. Do đó, chị Thuận đành tặc lưỡi, coi như “có mà như không”. Vì vậy suốt gần chục năm nay, chị một mình “kéo cày” nuôi con và chi trả mọi khoản chi tiêu trong gia đình.
Video đang HOT
Thuận bảo chồng đóng tiền hằng tháng, anh Cường ậm ờ lúc có lúc không. (ảnh minh họa)
Mọi sự sẽ cứ trôi đi êm ả trong sự “chấp nhận” nếu như chị Thuận không gặp lại những người bạn học cũ thời cấp ba. Chị vốn là lớp trưởng, bí thư chi đoàn, lại là người duy nhất thi đỗ đại học nên khi gặp lại, họ trách chị nhiều lắm, rằng chị thành đạt rồi quên hết bạn bè. Họ không hề biết rằng trong số bạn bè, chị nghèo nhất vì cho đến giờ vẫn chưa mua được nhà.
Sau khi đến thăm nhà mấy người bạn cũ, chị Thuận thấy mình không thể thả trôi vấn đề tài chính của gia đình được nữa. Chị lấy lý do cơ quan giảm thu nhập, không đủ tiền chi trả các khoản như trước nên anh phải đóng thêm khoản tiền điện, học phí cho con, ngoài khoản tiền thuê nhà anh vẫn đóng từ trước đến nay.
Con gánh hậu quả
Tháng đầu tiên thực hiện chiêu “moi” tiền kể trên, được chồng đỡ cho khoản học phí của con, chị Thuận mừng lắm. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, sau ba lần nhận thông báo đóng tiền điện, gia đình chị bị cắt điện. Do được “thả rông” trong suốt nhiều năm qua nên anh Cường chưa quen với bổn phận mới. Lúc thì anh quên, lúc lấy lý do chưa có tiền, lúc lấy lý do bận… nên tờ thông báo đóng tiền điện cứ bị đá qua đá lại từ vợ sang chồng. Hậu quả là ba mẹ con chị Thuận phải sống trong tăm tối suốt ba ngày liền, còn anh Cường thì đang đi công tác tại Quảng Ninh.
Nỗi kinh hoàng vì bị mất điện chưa kịp nguôi ngoai thì đã bước sang tháng mới. Tiền học phí của con thường đóng vào ngày mùng một nhưng lần này chồng chị đóng chậm mất 10 ngày. Mỗi lần đi đón con, cô giáo nhắc khiến chị vô cùng xấu hổ. Vậy nhưng nghĩ đến “tương lai”, chị đành lấy lý do này nọ để hoãn, chờ chồng. Chị quyết tâm thực hiện chiến lược buộc trách nhiệm tài chính của gia đình với chồng.
Nỗi kinh hoàng vì bị mất điện chưa kịp nguôi ngoai thì đã bước sang tháng mới.(ảnh minh họa)
Sự ràng buộc chính đáng này không thành công. Gia đình chị Thuận vẫn bị cắt điện và con gái chị lại tiếp tục bị nhắc nhở vì đóng học phí muộn. Đến tháng ba này, chị Thuận đã réo rắt giục chồng ngay từ đầu tháng: “Nếu anh không đóng tiền, cô giáo ghét con là coi như con thất học luôn đấy!”. Nhưng đến nay, học phí của con chị vẫn chưa được đóng. Dịp 8/3, trong khi các phụ huynh khác đã có quà cho cô giáo từ mùng 6 nhưng anh chị thì đến tận trưa mùng 8 vẫn im hơi lặng tiếng. Chị Thuận ngồi chờ chồng, còn anh Cường vẫn mải miết đi… công tác xa.
Không thể chịu đựng thêm, chị Thuận gọi điện đến Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc và kỹ năng cuộc sống để tìm hướng giải quyết. Rốt cuộc, chị đành phải trở về “cái máng lợn” của mình, bỏ hết mọi ưu tư về tiền bạc, nhà cửa, lại một mình chèo chống lo nuôi dạy con đến nơi đến chốn.
Chiêu “moi” tiền chồng của chị Thuận coi như thất bại, nhưng theo chị, đó chỉ là tạm thời. Hiện chị vẫn tiếp tục nhờ chuyên gia tư vấn tìm cách buộc trách nhiệm tài chính của chồng với gia đình.
Theo Eva
Mẹ chồng đoảng, con dâu mất nhờ
Hôm nào mẹ chồng vào bếp, cả nhà sẽ phát hiện ra ngay, bởi cơm canh kiểu gì cũng có món mặn, món nhạt. Ngày về ra mắt nhà chồng tương lai, Huyền (Gia Lâm, Hà Nội) chẳng hề căng thẳng hay hồi hộp chút nào bởi mẹ Phong - chồng Huyền bây giờ, là người khá xởi lởi lại xuề xòa, thoải mái. Huyền hí hửng giữ nguyên tâm trạng đó khi về làm dâu. Nhưng từ ngày bước chân về nhà chồng, Huyền mới thấy sự xuề xòa của mẹ chồng thực chất là do bà quá "đoảng".
Nhà chồng có mở một cửa hàng tạp hóa khá to, bố mẹ tối ngày thay nhau trông coi và bán hàng. Những lúc đi làm về, vợ chồng Phong cũng tranh thủ bán giúp để bố mẹ có thời gian cơm nước, giặt giũ và nghỉ ngơi. Việc nhà bận là thế nhưng cứ vắng khách, mẹ chồng lại "tót" sang nhà hàng xóm buôn dưa lê. Tính bà xởi lởi, gặp ai cũng hỏi, gặp ai cũng chào, thành ra nhiều người đến mua hàng mà bà đứng nói chuyện mãi không dứt ra được.
Có hôm đi chợ mua rau, cả nhà đợi mãi không thấy mẹ mang thức ăn về để sắp bữa trưa. Sốt ruột, Huyền chạy ra chợ tìm thì thấy bà đang đứng thao thao bất tuyệt ở hàng thịt, tay lủng lẳng túi rau, túi cá. Hiếm ngày nào bà đi chợ 1 lần mà không phải quay lại lần thứ hai, nhưng vẫn may nhà chỉ cách chợ có vài bước chân. Khi thì bà quên thịt ở hàng rau, khi thì về đến nhà bà mới nhớ ra không mua vài quả cà chua hay củ hành... Bà lại làm một vòng chợ nữa, mà mỗi lần như thế ít nhiều bà cũng phải dừng lại ở vài hàng tiếp chuyện, đó là chưa kể gặp người quen giữa đường.
Mẹ chồng vụng về nhưng tốt bụng nên không khí gia đình lúc nào cũng vui vẻ (ảnh minh họa).
Điều Huyền choáng nhất khi về nhà chồng đó là đầu bếp chính của gia đình là bố chồng chứ không phải mẹ chồng. Mẹ Huyền thường nhận chân đi chợ mua thức ăn rồi đứng bán quán. Cứ đến bữa, bố chồng lại hì hục nấu ăn. Hôm nào mẹ chồng vào bếp, cả nhà sẽ phát hiện ra ngay, bởi cơm canh kiểu gì cũng có món mặn, món nhạt. Thêm nữa là cứ mẹ nấu ăn thì kiểu gì nhà cũng ăn rất muộn bởi bà làm gì cũng chậm, lại chẳng đâu vào đâu. Những hôm ấy, sau khi ăn cơm Huyền lại ngao ngán nhìn "bãi chiến trường" mẹ chồng để lại trong bếp sau khi nấu ăn. Từ rác đến nồi niêu xoong chảo, bà giăng khắp bếp.
Huyền sinh em bé, mẹ chồng bảo Phong sang phòng bên để bà ngủ cùng hai mẹ con vì lo đêm hôm mình Huyền xoay sở không kịp. Ngay đêm đầu tiên, con khóc đêm đến mấy lần mà bà ngủ không hề biết. Ngại đánh thức mẹ chồng, Huyền lại chạy sang gọi Phong dậy pha sữa cho con để cô thay tã lót. Đi đâu, gặp ai bà cũng khoe: "Trộm vía, cháu nó ngoan lắm, cả đêm chẳng quấy khóc gì". Được hai hôm, Huyền phải nhấm nháy với Phong để bà về phòng ngủ, hai vợ chồng thay nhau trông con.
Cùng chung cảnh ngộ của Huyền, mẹ chồng Mai (Hà Đông, Hà Nội) cũng thuộc dạng dễ tính và quý con dâu. Gia đình chồng có điều kiện nên vừa cưới xong, nhà chồng đã thu xếp mua cho vợ chồng Mai một căn hộ tập thể ngay gần cơ quan cô làm. Bố mẹ chồng đều đã về hưu nên thích sống ở quê cho thoáng đãng. Từ ngày Mai có con, chưa cần cất lời nhờ, mẹ chồng đã xăm xắn lên chăm cháu.
Tưởng mẹ có kinh nghiệm nuôi con từ xưa, Mai không thuê y tá đến tắm cho con nữa, nhưng khi hỏi mẹ, bà cũng lắc đầu luôn. Tính là lên với cháu nhưng chẳng bao giờ bà bế cháu bởi: "Nó còn bé tí thế, bế lọt tay".
Con còn nhỏ, một mình Mai xoay sở với con đã đủ bận rộn nên chẳng còn thời gian để mắt đến nhà cửa, cơm nước. Bà cũng chẳng quét dọn hộ bao giờ, mà nhờ thì cô không dám. Tã lót con thay ra chậu lớn, chậu bé, cứ tối về chồng Mai lại đi giặt. Có hôm con tè dầm nhiều hết cả quần, Mai mới dám nhờ mẹ đi giặt cho cháu thì bà bê hết cả đống đồ trẻ con tống vào máy giặt, kể cả những cái dính phân và nước tiểu của bé.
Chuyện cơm nước cũng vậy, chồng Mai tranh thủ mua được gì trữ trong tủ lạnh thì bà nấu, còn không bà cũng chẳng đi chợ. Nhiều hôm nhà không có gì ăn, bà cho Mai ăn cả ngày trứng luộc. Hiếm hoi những lần mẹ chồng đi chợ thì kiểu gì cũng toàn đồ ăn sẵn: "Chợ này món gì cũng có. Hai đứa lại bận rộn, mua sẵn về mà ăn, đỡ phải mất thời gian nấu nướng".
Từ chuyện chăm con đến việc nhà, cả Mai và Huyền đều không nhờ vả được gì ở mẹ chồng nên họ luôn chuẩn bị sẵn sàng tâm lý tự lo liệu mọi việc. Đổi lại, không khí gia đình lúc nào cũng vui vẻ. Mẹ chồng thì thoải mái với con dâu, con dâu hiểu tính mẹ vụng về vậy nhưng tốt bụng nên mẹ con chẳng xích mích bao giờ.
Theo afamily
Nghèo thì phải quyết lấy vợ "đại gia" Anh sẽ được công danh, tiền bạc, của cải nếu lấy cô gái con nhà giàu kia. Em đâu ngờ rằng, số tiền ấy lại để cho anh dùng làm "tình phí" để đi "chăm sóc" một cô gái con quan chức nổi tiếng ở chốn đô thị. Anh sẽ được công danh, tiền bạc, của cải nếu lấy cô gái con nhà...