Khóc cười chuyện chị em đi… nhậu!
Vui thì ai chẳng ham. Nhậu cũng là một trong những cuộc vui thú vị. Nhưng phụ nữ nhậu thế nào để vẫn giữ được sự bình tĩnh, đừng để trở thành đề tài đàm tiếu cho thiên hạ.
Ở các quán nhậu, có những hôm phụ nữ chiếm ngang ngửa nam giới. Chị em rôm rả cụng ly, cũng “dô, dô”, 100% với các… chiến hữu, trông thật… bình đẳng. Nhậu trở thành xu hướng ưa chuộng của không ít phụ nữ, làm như nhậu vào, phụ nữ dễ mở lời hơn, hưng phấn, vui vẻ hơn.
Như ở cơ quan tôi, mỗi khi sinh nhật đồng nghiệp, hay có tiệc ăn mừng nào, cả hội dắt nhau vào quán nhậu. Phụ nữ cơ quan hưởng ứng nhiệt tình, chịu nhậu hơn đi cà phê, thậm chí đưa ra khẩu hiệu “không say không về”.
Rượu vào, lời ra. Chỉ cần vài lon bia, hay vài ly , phụ nữ bắt đầu mất kiểm soát. Như cô em trẻ tuổi, xinh xắn ở cơ quan tôi vốn rất kiệm lời, nhưng khi bia vào, thì… cướp diễn đàn, nói thôi rồi, vừa nói vừa ra điệu bộ rất kỳ quặc, trông thật đáng thương.
Nhậu trở thành nhu cầu của không ít phụ nữ. (Ảnh minh họa)
Tôi từng chứng kiến có cô nhậu vào, thì khóc như mưa; hoặc cười ngặt nghẽo ngay tại bàn nhậu, trước ánh mắt bao người, trông thật đáng trách. Có cô uống đến nỗi, đứng dậy là lảo đảo, phải nhờ người khác dìu đi. Hay có cô ói ngay tại chỗ. Có câu nói vui “yếu mà ra gió”, thật đúng với những trường hợp này.
Video đang HOT
Chẳng ai cấm phụ nữ nhậu. Nhưng nếu đi nhậu, nên xác định đi cho vui, phụ nữ đi nhậu nên “ phá mồi” là chính. Chẳng ai trách phụ nữ tại sao uống ít, cũng không ai có quyền ép buộc người uống , nhất lại là ép buộc phụ nữ.
Hình ảnh một phụ nữ “quậy” vì nhậu , thật khó được thông cảm. Có một câu nói đầy vẻ “bao che” cho dân nhậu: vui nhậu, buồn nhậu – một sự ngụy biện mà một số chị em không ngần ngại áp dụng. Cứ được mời, là bằng mọi giá phải nhậu, dù chồng con không thích, thậm chí còn chấp nhận nhậu về vợ chồng lục đục.
Tôi có cô bạn rất “biết” nhậu. Là biết giữ không để mình say. Xác định nhậu là đi cho có tụ, là thư giãn với đồng nghiệp. Cô chỉ đi nhậu khi có lịch báo trước ít nhất một ngày, để sắp xếp chuyện con cái, cơm nước. Đi nhậu về, trước khi vào phòng ngủ, là phải tẩy sạch mùi bia rượu. Cô ấy bảo “có vậy, đi nhậu không ngại chồng gây khó khăn”.
Vui thì ai chẳng ham. Nhậu cũng là một trong những cuộc vui thú vị. Nhưng phụ nữ nhậu thế nào để vẫn giữ được sự bình tĩnh, đừng để trở thành đề tài đàm tiếu cho thiên hạ.
Tôi biết một cô bạn ham vui, thích nhậu. Tan giờ làm, nếu được mời nhậu, cô không ngần ngại nhấc điện thoại bảo chồng rước con, rồi theo bạn bè vào quán nhậu để tìm… bình đẳng. Với cô thì, đàn ông nhậu được, đàn bà cũng có quyền. Tôi nghĩ, bình đẳng không bao giờ được tìm thấy ở quán nhậu, ở đó chị em “lộn xộn” là mất phẩm giá như chơi. Quán nhậu là nơi xô bồ, người nhậu vào khó kiểm soát hành vi, nếu đến quán nhậu, phụ nữ đừng cho rằng vào đây rồi là nhậu tới bến, nghĩ thế… lỗ ráng chịu.
Có ông chồng nào thích vợ nhậu đâu? (Ảnh minh hoạ)
Và tôi cũng chắc chắn một điều là, không một ông chồng nào thích vợ đi nhậu, bởi ngay cả đàn ông, nhậu vào đã khó kiểm soát bản thân, huống gì phụ nữ. Đàn ông sợ vợ mình khi nhậu vào bị lợi dụng, sàm sỡ, sa ngã.
Nhậu không phải là cách thư giãn tối ưu của phụ nữ. Có cần thiết tới quán nhậu, là phải dùng bia ? Một cô đồng nghiệp khác của tôi, cũng vì sợ… bụng phệ mà từ chối nhậu. Một cách từ chối khá dễ thương, để rồi ai cũng tôn trọng ý kiến cô ấy.
Phụ nữ cũng có thể đi nhậu nhưng điều quan trọng hơn cả là người phụ nữ hiểu rõ bản thân, ý thức sâu sắc chuyện nhậu làm sao để vợ chồng không xáo xào, không để cuộc nhậu ảnh hưởng đến uy tín, công việc.
Theo phunutoday.vn
Đàn ông và chuyện nhậu
Đàn ông có muôn vàn lý do để mọi người rủ nhau đi nhậu.
Nào là tiếp đối tác, sinh nhật, khao tăng lương, mừng thăng chức, tiễn sếp đi công tác, đón người mới, chia tay người cũ, đơn vị cơ sở mời, mừng con sếp đậu đại học, mừng sếp có cháu ngoại, mừng sếp có thư ký mới .... hay đơn giản chỉ hứng lên thì đi nhậu.
Thực tế, chúng ta thấy công việc nó thường liên quan đến ăn nhậu, năng lực không chỉ thể hiện trên bàn làm việc mà phải thể hiện cả trên bàn nhậu cũng như các khoản khó nói khác ở ngoài. Một nhân viên có tửu lượng tốt dễ được lòng sếp và hay được tháp tùng ngài đi quan hệ. Mối quan hệ cũng được mở rộng hơn. Ký hợp đồng đôi khi không chỉ diễn ra trong phòng làm việc mà có khi lại thích móc ngoéo nhau ngoài bàn nhậu. Sếp tửu lượng không tốt sẽ đùn cho nhân viên uống tiếp khách. Chính vì thế những người đàn ông làm các công việc liên quan đến kinh doanh, đến ngoại giao, giao tiếp...đều phải sành nhậu và phải mê nhậu.
Và đàn ông không phải không biết nghĩ tới vợ con, gia đình trước mỗi cuộc nhậu nhưng áp lực từ chính cấp trên, những người bạn, đồng nghiệp, đối tác trên bàn nhậu khiến người ta phải giả vờ quên hoặc không còn là chính mình khi bắt buộc phải thể hiện vì lòng sỹ diện.
Tôi còn nhớ ngày trước, khi mới ra trường và ngày đầu tiên chân ướt chân ráo đi làm, ngay lần đầu tiên gặp mặt Ông giám đốc thì Ông hỏi: Chú mi có biết uống không?. Tôi trả lời: Dạ cũng được vài ba ly ạ. Rồi ông nói: như rứa thì được.
Thế là từ đó về sau tôi cũng xoáy vào guồng quay của công việc, họp hành và nhậu nhẹt. Và trong một "bộ máy" ăn nhậu đó vì ai cũng ngồi nhiều, ít vận động, sáng say chiều xỉn nên sớm được đeo "ba lô" ngược - cái bụng ngày càng phình ra.
Nói đến chuyện bụng phệ thì tôi nghĩ nó cũng thay đổi quan điểm theo năm tháng, ngày trước những ai bụng phệ là người có cái dáng làm quan, bởi vậy mà ngày xưa mẹ tôi hay phàn nàn rằng: "Mẹ thấy thằng T con ông N nó học nông lâm ra, bây chừ làm cán bộ Huyện, mới có 2 năm mà phát tướng bụng phệ - dáng đi bệ vệ trông oai, chứ như con làm mấy năm nay chẳng phát tướng, hèn chi chẳng lên chức được". Tôi nói với mẹ là vì tôi không muốn đeo " ba lô" ngược.
Nhưng bây giờ hàng ngày qua theo dõi nhiều thông tin, báo đài về chuyện tác hại của nhậu nhẹt dẫn đến ung thư gan thì Mẹ tôi thay đổi quan điểm và luôn nhắc nhở rằng: "Con nhớ hạn chế ăn nhậu chứ đừng đeo "ba lô" ngược mà chết sớm nghe con". Vì nghe lời Mẹ, hơn nữa dáng người của tôi lại thấp bé mà lỡ đeo "ba lô" ngược nữa sợ đi không nổi nên đành phải xin nghỉ việc, sớm giã từ làm cán bộ để về làm rẫy, nuôi heo, thả vịt, chăn bò. Qua gần 13 năm làm trong công ty nhà nước và cũng có tham gia họp hành, nhậu nhẹt, tôi nhận thấy nhiều thanh niên trẻ mới đi làm khi được đi nhậu với cấp trên thì tỏ rõ thói quen thích nhậu. Tại sao phải nhậu?.
Có khi vì là sức trẻ và như ngựa non háu đá, nên càng khen thì ta càng uống, cụng một lúc ba bốn ly liền, khi thấy trong người gần như tuôn trào là chạy vào toalet móc họng ọe ra hết, rồi ra ngồi nhậu tiếp. Có anh bạn tôi quen, không biết ngày trước anh ngành học gì mà cho dù ngồi 4 năm đại học, sờn rách bao nhiêu cái quần, nhưng khi đi làm mấy năm mà viết mỗi cái báo cáo theo mẫu có sẵn thì đành chịu. Nhưng khi có cơ hội được đi nhậu ra sức trổ tài uống. Tôi rất khâm phục là anh ta rất tài giỏi, vừa khéo mồm lại vừa dẻo miệng, uống bia thì không biết bao nhiêu "vại" mới say. Hôm rồi, bạn bè chúng tôi rủ nhau đi thăm anh ta vì anh ta bị ung gan giai đoạn cuối. Tôi chợt nghĩ, khi văn hóa thích nhậu vẫn còn tồn tại thì bệnh ung thư gan sẽ còn gia tăng.
Theo truyenngan.com.vn
7 nguyên tắc vàng của các nhà du hành vũ trụ giúp bạn 'đặt lưng xuống là ngủ' Những người thường xuyên mất ngủ chắc chắn sẽ bất ngờ khi biết rằng họ có chung đặc điểm với các phi hành gia. Sau đây là 7 nguyên tắc đã được các nhà du hành vũ trụ của NASA tổng kết để điều trị chứng rối loạn giấc ngủ. Học theo các phi hành gia có thể giúp bạn có giấc ngủ...