Khoanh vùng, xử lý triệt để ca bệnh sốt xuất huyết
Trong tháng 7 và 8-2020, số ca sốt xuất huyết (SXH) trên toàn thành phố tăng gấp 2-3 lần so với tháng trước. Sở Y tế thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ đã tổ chức kiểm tra thực tế công tác phòng, chống bệnh SXH ở các xã, phường, thị trấn.
Chủ động phòng bệnh SXH
Phun thuốc tại nhà người dân ở phường Thới An, quận Ô Môn.
Thống kê của CDC Cần Thơ, tính đến ngày 31-8-2020, toàn thành phố có 667 ca bệnh SXH, giảm 296 ca bệnh so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, trong tháng 7-2020 ghi nhận 101 ca SXH, tháng 8-2020 có 154 ca bệnh; trong khi đó các tháng 4, 5 và 6-2020 có từ 40-57 ca SXH/tháng. Trước tình hình số ca SXH có xu hướng tăng, Sở Y tế, CDC Cần Thơ kiểm tra công tác phòng, chống SXH tại các quận, huyện: Ô Môn, Thốt Nốt, Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Ninh Kiều và Cái Răng.
Theo đánh giá của Đoàn kiểm tra, các xã, phường đã tham mưu cho chính quyền, đồng thời phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền phòng chống SXH và giám sát, xử lý ca bệnh tại cộng đồng. Đoàn cũng kiểm tra thực tế tại các khu vực, ấp có số ca mắc SXH cao, nhất là các ca SXH độ nhẹ. Đồng thời, kiểm tra biên bản xử lý ca bệnh, ổ dịch, sổ nhận bệnh, bản đồ dịch tễ…
Video đang HOT
Ông Huỳnh Văn Nhanh, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ, cho biết: Thông thường, các ca SXH độ nặng hoặc ổ dịch SXH thì địa phương quan tâm tổ chức vãng gia, xử lý môi trường, phun thuốc… nhưng các ca SXH độ nhẹ thì ít được quan tâm hoặc xử lý ca bệnh chậm, không phun thuốc xử lý môi trường xung quanh nơi phát hiện ca bệnh. Trong khi đó, khu vực xuất hiện các ca bệnh nhẹ vẫn có nguy cơ lây bệnh, đặc biệt với người có cơ địa bệnh nền, yếu thì bệnh nặng hơn. Chính vì thế, đoàn chú trọng kiểm tra các ca bệnh SXH nhẹ ở cộng đồng xem có được xử lý triệt để hay không. Qua đó, nhắc nhở các địa phương chú trọng hơn trong việc khoanh vùng, xử lý triệt để ca bệnh nhẹ, cắt nguồn lây.
Theo ông Huỳnh Văn Nhanh, cả ngành Y tế đang căng sức chống dịch COVID-19 nhưng để tránh nguy cơ “dịch chồng dịch”, các địa phương không được chủ quan, lơ là trong phòng, chống các dịch bệnh như tay chân miệng, SXH. Các ca bệnh SXH phải được khoanh vùng, xử lý trong 24-48 giờ.
Phun hóa chất diện rộng để dập dịch
Trước diễn biến phức tạp của SXH, CDC Cần Thơ hỗ trợ Trung tâm Y tế tổ chức phun hóa chất diện rộng, dập dịch SXH tại các phường có số ca mắc cao như: Thới An (quận Ô Môn) và Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) trong tháng 8-2020; phun diện rộng ở phường Tân Lộc (quận Thốt Nốt) trong tháng 7-2020. Phun kết hợp bằng xe cơ giới (đường lớn) và máy phun đeo vai (đường nhỏ). Phun hai lần, mỗi lần cách nhau từ 7-10 ngày.
Trong nửa tháng qua, Hà Nội ghi nhận 2 người bệnh SXH tử vong do đến bệnh viện muộn, tự mua thuốc điều trị. Trong cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, nhiều người dân ngại đến bệnh viện khám bệnh, thường có tâm lý tự mua thuốc uống. Do vậy, CDC Cần Thơ khuyến cáo người dân tuyệt đối không chủ quan với các dịch bệnh, nhất là bệnh SXH. Đây là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng và chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi bị sốt cao đột ngột, liên tục; mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn; da xung huyết, đau cơ, đau khớp…, người dân nên đến bệnh viện để được xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị kịp thời. Không tự ý sử dụng thuốc chữa bệnh hoặc truyền dịch tại nhà. Tuyệt đối không dùng aspirin (acetylsalicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.
CDC Cần Thơ cũng khuyến cáo, mỗi gia đình cần chú ý diệt muỗi, diệt lăng quăng, vệ sinh trong và ngoài nhà, thu gom rác thải, phòng, chống muỗi đốt bằng cách ngủ mùng, bôi thuốc diệt muỗi.
Chủ động ngăn chặn dịch sốt xuất huyết
Từ đầu năm 2020 đến ngày 5-8-2020, toàn TP Cần Thơ ghi nhận 509 ca sốt xuất huyết (SXH) nhập viện điều trị.
Tuy số ca mắc SXH toàn thành phố giảm so cùng kỳ, nhưng vẫn có nơi số ca mắc SXH cao, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Ngành y tế khuyến cáo người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
Lãnh đạo Sở Y tế, đại diện CDC Cần Thơ kiểm tra lăng quăng trong dụng cụ chứa nước.
Hỗ trợ địa phương dập các ổ dịch
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ (CDC Cần Thơ), trong 9 quận, huyện của thành phố có 2 quận, huyện có số ca mắc SXH tăng là Thốt Nốt (110 ca, cùng kỳ 100 ca) và Ô Môn (73 ca, cùng kỳ có 68 ca). Những xã, phường có số ca SXH cao là: Hưng Lợi 22 ca, Tân Lộc 33 ca, Thới An 22 ca, Tân Phú 22 ca, Hưng Phú 21 ca.
Trước tình hình này, Sở Y tế thành phố, CDC Cần Thơ đã tiến hành kiểm tra thực tế tại các hộ gia đình ở phường Tân Lộc và Thới An. Tính đến ngày 5-8, phường Thới An (quận Ô Môn) có 22 ca mắc SXH. Qua kiểm tra thực tế vào ngày 25-7, oàn kiểm tra phát hiện khá nhiều các vật phế thải nước đọng xung quanh khuôn viên các hộ gia đình vẫn còn nhiều lăng quăng. oàn kiểm tra cùng cán bộ địa phương hỗ trợ người dân đổ nước, súc rửa lu, khạp chứa nước có lăng quăng.
Tại phường Tân Lộc, phường cũng triển khai 2 đợt chiến dịch diệt lăng quăng, phòng, chống SXH. Sau đó, qua kiểm tra mật độ muỗi và lăng quăng đều có giảm. CDC Cần Thơ đã tổ chức kiểm tra, phun thuốc diện rộng bằng xe ô tô ở 3 ấp: Tân Mỹ 1, Tân Mỹ 2 và ông Bình.
Không chủ quan với SXH
Bệnh SXH là bệnh lưu hành thường xuyên ở các địa phương trong vùng BSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng. ến nay, SXH chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh dễ lây lan do muỗi vằn truyền bệnh từ người bệnh sang người lành. Loài muỗi này thường đẻ trứng vào nước ngọt sạch (lu, khạp, bình hoa, vật phế thải có nước mưa như lốp xe, chai, lọ...). Muỗi vằn hoạt động cả ban ngày, ban đêm, hoạt động mạnh vào sáng sớm, chiều chạng vạng.
Hiện nay, lực lượng y tế dự phòng từ cơ sở đến thành phố đang căng mình phòng, chống dịch COVID-19. Ở thời điểm này, mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển. Vì vậy, để tránh nguy cơ dịch chồng dịch, bác sĩ Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc CDC Cần Thơ, cho biết: Bên cạnh phòng, chống dịch COVID-19, người dân không được chủ quan với các dịch bệnh khác, nhất là SXH. Nếu vừa mắc SXH, vừa nhiễm thêm COVID-19 thì việc điều trị rất khó khăn. Người dân hết sức cảnh giác, chủ động diệt lăng quăng, diệt muỗi và phòng muỗi cắn; thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh và trong nhà, nhất là dọn dẹp các vật phế thải chứa nước. Quan tâm ngăn chặn, phòng bệnh SXH cũng như quan tâm phòng, chống dịch COVID-19.
Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ Huỳnh Văn Nhanh đã chỉ đạo CDC Cần Thơ làm đầu mối theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ các Trung tâm Y tế quận, huyện triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh SXH, như: Tổ chức kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác y tế dự phòng, cán bộ làm công tác điều trị và mạng lưới cộng tác viên về các nội dung hướng dẫn giám sát, phòng, chống dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị SXH.
Trung tâm Y tế các quận, huyện cần kiện toàn, duy trì hoạt động thường xuyên của đội ngũ cộng tác viên phòng, chống SXH; thường xuyên kiểm tra, giám sát, chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh SXH tại các điểm nóng, các ấp, khu vực, xã, phường có nguy cơ bùng phát dịch. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh, phối hợp đài truyền thanh quận, huyện và các ban ngành, đoàn thể triển khai công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh SXH trực tiếp tại cộng đồng.
Ngoài SXH, từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm cũng là mùa cao điểm của bệnh tay chân miệng. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo cần quan tâm phòng bệnh này cho trẻ nhỏ. ồng thời, tuân thủ lịch tiêm chủng để phòng các bệnh truyền nhiễm có vắc-xin phòng bệnh như bạch hầu, sởi...
Sốt xuất huyết tăng tại Ô Môn, Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh Sáng 10-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ tổ chức hội nghị sơ kết công tác kiểm soát bệnh tật 6 tháng đầu năm 2020. Theo báo cáo của CDC Cần Thơ, 6 tháng đầu năm 2020, có một số bệnh truyền nhiễm có số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2019, gồm: lao phổi, thương hàn,...