Khoanh vùng, cách ly rộng nhất, dài nhất dễ cho quản lý nhưng rất khổ cho dân
“Nếu cứ khoanh vùng, cách ly rộng nhất, dài nhất là những quyết định dễ dàng cho người quản lý nhưng rất khổ cho người dân.
Thay vì phong tỏa cả huyện thì chúng ta phong tỏa một vài xã, thay vì phong tỏa cả xã thì phong tỏa một vài thôn. Đây là bản lĩnh của người quản lý”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Chiều 4-2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, cùng lãnh đạo Bộ Y tế đã họp trực tuyến với tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng chống dịch bệnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Nếu mất thêm Tết này thì bà con còn khó khăn đến nhường nào!
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Trọng Diện cho biết tính đến 12 giờ trưa nay 4-2, tỉnh đã truy vết được trên 81.698 trường hợp từ F1-F4 (trong đó, tại Đông Triều đã truy vết trên 49.000 trường hợp từ F1-F4); qua xét nghiệm (trên 36.200 trường hợp) đã xác định được 42 ca dương tính;… trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Quảng Ninh đã và đang tiếp tục truy vết thần tốc, đẩy nhanh tốc độ và mở rộng diện xét nghiệm; huy động sức mạnh tổng hợp để đẩy nhanh tiến độ ngăn chặn dịch…
Mặt khác, tỉnh Quảng Ninh cũng đã thiết lập 3 bệnh viện để phục vụ cách ly , thu dung, điều trị các bệnh nhân Covid-19; đồng thời tổ chức đào tạo khẩn cấp thêm nhân lực phục vụ công tác truy vết, lấy mẫu. Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Bạch Mai cử chuyên gia xuống hỗ trợ cho tỉnh trong công tác đào tạo…
Tuy nhiên, cái khó của tỉnh là dịch xảy ra trên diện rộng; lại liên quan đến các tỉnh bạn nên việc phối hợp trao đổi thông tin phòng chống dịch bệnh cũng có vướng mắc. Bên cạnh đó, tỉnh cũng gặp khó khăn trong công tác truy vết; bảo đảm sinh phẩm phục vụ xét nghiệm; trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch,… Quảng Ninh đề nghị, Bộ Y tế xem xét hỗ trợ tỉnh về sinh phẩm, máy xét nghiệm, quần áo phòng chống dịch, khẩu trang N95…
Phát biểu tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký khẳng định: Quảng Ninh hoàn toàn làm chủ tình hình. Tỉnh không những quyết tâm không để dịch bệnh lây lan mà còn đảm bảo vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế và các hoạt động khác.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, địa bàn lại có nguy cơ cao (đường biên giới, cửa khẩu…), tỉnh Quảng Ninh xin phép Bộ Y tế được triển khai tổ chức xét nghiệm diện rộng trên địa bàn TP Hạ Long và Đông Triều để rà soát, đánh giá rủi ro và có giải pháp ngăn chặn dịch hiệu quả.
Phó Thủ tướng trò chuyện với bà con tiểu thương chợ hoa Tết Quảng Bá chiều 4-2
Liên quan đến các đề xuất của tỉnh Quảng Ninh về hỗ trợ máy móc, sinh phẩm, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch, phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường khẳng định, ngay trong chiều nay, Bộ Y tế sẽ cân đối hỗ trợ tỉnh: Máy X-Quang di động; máy xét nghiệm PCR; bơm tiêm điện; máy khử trùng; khẩu trang N95,…
Về sinh phẩm xét nghiệm (test kit), trước mắt Bộ Y tế sẽ cung cấp cho Quảng Ninh một cơ số để bảo đảm nhu cầu ban đầu. Bộ Y tế đã công bố giá công khai để mua sắm test kit từ các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được, Thứ trưởng Trương Quốc Cường đề nghị tỉnh Quảng Ninh chủ động đàm phán với nhà cung cấp trên tinh thần dùng đến đâu, mua đến đó.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương tỉnh Quảng Ninh đã triển khai phòng chống dịch bệnh nhanh chóng, quyết liệt, hiệu quả. Ông cho rằng việc Quảng Ninh quyết liệt phòng chống dịch bệnh không chỉ là để người dân được đón Tết an lành, mà còn là biện pháp thiết thực giúp cho bà con nông dân, những người buôn bán nhỏ có cơ hội sản xuất kinh doanh, đảm bảo cuộc sống.
“Nếu mất thêm Tết này thì bà con còn khó khăn đến nhường nào!” – Phó Thủ tướng bày tỏ.
Về đề xuất mở rộng xét nghiệm đối với nhóm có nguy cơ cao, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng tình với ý kiến của Thứ trưởng Trương Quốc Cường là tỉnh Quảng Ninh cần tổ chức lấy mẫu xét nghiệm thật nhanh các trường hợp tiếp xúc với nhiều người như: Lái xe, bán hàng tạp hoá, quán ăn, quán cafe, cửa hàng cắt tóc, gội đầu, đồng thời cũng phải lưu ý cả những hộ gia đình cho thuê nhà ở tầng dưới để bán hàng nhưng vẫn sinh hoạt ở các tầng trên.
Phó Thủ tướng lưu ý đây không phải xét nghiệm toàn dân mà là tiến hành xét nghiệm trên diện rộng, tinh thần phải lấy thật nhanh để xác định “bức tranh toàn cảnh”, trên cơ sở đó sẽ có những giải pháp phù hợp tiếp theo bảo vệ sức khỏe của nhân dân. “Tinh thần là công khai, minh bạch vì hiện nay đơn giá xét nghiệm đã được công khai”.
Người dân tiến hành khai báo y tế khi vào vùng dịch ở Quảng Ninh – Ảnh: Ngô Nhung
Phó Thủ tướng bày tỏ đồng tình với phương châm của tỉnh Quảng Ninh là chống dịch phải làm kiên trì, bản lĩnh; khi cần thiết thì phải tiến hành cách ly, phong toả, nhưng phong tỏa phải ở diện nhỏ nhất có thể vì còn liên quan đến đời sống của người dân.
“Nếu cứ khoanh vùng, cách ly rộng nhất, dài nhất là những quyết định dễ dàng cho người quản lý nhưng rất khổ cho người dân. Thay vì phong tỏa cả huyện thì chúng ta phong tỏa một vài xã, thay vì phong tỏa cả xã thì phong tỏa một vài thôn. Đây là bản lĩnh của người quản lý”, Phó Thủ tướng nói.
Cảm ơn Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã kịp thời giải quyết vướng mắc, hỗ trợ địa phương phòng chống dịch, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký cam kết tỉnh Quảng Ninh sẽ kiểm soát toàn bộ các ổ dịch trên địa bàn.
Ngay sau cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đi thị sát chợ hoa Tết Quảng Bá, Trung tâm thương mại SYRENA (54 đường Xuân Diệu), quận Tây Hồ, Hà Nội.
Tại đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Phải quyết tâm không có dịch bùng phát ở Hà Nội hay TP HCM, vì nếu có dịch không chỉ bà con tiểu thương sẽ thất thu, sẽ ế hàng, mà đằng sau đó là hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu hộ nông dân trồng hoa, sản xuất nông sản, thực phẩm, đồ dùng phục vụ dịp Tết sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta phải giữ an toàn bằng được để bà con đón Tết yên vui, không chỉ về mặt tinh thần, theo truyền thống mà còn có thêm thu nhập cho bà con có hoàn cảnh khó khăn.
TP.HCM dừng tất cả hoạt động giáo dục ngoài nhà trường để phòng, chống Covid-19
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM trưa ngày 29/1 đã có văn bản gửi lãnh đạo các đơn vị giáo dục về thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Hôm nay, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản gửi lãnh đạo các đơn vị giáo dục về thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Sở yêu cầu các trường học tại TP.HCM kích hoạt lại hệ thống phòng, chống dịch bệnh tại đơn vị với các nội dung trọng tâm: Thực hiện nghiêm túc đo thân nhiệt đầu mỗi buổi học, bắt buộc thực hiện đeo khẩu trang ngoài lớp học, khuyến khích đeo khẩu trang trong lớp học. Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn đối với toàn bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, khách liên hệ công tác.
Ảnh: Sở GD&ĐT TP.HCM
Các trường không tổ chức hoạt động giáo dục ngoài nhà trường kể từ ngày 30/1 cho đến khi có thông báo mới. Các hoạt động giáo dục tập trung đông người trong trường phải tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan y tế.
Các đơn vị tăng cường trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường tại trường học như máy đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, xà phòng, khẩu trang, duy trì thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp theo quy định.
Sở GD&ĐT đề nghị các đơn vị tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học và cha mẹ học sinh về các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt trong thời điểm trước, trong và sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán, đề cao cảnh giác, thực hiện đeo khẩu trang, giữ khoảng cách nơi công cộng.
Thủ trưởng đơn vị rà soát, cập nhật thông tin cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên đã đi đến tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và các vùng có dịch từ ngày 13/1 trở lại đây. Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 (F1, F2) phải thực hiện khai báo y tế tại địa phương để được hướng dẫn cách ly y tế theo quy định.
Các đơn vị phối hợp chặt chẽ với ngành y tế tại địa phương để thực hiện hiệu quả các biện pháp đảm bảo an toàn trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kịp thời phát hiện các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 trong trường học, báo cáo ngay cơ quan y tế địa phương và Sở GD&ĐT TP.HCM.
"Quảng Ninh đã ưu tiên cao nhất cho công tác phòng chống dịch" "Năm 2020, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra, Quảng Ninh đã ưu tiên cao nhất cho công tác phòng chống dịch, kiểm soát tốt được tình hình". Trình bày tham luận tại Đại hội XIII của Đảng sáng 28/1, ông Nguyễn Xuân Ký - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...