Khoanh vùng bảo vệ cổ vật trên tàu đắm
Sáng nay (29/8), Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Quảng Nam đã có buổi làm việc với chính quyền huyện Núi Thành để lên phương án bảo vệ cổ vật trên con tàu đắm tại vùng biển Cửa Lở – Bàn Than, xã Tam Hải.
Theo ông Hồ Xuân Tịnh, Phó Giám đốc Sở VH-TT và DL Quảng Nam, sau khi người dân làm nghề biển xã Tam Hải, huyện Núi Thành phát hiện cổ vật bị đắm ở vùng biển Cửa Lở – Bàn Than và lặn vớt lên bán, đến nay các cơ quan chức năng tỉnh chưa thể xác định niên đại của những cổ vật này.
Cổ vật tàu đắm ở vùng biển Cửa Lở – Bàn Than được ngư dân Tam Hải vớt
“Trước mắt chúng tôi sẽ triển khai lực lượng để bảo vệ vùng biển phát hiện nhiều cổ vật. Sau đó sẽ mời đơn vị chuyên về trục vớt, các chuyên gia giám định cổ vật của Trung ương vào kiểm tra xem cổ vật này có niên đại nào, có giá trị ra sao rồi mới có phương án cụ thể”, ông Tịnh nói.
Hiện, Sở VH-TT và DL đã có văn bản xin ý kiến UBND tỉnh Quảng Nam về việc khoanh vùng và bảo vệ khu vực có cổ vật. Đồng thời, Sở kiến nghị Bộ VH – TT và DL chỉ đạo đơn vị chuyên môn sớm khảo sát và xác định quy mô của khu vực có cổ vật để có hướng xử lý phù hợp.
Hiện cơ quan chức năng Quảng Nam lên phương án khoanh vùng bảo vệ cổ vật nằm dưới đáy biển
Được biết, Sở VH-TT và DL cũng phối hợp với UBND huyện Núi Thành xuống làm việc với một số hộ dân lặn vớt cổ vật để nắm tình hình về số lượng cổ vật đã vớt được.
Thời gian gần đây, rất nhiều ngư dân xã Tam Hải, huyện Núi Thành phát hiện cổ vật bị đắm ở vùng biển Cửa Lở – Bàn Than nên đã dùng dụng cụ chuyên lặn biển để lặn vớt cổ vật đem bán.
Theo Huy Hoàng (Khampha.vn)
Theo chân ngư dân tìm cổ vật ngàn năm
Ngư dân xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam vừa xác định được vị trí một kho đồ cổ có niên đại khoảng một nghìn năm tuổi và cách bờ khoảng 300m.
10 giờ sáng ngày 24/8, trên chiếc ghe máy của anh Vỹ ở Thôn 1 xã Tam Hải, chỉ mất 3 phút chúng tôi đã tiếp cận được vị trí kho đồ cổ ghi ngờ có con tàu chở gốm sứ bị đắm tại vùng biển cửa lở - Bàn Than xã Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam.
"Hành trình" tìm cổ vật
Chiếc neo sắt dùng để cố định chiếc ghe được thả xuống đáy biển cắm sâu vào lòng đất. Dụng cụ lặn tìm kiếm cổ vật của anh Vỹ, là những thiết bị, bình hơi hàng ngày anh lặn bắt tôm, cá. Cho máy nổ rô đa, kiểm tra bình hơi, dây hơi, mặt nạ và chân vịt xong, anh Vỹ cầm đầu ống dây hơi ngậm chặt vào miệng nhảy ùm xuống nước, đạp chân vịt lặn sâu xuống đáy biển bắt đầu cho ngày "hành trình" tìm kiếm cổ vật.
Video đang HOT
Theo quan sát, cách chiếc ghe của anh Vỹ, cũng có một chiếc ghe loại nhỏ khác đang neo cố định, đường dây hơi của ngư dân lặn tìm kiếm cổ vật nổi lềnh bềnh trên mặt biển. Chiếc ghe này cách bờ khoảng 250m. Bất ngờ, anh Vỹ nổi lên sau khoảng 2 phút lặn cầm trên tay phần đáy của chiếc bình gốm sứ loại lớn màu đỏ gạch, được tráng lớp men rất bóng láng.
Một cổ vật được anh Vỹ lặn đem lên.
Anh Vỹ lặn tiếp và lại cầm lên một miếng gốm sứ của chiếc đĩa màu trắng bị bể. Trèo lên ghe uống ly nước, anh Vỹ nói: "Tại vị trí tôi vừa lặn xuống, cách đây khoảng 10 năm, những người lớn tuổi đi biển ở đây kể lại là đã phát hiện những miếng mảnh sứ chén, đĩa, tô bị bể dính vào lưới được kéo lên ghe, lúc đó họ cứ nghĩ là chén, đĩa bể do người dân trong bờ vứt ra bờ biển lâu ngày bị sóng đánh dạt ra. Vì khu vực biển Bàn Than này sóng đánh mạnh lắm". Rồi anh Vỹ cho biết: "Cách đây khoảng một tháng có chiếc tàu ở Quảng Ngãi ra đậu cố định tại đây dùng vòi hơi quạt cát dưới đáy biển và tìm vớt cổ vật lúc đó dân ở đây mới biết tại khu vực này có tàu chở cổ vật bị đắm đó".
Trong khi đó, ngư dân Lê Văn Liệu (44 tuổi cũng ở Thôn 1 xã Tam Hải) cho biết: "Phát hiện chiếc tàu ở Quảng Ngãi chạy ra lặn tìm kiếm cổ vật và ngư dân ở đây đã đuổi họ không cho lấy cổ vật nữa. Từ đó chiếc tàu ở Quảng Ngãi bỏ luôn không quay lại nữa. Nhưng nghe đâu, chỉ qua một ngày lặn họ vớt cũng được nhiều lắm như chén, đĩa, tô, bình, hủ...". Anh Liệu cũng lặn được 5 chiếc đĩa loại trung và vài chiếc bình gốm sứ loại nhỏ được mấy người ở Quảng Ngãi, Đà Nẵng đến mua hơn 5 triệu đồng. Theo anh Liệu, chiếc đĩa loại trung còn nguyên vẹn được mua với giá hơn 1 triệu đồng, màu sắc càng đẹp, lớp men tráng còn nguyên vẹn giá rất cao.
Cổ vật chiếc bình gốm sứ bị bể có màu sắc rất óng ánh được anh Vỹ lặn được.
Theo tìm hiểu, ông Ch. là người lặn được số cổ vật có giá trị bán nhiều tiền nhất lên đến mấy chục triệu đồng. Theo người dân, lúc đầu số cổ vật lặn được ít, giá rất cao, nhưng sau đó giá mua thấp lại, như đĩa còn nguyên vẹn chỉ còn 1 triệu đồng/1 cái và bình loại nhỏ còn 150.000 đồng/1 cái, vì số lượng lặn được ngày càng nhiều. Trước đó, giá đĩa này là 1 - 1,5 triệu đồng, bình loại nhỏ là 300.000 đồng.
Tại nhà anh Quốc, lúc này anh Quốc đang đi lặn cổ vật ngoài biển, vợ anh bưng một thâu nhựa bình gốm sứ nhỏ ra "chào hàng" khoảng 30 chục cái. Chị này nói, mấy người Quảng Ngãi ra trả giá hơn 10 triệu đồng, nhưng chưa đồng ý vì thấy chưa đủ chi phí cho công lặn. Tôi hỏi chồng chị mấy ngày mà được chừng này, chị nói: lặn một tuần!
Chưa hết, chị này còn "khoe" còn một thùng phi nhựa cổ vật chén, đĩa, tô, bình gốm sứ bị bể cất ở kho. Chị nói, giá mỗi ký chén, đĩa bể được mấy người Hội An vào mua giá 15.000 đồng.
Phát hiện vỉa cổ vật mới
Quay lại với chuyến lặn tìm kiếm cổ vật dưới đáy biển của anh Vỹ. Lúc này, anh Vỹ phát hiện người đàn ông đang lặn dưới nước ngay chỗ chiếc ghe đang neo cố định giơ tay ra dấu hiệu. Biết "đồng nghiệp" tìm ra được vỉa cổ vật, anh Vỹ liền trèo nhanh lên ghe kéo neo, chạy thẳng về phía người đàn ông đang ngoa lên mặt nước. Vừa điều khiển chiếc ghe đi đúng hướng, anh Vỹ nở nụ cười: Hy vọng ngày nay may mắn sẽ đến và lặn kiếm được vài chiếc bình và đĩa.
Anh Quốc lặn được một mảnh gốm sứ của chiếc đĩa bể.
Sau khi cột chiếc ghe mình vào chiếc ghe anh Q. xong. Vẫn thao tác cũ quen thuộc, cho máy nổ rô đa, ngậm chặt đầu dây hơi nhảy ùm xuống biển lặn mất hút. Nhưng, lúc này lặn lâu hơn phải mất 10 phút, anh Vỹ, anh Q. mới nổi lên. Lúc này, trên ghe anh Q. đã có những mảnh chén, dĩa, bình bằng gốm sứ bể nằm ở góc khoan ghe có nhiều màu sắc rất đẹp và rất chắc.
Anh Vỹ nổi lên trước, lần lược 5 chiếc bình gốm sứ loại nhỏ được anh lấy ra từ trong chiếc áo đăng mặc. Cả 5 chiếc còn nguyên vẹn, đặc biệt trong đó có một chiếc bình gốm sứ loại nhỏ được tráng men xanh lục. Cầm chiếc bình này, anh Vỹ nói: "Chiếc bình màu xanh lục này có giá cao, được người mua ưu chuộng lắm, 500.000 đồng là có rồi đó". Anh Q. cũng nổi lên và lặn được 3 chiếc bình gốm sức loại nhỏ. Anh Q. nói: "Nhiều khả năng con tàu này bị đắm ở khu vực này, sau đó chén, đĩa, tô, bình chở theo bị sóng đánh trôi dạt lan rộng khoảng 100m2, lâu ngày bị cát biển lấp lại".
Ngoài những chén, đĩa, bình gốm sứ, ngư dân còn lặn được cổ vật là những miếng chì hình tròn như chiếc gương soi mặt. Những miếng chì này được đục một cái lỗ to bằng chiếc đũa. "Có người lặn được chiếc gương soi mặt, phía sau chiếc gương được cố định bằng miếng chì như loại này. Có khi đây là những chiếc gương dùng để trang điểm cho phụ nữ, là một mặt hàng mà con tàu đắm này vận chuyển", vợ anh Q. nói.
Có lẽ người may mắn nhất trong cuộc lặn tìm kiếm cổ vật từ con đắm này là anh Vỹ. Đó là anh lặn được một búp hoa làm bằng đồng nguyên chất nặng 4,8 lạng, to bằng quả trứng gà. Đầu búp hoa bằng đồng được người xưa đúc tỏa ra những cánh hoa trong tư thế nở rất đẹp. Ở giữa búp hoa đồng có một nụ đồng nhỏ nhô lên ở giữa.
Anh Vỹ cười khà khà: "Tôi lặn được cục đồng này mà cứ nghĩ thầm là đồng đen là trúng mánh rồi. Về nhà lấy lưỡi cưa cưa sơ ra xem thấy không phải đồng đen mà là đồng cổ xưa nguyên chất. Có người hỏi mua cục đồng này giá cao lắm, nhưng tôi chưa ưng ý lắm!".
Theo ngư dân lặn cổ vật tại con tàu đắm, rằng người mua cổ vật nói các cổ vật này có niên đại lâu nhất lên đến nghìn năm và rất có giá trị.
Vì vậy, đây là những cổ vật có giá trị về mặt lịch sử khảo cổ, nên cơ quan chức năng Quảng Nam nhanh chóng vào cuộc xác định vị trí con tàu đắm để khoanh vùng không để mất đi cổ vật có giá trị.
Anh Vỹ kiểm tra dây hơi chuẩn bị lặn kiểm cổ vật trên biển.
Những chiếc bình gốm sứ loại nhỏ được người xưa dùng để đựng son phấn, thuốc lá được anh Vỹ, anh Quốc lặn được.
Búp hoa bằng đồng được anh Vỹ lặn được có giá trị khảo cổ rất cao.
Miếng gỗ của chiếc tàu cổ đắm được ngư dân vớt lên.
Những chiếc bình gốm sứ được ngư dân lặn được.
Chiếc bình gốm sức loại nhỏ có nắp được.
Những miếng chì lặn được từ con tàu cổ.
Chiếc dĩa gốm sứ được tráng men rất tốt dù nằm dưới đáy biển nghìn năm vẫn còn nguyên vẹn.
Liệu còn giữ chiếc đĩa cổ vớt được.
Hoa văn của chiếc bình loại nhỏ rất đẹp.
Người dân xem cổ vật ngư dân vớt được.
Thùng gốm sứ chén, đĩa, tô bể được ngư dân vớt lên từ con tàu đắm
Theo khampha
Kỳ bí vùng biển chôn vùi 4 tàu cổ vật Xác những con tàu cổ đắm được tìm thấy ở Quảng Ngãi đều bị cháy. Chỉ từ tháng 9/2012 đến nay, ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã liên tục tìm thấy 3 chiếc tàu cổ chứa cổ vật bị đắm chôn vùi dưới cát biển. Nếu tính cả con tàu khai quật vào năm 1999, cũng ở xã...