Khoảnh khắc ruộng bậc thang của Việt Nam đẹp mê hồn trên báo Pháp
Hãng thông tấn AFP (Pháp) đã thực hiện đoạn video ngắn ghi lại khoảnh khắc ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Việt Nam, đẹp tinh khôi trong nắng sớm.
Nằm cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km về phía tây bắc, huyện Mù Cang Chải ở phía bắc tỉnh Yên Bái vốn đã trở thành điểm đến hút khách trong và ngoài nước trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra.
Theo giới thiệu của hãng thông tấn Pháp, Yên Bái nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang đẹp nín thở. Đây là lối canh tác chủ yếu thuộc về người bản địa là dân tộc H’Mông.
Tọa lạc ngay dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn ở độ cao khoảng 1.000 m so với mực nước biển, những thửa ruộng bậc thang ở đây chạy men theo sườn núi thành từng lớp nối tiếp nhau như kéo dài bất tận.
Đây là cách giữ nước cho ruộng và cũng khiến vùng núi này có vẻ đẹp ngoạn mục. Khoảnh khắc ruộng lúa vào mùa chín vàng, đẹp say lòng người, để lại ấn tượng trong lòng du khách trong và ngoài nước.
Đây không phải lần đầu địa danh này được truyền thông nước ngoài ca ngợi. Trang “When On Earth” từng nhận định: “Lối canh tác của đồng bào nơi này tạo ra những thửa ruộng trở thành nguồn cảm hứng cho du khách và nhiếp ảnh gia”. Trong khi đó, năm 2014, trang du lịch Touropia cũng xếp địa danh này nằm trong danh sách “Những thửa ruộng diệu kỳ nhất thế giới”.
Video đang HOT
Mù Cang Chải vào mùa vàng (Ảnh: Internet).
Nhiều du khách cho rằng, Mù Cang Chải đẹp nhất vào tháng 9, tháng 10 hàng năm khi bước vào mùa gặt. Đó là lúc lúa chuyển sang màu vàng óng như dải lụa mềm mại, quấn quanh sườn đồi, nổi bật giữa thiên nhiên khoáng đạt.
Trước đó vào năm 2007, khoảng 50 ha ruộng bậc thang của 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là danh thắng quốc gia.
Chàng trai mê chụp ảnh săn tìm ruộng bậc thang đẹp nhất Việt Nam
Phạm Quang Tuyên - nhiếp ảnh gia tự do đã đặt chân đến gần 20 địa điểm có ruộng bậc thang đẹp nhất nhì vùng núi Bắc bộ.
Là nhiếp ảnh gia tự do, ưa trải nghiệm và khám phá những vùng đất mới, Phạm Quang Tuyên, hiện sinh sống tại Hà Nội, tự nhận mình có niềm yêu thích đặc biệt với những ruộng bậc thang tại Việt Nam. Với chiếc máy ảnh trên tay, chàng trai người Gia Lai đã đi gần hết những ruộng bậc thang đẹp nhất vùng núi Bắc bộ.
Hình ảnh ruộng bậc thang được anh Tuyên chụp tại bản Dế Xu Phình (Yên Bái). Ảnh: NVCC
Quang Tuyên chia sẻ: "Mình có thể ngồi cả ngày ở một mỏm đá, một căn chòi nào đó để ngắm những mảng xanh, thảm vàng trải dài đan xen dưới những chân núi hùng vĩ. Được hít tràn lồng ngực mùi hương lúa thơm dịu nhẹ, với mình đó là mùi hương "gây nghiện" nhất trên đời".
Anh Tuyên cho biết mình đã nhìn ngắm ruộng bậc thang ở hầu hết các địa điểm vùng Đông, Tây bắc bộ như bản Dế Xu Phình (Yên Bái), Tam Cốc (Ninh Bình), bản Nậm Khoà (Hà Giang), bản Tả Van (Sa Pa)... và ghé thăm Tây Nguyên để chiêm ngưỡng ruộng bậc thang ở làng Con Vơng Kia (Kon Tum). Điểm chung của những nơi này là đều giữ được nét hoang sơ, hùng vĩ, đời sống người dân bình dị.
Nhiếp ảnh gia trẻ cho biết mình đã đi hầu hết những ruộng bậc thang tại vùng Đông và Tây bắc bộ. Ảnh: NVCC
Quang Tuyên cho rằng những thửa ruộng mang tính biểu tượng của du lịch Việt Nam là sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp của tạo hoá và sự khéo léo, cần mẫn của biết bao thế hệ người dân địa phương.
"Đi chiếc xe số cà tàng, len lỏi vào những bản làng nhỏ, mình cảm nhận được hương lúa chín. Được ngắm nhìn nhịp sống nhẹ nhàng của người dân địa phương, mình thấy sự bon chen chẳng thể hiện diện ở những nơi này" - anh cho biết.
Hình ảnh đồng lúa chín là biểu tượng của thiên nhiên yên bình và sự khéo léo, chăm chỉ của con người Việt Nam. Ảnh: NVCC
Để thỏa mãn đam mê ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang vùng núi cao, chàng trai này phải trải qua không ít những khó khăn trên đường đi.
"Đa phần đường đến những điểm này đều sẽ có đối chút khó khăn, hoặc là đường xấu, hoặc là đường rất cao và dốc nên phải thực sự chắc tay lái", anh nói.
Sự cố hay gặp nhất là lạc đường vì đi tự túc bằng xe máy và chỉ biết đi theo ứng dụng chỉ đường trên điện thoại. Thêm nữa, thời tiết vùng núi cao vào mùa lúa chín thường có mưa, đường sình lầy gây khó khăn trong việc di chuyển.
Mùa lúa chín tháng 7 ở thung lũng Bắc Sơn nhìn từ đỉnh Nà Lay, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn. Ảnh: NVCC
"Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái) và bản Phùng (Hà Giang) là nơi mình gặp nhiều khó khăn nhất khi di chuyển. Nhưng mình cũng cố gắng tận hưởng cả quá trình đến đó" - anh cho biết.
Trong chuyến đi đến Lạng Sơn, anh không may gặp tai nạn giao thông và bị trầy xước ở chân. Tuy vết thương không quá nặng, đó lại là vô cùng đáng nhớ vì lần đầu tiên anh gặp va chạm trong hành trình du lịch suốt nhiều năm.
Dù chân bị đau, nam du khách vẫn cố leo hơn 1.000 bậc đá cao dốc đứng để lên tới đỉnh Nà Lay, Bắc Sơn với mong muốn ngắm toàn cảnh đồng lúa chín vàng từ trên cao.
"Với một người không thích thể dục thể thao như mình thì rất rất mệt, nhưng đáng", anh nói.
Dù gặp sự cố ngoài ý muốn và khá đau chân, anh vẫn quyết leo hết 1.000 bậc đá cao để ngắm đồng lúa chín tại Nà Lay. Ảnh: NVCC
Quang Tuyên khẳng định chính những khó khăn trên đường đi sẽ để lại cho bản thân nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Những ruộng lúa đẹp ngút ngàn cũng chính là phần thưởng xứng đáng cho người dám vượt qua những cung đường khó khăn.
"Những chiếc thang tuyệt vời leo lên bầu trời Tây Bắc" Đó là lời nhận xét mà Tạp chí Travel and Leisure chuyên về du lịch có tòa soạn tại Mỹ đánh giá về kỳ quan ruộng bậc thang ở Việt Nam. Tháng 9, 10 hằng năm là thời điểm lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ruộng bậc thang Tây Bắc. Trải qua hàng nghìn năm, những bàn tay, khối óc các...