Khoảnh khắc pháo binh Armenia bắn cháy xe tăng Azerbaijan
Nhiều xe tăng và phương tiện cơ giới Azerbaijan bị phá hủy do hỏa lực pháo binh Armenia trong cuộc đụng độ tại vùng Nagorno-Karabakh.
Bộ Quốc phòng Armenia hôm qua công bố video cho thấy lực lượng tăng thiết giáp Azerbaijan bị tấn công dữ dội bằng pháo binh, cũng như một số xe tăng trúng mìn khi đang cơ động trong khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh sáng 27/9.
Trong những hình ảnh đầu tiên, một đơn vị xe tăng Azerbaijan đang tập kết ở tiền tuyến thì xe tăng ngoài cùng bên trái trúng đạn pháo binh Armenia, khiến nhiều mảnh vỡ văng ra xung quanh. Những chiếc còn lại lập tức cơ động tránh đạn pháo, nhưng vẫn có thêm một xe bị bắn trúng.
Xe tăng Azerbaijan bị pháo binh Armenia tập kích hôm 27/9. Video: Bộ Quốc phòng Armenia.
Sau đó, một trung đội 3 xe tăng T-72 đang di chuyển chậm trên cánh đồng trống thì chiếc đầu tiên bỗng nhiên phát nổ, tạo ra cột khói đen lớn. Hình ảnh quay chậm cho thấy dường như chiếc T-72 này đã cán phải mìn chống tăng. Chiếc thứ hai cũng chịu chung số phận sau đó không lâu.
Ở những hình ảnh cuối video, một xe cứu kéo di chuyển trong khi bốc cháy rừng rực, còn một xe tăng T-72 cũng cháy dữ dội do liều phóng đạn pháo bắt lửa, không rõ là do trúng đạn vào hệ thống nạp đạn tự động hay bị cháy sau khi tổ lái bỏ phương tiện.
Chưa rõ số phận tổ lái của những chiếc xe trúng đạn trong video.
Xung đột giữa hai quốc gia láng giềng này bùng phát sáng 27/9, sau khi Armenia cáo buộc Azerbaijan đã thực hiện một cuộc tấn công bằng không quân và pháo binh nhằm vào vùng Nagorno-Karabakh, nhưng Azerbaijan khẳng định họ chỉ hành động để đáp trả các cuộc pháo kích từ phía Armenia.
Theo các nhà hoạt động nhân quyền Armenia, hai dân thường, gồm một phụ nữ và một trẻ em, đã thiệt mạng do pháo kích của Azerbaijan, trong khi Azerbaijan cho hay 10 dân thường nước này đã thiệt mạng sau đụng độ và 6 người bị thương.
Bộ Quốc phòng Armenia thông báo đã phá hủy ba xe tăng và bắn rơi hai trực thăng cùng ba thiết bị bay không người lái Azerbaijan.
Nagorno-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía tây nam Azerbaijan, nhưng lại có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống nên muốn ly khai để sáp nhập vào Armenia. Điều này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa hai nước mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994.
Vị trí Armenia, Azerbaijan và vùng Nagorno-Karabakh. Đồ họa: Al Jazeera.
Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây. Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hơn 10 cuộc gặp cấp cao để giải quyết khúc mắc, nhưng chưa tìm ra giải pháp do cả hai đều coi vùng lãnh thổ tranh chấp thuộc chủ quyền của mình và không chấp nhận các phương án hòa giải được đưa ra.
Bộ Ngoại giao Nga, một trung gian hòa giải xung đột giữa Armenia và Azerbaijan, kêu gọi cả hai bên lập tức ngừng bắn, kết hợp tổ chức các cuộc đàm phán.
Nga cảm ơn Việt Nam cử lực lượng lớn dự Army Games 2020
Nga cảm ơn và đánh giá cao Việt Nam về việc vẫn cử lực lượng đông đảo tham dự Hội thao quân sự quốc tế (Army Games) 2020 trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp.
Đại tá Oleg Youshkov, người đứng đầu bộ phận truyền thông của Army Games 2020 đã nhấn mạnh như vậy ở bên lề cuộc gặp gỡ với báo chí ở khách sạn Salut tại Moscow tối 14/8.
Đây là năm thứ 6 Bộ Quốc phòng Nga tổ chức Army Games. Hội thao năm nay chính thức khai mạc vào ngày 23/8 và bế mạc vào ngày 5/9. Đại tá Oleg Youshkov cho biết, kể từ lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2015, đến nay, Army Games đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa quân đội các nước tham gia.
Đại tá Oleg Youshkov, người đứng đầu bộ phận truyền thông của Army Games 2020
Army Games ngày càng trở thành một sân chơi giao lưu hữu ích, tạo cơ hội để quân đội các nước học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời thể hiện trình độ, năng lực, bản lĩnh của mình. "Sức hút của Army Games không ngừng tăng lên khi ngày càng có thêm nhiều nước cử lực lượng tham gia", Đại tá Oleg Youshkov khẳng định.
Cho dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song Army Games 2020 vẫn thu hút hơn 150 đội tuyển đến từ trên 30 quốc gia. Các nội dung thi đấu được tổ chức trên lãnh thổ 5 quốc gia gồm Nga, Armenia, Azerbaijan, Uzbekistan và Belarus.
Đảm bảo an toàn cho hội thao
Theo Đại tá Oleg Youshkov, ban tổ chức đã đề nghị các đội tuyển cách ly 14 ngày và xét nghiệm Covid-19 đối với các vận động viên trong thời gian 3 ngày trước khi nhập cảnh vào Nga.
Các đội tuyển khi đến Nga phải cung cấp giấy chứng nhận đã cách ly 14 ngày, cũng như kết quả xét nghiệm âm tính. Phía Nga tiếp tục xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR với các vận động viên tại các địa điểm lưu trú tạm thời, yêu cầu họ cách ly thêm 3 ngày.
Các vận động viên được yêu cầu tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch Covid-19 như thường xuyên đeo khẩu trang, mang găng tay cao su, sử dụng nước rửa tay sát khuẩn...Các khán giả đến xem thi đấu cũng được yêu cầu tuân thủ nghiêm các quy định như vậy.
Army Games 2020 đánh dấu lần thứ 3 QĐND Việt Nam cử lực lượng tham gia. Đại tá Oleg Youshkov đánh giá số lượng đội tuyển của QĐND Việt Nam tham gia Army Games tăng dần theo từng năm và năm nay nhiều hơn hẳn, trong đó có nhiều đội tuyển tham gia lần đầu.
"Chúng tôi luôn hoan nghênh và ủng hộ các nước cử ngày càng nhiều đội tuyển tham gia Army Games. Chúng tôi hy vọng trong những kỳ hội thao tiếp theo, số lượng các đội tuyển QĐND Việt Nam tham gia Army Games sẽ tiếp tục tăng lên nữa", Đại tá nhấn mạnh.
Nga tổ chức hội thao quân sự quốc tế cuối tháng 8 Hội thao Quân sự Quốc tế (Army Games) 2020 do Nga tổ chức sẽ diễn ra trên lãnh thổ 5 nước từ ngày 23/8 đến 5/9. "Chúng tôi dự kiến tổ chức 30 nội dung thi đấu trên lãnh thổ 11 nước. Tuy nhiên, một số quốc gia không thể thực hiện điều này vì đại dịch Covid-19, khiến địa điểm diễn ra...