Khoảnh khắc ít thấy về lễ cầu may lâu đời tại Nhật Bản
Tại một ngôi làng cổ kính ở Nhật Bản, nghi lễ cầu bình an và may mắn diễn ra hàng năm. Nghi thức này có từ thời Nara (năm 710 đến 794), còn được gọi là ‘Ngày khiêu vũ trọng đại’.
Đây là khung cảnh bình minh của nơi nghi lễ Zaido tổ chức. Nghi thức này có từ thời Nara (năm 710 đến 794), còn được gọi là “Ngày khiêu vũ trọng đại”. Nhiếp ảnh gia Yukari Chikura có dịp chứng kiến và ghi lại những khoảnh khắc trong nghi lễ thiêng liêng này vào năm 2011.
Thời điểm đó, Yukari Chikura lên đường với nỗi đau mất cha, sau trận động đất và sóng thần. Nhiếp ảnh gia này nhớ về lời kể của người cha quá cố: “Hãy tìm đến ngôi làng ẩn sâu trong tuyết trắng” nên quyết định tới đó. Trong hình, loài chim thần thoại Yatagarasu tượng trưng cho “thần dẫn đường” và là “hóa thân của Mặt Trời”.
Những người tham gia nghi lễ sẽ đi bộ trên con đường phủ đầy tuyết để đến các ngôi đền, nhiệt độ ngoài trời là âm 20 độ C. Trước khi trở thành nhiếp ảnh gia, Yukari Chikura theo học âm nhạc và làm nghề lập trình viên. Tác phẩm của cô đã được xuất bản trên New York Times và lưu trữ tại nhiều bảo tàng nhiếp ảnh ở Pháp, Mỹ.
Video đang HOT
Một đứa trẻ thực hiện nghi lễ thanh tẩy Tori-mai. Cậu bé uống nước từ chiếc bồn lớn (chzuya) truyền thống. Cái lạnh giá của tháng giêng khiến những đứa trẻ tham gia khó khăn khi đi trên tuyết bằng đôi giày rơm.
Đây là ngôi đền dành riêng cho nữ thần Amaterasu. Nó đặt ở nơi giáp ranh giữa các quận Aomori, Iwate và Akita.
Lễ hội thường được tổ chức vào ngày thứ hai của năm mới. Nhóm người hành lễ phải dậy từ rất sớm, khi trăng vẫn còn trên bầu trời.
Những người biểu diễn tập hợp trước khi tiến hành nghi lễ. Họ sẽ hiến dâng cho thần linh những vũ điệu thiêng liêng.
Các vũ công múa điệu Daigongen. Nghi thức này nhằm xoa dịu con gái của một vị hoàng đế đã bị giam cầm từ lâu trong lòng núi Gonomiya.
Trong suốt quá trình thực hiện nghi lễ, người tham gia phải tự thanh tẩy bằng cách kiêng thịt. Một số người theo tập tục này liên tục 48 ngày cho đến thời điểm nghi lễ Zaido diễn ra. Họ tin rằng bản thân phải thanh sạch mới có thể đem lại may mắn, bình an.
Ấn tượng chợ phiên Sìn Hồ
Chợ phiên Sìn Hồ (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) thu hút du khách bởi vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ vỹ và những tập quán lâu đời hình thành nên bản sắc văn hóa của người dân nơi đây.
Từ cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng ở biên giới Việt - Trung, đồng hành cùng anh bạn người bản địa, theo con đường uốn lượn bên sườn núi sương giăng mây phủ, đi khoảng 30 km rẽ lên những vạt núi ở độ cao gần 1.500 m là tới chợ phiên Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Nơi đây, người ta có cảm giác lạnh giá, lẻ loi lại vừa cảm nhận được sức sống từ những thung lũng rạng rỡ bừng lên trong nắng.
Sau những cơn mưa dài hôm trước, nắng đã kịp hong khô một vài chỗ trên con đường vào chợ, nhưng cứ có sức nặng đè lên là hai bánh xe lại trơn trượt, ngoặt nghẹo, khi chúng tôi tới nơi mặt trời đã ngang đỉnh đầu. Chợ phiên Sìn Hồ họp vào ngày Chủ Nhật, thu hút rất đông đồng bào dân tộc Dao, H'Mông, Lự, Phù Lá ở trong vùng, tạo nên một chợ phiên vùng cao xôn xao, ngập tràn muôn màu sóng hoa văn thổ cẩm.
Các chàng trai, cô gái dân tộc Lự trang phục đẹp từ khắp các làng bản vùng cao rộn rã tới chợ từ mờ sáng. Họ mang theo những sản vật kiếm được từ núi rừng hay các sản phẩm thủ công. Thổ cẩm của người H'Mông, người Lự ở đây có thể bán hay dùng để trao đổi hàng hóa. Những tấm lanh của người H'Mông tự tay làm rất đẹp và bền.
Sìn Hồ - cái tên được người dân nơi đây đặt tên và chọn làm nơi họp chợ từ xa xưa nay vẫn thế, khác chăng là những mặt hàng bán đã phong phú hơn trước rất nhiều. Xưa chợ chủ yếu bán các mặt hàng cuốc, thuổng, dao quắm hay các hàng thiết yếu do đồng bào tự làm, tự bán, nay chợ bán đủ thứ, chẳng thiếu gì từ cái kim, sợi chỉ đến những mặt hàng công nghiệp, đồ trang sức bằng bạc, đồng hay lâm thổ sản của vùng Tây Bắc. Quần áo từ Trung Quốc cũng góp mặt nhưng khó tiêu thụ.
Bằng chất giọng lơ lớ của người H'Mông, anh Chảo Kim My ở Tả Phìn, huyện Sìn Hồ vui vẻ cho hay: "Mình tới chợ buôn bán thắm thoắt vậy mà đã hơn 10 năm. Bà con ở đây ưa thích dùng hàng hóa, đồ nhựa, xà phòng sản xuất trong nước, nhờ vậy việc đánh hàng dưới xuôi lên bán cũng thuận lợi, khấm khá".
Các gian hàng bán rất nhiều váy hoa thêu tay và khâu tay, giá từ 400.000 - 1.000.000 đồng/chiếc. Khăn thêu tay giá chỉ vài chục ngàn đồng, nhưng túi đựng bạc, vòng bạc, trang sức thủ công giá lại không hề rẻ.
Những cô gái H'Mông xuống chợ, có người tới chỉ để bán một con gà 200.000 đồng rồi mua muối, dầu ăn hay vài thứ vật dụng khác. Trong khi đó, các cô gái người Giáy trong trang phục áo thân dài nhẹ nhàng, mầu đỏ, xanh tím làm nổi bật lên những gam mầu đa sắc.
Độc đáo nhất ở đây là bán rất nhiều hoa lan, từ địa lan, lan đuôi công, lan trắng, lan tím, đến lan rừng. Phong lan, địa lan 5 mầu bán chỉ 100.000 đồng/nhành. Những giò hoa lan mang sắc hương miền sơn cước có sức sống, dáng vẻ phô diễn vẻ đẹp rực rỡ đến khác lạ khiến Sìn Hồ như một rừng hoa lan.
Anh Tô Hồng Long, Giám đốc Công ty Đông Phương Travel cho biết: "Người H'Mông ở đây bảo nhau trồng thật nhiều địa lan, phong lan để vừa làm du lịch vừa phát triển kinh tế gia đình. Thăm các bản làng trồng lan ở Sìn Hồ đang được xem là một sản phẩm du lịch thu hút du khách đến với huyện vùng cao biên giới này".
Đồng bào tới chợ phiên Sìn Hồ không chỉ để giao thương mà còn để gặp gỡ, để hẹn hò, để làm duyên hay say cái men say của núi rừng Tây Bắc. Qua những lần gặp gỡ, những tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng kèn môi, kèn lá, những bát rượu Mông Kê ướp men lá rừng, qua chén trà xanh hương thơm ngào ngạt... đã giúp nhiều người trong số họ thành vợ thành chồng.
Chị Nguyễn Thu Huyền (Hà Nội) chia sẻ: "Lần đầu đến chợ Sìn Hồ, thời tiết trong lành, mát mẻ. Người dân ở đây thân thiện, mến khách đem lại cảm giác thật tuyệt! Cảnh chợ phiên nhộn nhịp, đồng bào trong trang phục truyền thống rực rỡ, thưởng thức ẩm thực vùng cao đã cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Tôi còn mua được hạt dổi và cải rừng về làm quà. Phiên chợ thật đậm đà bản sắc, mộc mạc như người dân nơi đây".
Những chợ phiên mờ trong sương ở Sìn Hồ góp phần tạo nên sức thu hút của một Tây Bắc đẹp kỳ vĩ, nguyên sơ. Đi qua những cung đường chữ S, những thảm hoa cúc, những dãy hoa đào, hoa mai trải dài trên những con đường dẫn về bản nhỏ, là đã đủ nhớ mãi về Sìn Hồ./.
Những sự thật thú vị về Venice mà bạn chưa biết Ở Ý, hầu hết mọi người đều muốn được đến thăm thành phố Venice bởi vô vàn những lí do khác nhau. Một số người vì muốn trải nghiệm nền văn hóa được bảo tồn lâu đời của Ý, một số khác thì để làm đám cưới (Đúng là như vậy, bởi theo các cặp đôi ở đây được gọi là 'Thành phố...