Khoảnh khắc hiếm hoi về nhật thực trên sao Hoả hé lộ mặt trăng méo mó kỳ lạ
Tàu thăm dò Perseverance của NASA đã ghi lại video rõ ràng nhất từ trước đến nay về nhật thực trên sao Hỏa và kết quả nằm ngoài mong đợi.
Perseverance đã quay đoạn video đáng kinh ngạc về mặt trăng Phobos của sao Hỏa khi di chuyển ngang qua mặt mặt trời khi xảy ra nhật thực.
Trong nhật thực, Phobos chiếu cái bóng không đồng đều của nó, trông giống hình củ khoai tây méo mó, không tròn trịa lên bề mặt sao Hỏa.
Khoảnh khắc hiếm hoi về nhật thực trên sao Hoả hé lộ mặt trăng méo mó kỳ lạ
Perseverance đã ghi lại đoạn video trong cuộc hành trình tìm kiếm bằng chứng về sự sống trên Hành tinh Đỏ khi đặt chân đến vùng châu thổ sông trên miệng núi lửa Jezero rộng 45 km.
Với máy ảnh Mastcam-Z hiện đại, Perseverance đã ghi lại quá trình di chuyển mặt trời, mặt trăng với độ phóng đại lớn nhất và ở tốc độ khung hình cao nhất từ trước đến nay.
Rachel Howson, một trong những thành viên nhóm vận hành máy quay Mastcam-Z cho biết: “Tôi biết mọi chuyện sẽ tốt, nhưng tôi không ngờ video ghi được lại tuyệt đến vậy”.
Video đang HOT
Mặt trăng của sao Hoả là Phobos, đặt theo tên thần sợ hãi của người Hy Lạp, nhỏ hơn mặt trăng của Trái Đất khoảng 157 lần và là một trong hai vệ tinh tự nhiên của sao Hỏa, trong đó Deimos có kích thước còn nhỏ hơn nhiều.
Các nhà khoa học cho rằng hai mặt trăng từng là tiểu hành tinh chuyển động rơi vào quỹ đạo của sao Hỏa do trường hấp dẫn của hành tinh này. Nhưng quỹ đạo của chúng không ổn định và trong vài chục triệu năm tới Deimos sẽ quay ra ngoài không gian và Phobos sẽ lao vào bề mặt sao Hỏa.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát nhật thực từ bề mặt sao Hỏa kể từ năm 2004. Hai tàu thám hiểm của NASA là Spirit và Opportunity đã chụp nhiều bức ảnh đầu tiên về quá trình di chuyển của mặt trăng.
Khi tàu thám hiểm Curiosity hoạt động trên sao Hỏa vào năm 2019 cùng ghi được hình ảnh tương tự. Tuy nhiên, những hình ảnh trước đây không quá chi tiết, chỉ là ảnh đen trắng. Trong khi đó, Perserverance ghi được hình ảnh màu đầu tiên và vô cùng chi tiết về nhật thực trên sao Hoả.
Mark Lemmon, nhà thiên văn học, làm việc tại Viện Khoa học Không gian ở Boulder, Colorado, cho biết: “Chúng tôi nhìn thấy chi tiết hình dạng của Phobos, các đường gờ và vết lồi của mặt trăng. Thật tuyệt khi có thể nhìn thấy nhật thực chính xác như những gì Perserverance đã nhìn thấy từ sao Hỏa”.
NASA quan sát nhật thực không chỉ nhằm mục đích có những hình ảnh đẹp. Việc quan sát đường đi của Phobos quanh sao Hỏa giúp các nhà nghiên cứu có thêm hiểu biết khoa học về lực hấp dẫn giữa sao Hỏa và mặt trăng của nó, đồng thời cung cấp thêm thông tin về bên trong hành tinh, các lực thủy triều hình thành lớp vỏ, lớp phủ.
Perserverance là một phần quan trọng trong sứ mệnh sao Hoả 2020 trị giá 2,7 tỉ USD của NASA. Con tàu đang tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống cổ đại trên bề mặt sao Hỏa bằng cách thu thập hàng chục mẫu đá gửi về Trái Đất. Cùng với đó là máy bay trực thăng Ingenuity đã thực hiện 25 chuyến bay trên sao Hỏa.
Mẫu vật sao Hỏa của NASA biến mất bí ẩn
Tàu thăm dò Perseverance của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã khoan một tảng đá trên sao Hỏa để lấy mẫu vật nhưng mẫu vật biến mất bí ẩn.
Khu vực khoan và cái bóng của tàu Perseverance NASA
Sau 9 năm nghiên cứu và chi khoảng 2 tỉ USD, NASA hôm 6.8 mới có thể khoan mũi khoan đầu tiên để thu thập mẫu đá trên sao Hỏa, theo trang Business Insider .
Tàu thăm dò Perseverance đang hoạt động tại khu vực lòng chảo Jezero, nơi được cho từng bị ngập do đó có thể lưu giữ những tàn tích của sự sống.
Mũi khoan của tàu Perseverance NASA
Đầu tiên, tàu sử dụng một công cụ để làm sạch lớp bụi trên nền đá. Sau đó, cánh tay robot dài 2,1 m chìa ra khoan một lỗ vào tảng đá để thu thập mẫu đá vào một chiếc ống.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là chiếc ống hoàn toàn trống rỗng còn phần mẫu vật được khoan không được tìm thấy xung quanh cái lỗ.
Lỗ khoan của tàu Perseverance NASA
Toàn bộ quá trình này diễn ra tự động và các chuyên gia mặt đất chỉ có nhiệm vụ gửi lệnh bắt đầu. Theo Business Insider, dữ liệu truyền về cho thấy việc khoan diễn ra đúng kế hoạch nhưng không rõ vì sao không tìm thấy mẫu vật.
Tàu Perseverance đã chụp ảnh xung quanh lỗ khoan nhưng không tìm thấy dấu vết gì của mẫu vật.
Bà Jennifer Trosper, quản lý dự án Perseverance, nói khó có khả năng xảy ra vấn đề phần cứng với hệ thống thu thập mẫu. Bà cho biết sẽ phân tích thêm dữ liệu để xác định nguyên nhân.
Ống đựng mẫu vật trống rỗng NASA
Quản trị viên liên kết của NASA, ông Thomas Zurbuchen nói rằng đây không phải nhiệm vụ có thể thành công trong một lần thực hiện và luôn có những nguy cơ.
Tàu Perseverance có tổng cộng 43 ống đựng mẫu vật. Sau khi thu thập, các mẫu vật sẽ được đặt tại một địa điểm nào đó trên sao Hỏa để các tàu trong tương lai thu thập và mang về Trái đất.
Tàu thăm dò khám phá vùng đồng bằng tìm kiếm bằng chứng sự sống trên sao Hoả Tàu thăm dò Perseverance của NASA đang hướng đến một vùng đồng bằng sông cổ đại trên sao Hỏa trong thời gian kỷ lục, nhờ vào hệ thống định vị tiên tiến sử dụng trí thông minh nhân tạo. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA có thể sẽ sớm chia sẻ hình ảnh cận cảnh vùng đồng bằng cổ đại trên...