Khoảnh khắc Cristiano Ronaldo khoác áo tuyển Hàn Quốc
Siêu sao đôi khi cũng mắc sai lầm, và đó Cristiano Ronaldo trong trận Bồ Đào Nha gặp Hàn Quốc tối qua.
Muốn đi tiếp vào vòng 1/8 World Cup 2022, tuyển Hàn Quốc chỉ có một con đường duy nhất là phải thắng Bồ Đào Nha. Con đường đó càng hẹp hơn khi ngay từ phút thứ 5 của trận đấu, Ricardo Horta đã sút tung lưới Hàn Quốc.
Mọi chuyện tưởng an bài với đội tuyển xứ kim chi, thế nhưng sự “đột biến” bắt đầu xảy ra ở phút thứ 27, từ tình huống Hàn Quốc đá phạt góc, Ronaldo đã hóa thành cầu thủ đối phương và dùng kỹ thuật “chuyền bóng bằng lưng” cho Kim Young Gwon ghi bàn quân bình tỉ số.
Sau bàn thắng, các cầu thủ Hàn Quốc vùng lên tấn công mạnh mẽ, kết quả đã đến với họ ở phút 90 1, từ một đường phản công, Son Heung Min chuyền bóng “xâu kim” hậu vệ Dalot của Bồ Đào Nha để đưa bóng đến chân Hwang Hee Chan, cầu thủ này không bỏ lỡ cơ hội để kết liễu Bồ Đào Nha bằng chiến thắng 2-1, giúp các chàng trai xứ kim chi đi tiếp vào vòng 16 đội.
,
Xác ướp 400 tuổi ôm khư khư một bức thư, dòng chữ bên trên khiến hậu thế thổn thức
Mảnh di bút lưu truyền 400 năm trong cỗ quan tài đã khiến hậu thế không khỏi xúc động.
Video đang HOT
Vào năm 1998, khu vực Jeongsang-dong tại thành phố Andong, tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc được chỉ định là khu phát triển nhà ở. Theo đó, những ngôi mộ vô chủ ở khu vực này được tiến hành di dời đến địa điểm khác.
Trong quá trình đó, người ta phát hiện ra một ngôi mộ chứa xác ướp cùng nhiều món đồ tùy táng. Do tình trạng của quan tài còn khá tốt nên ngôi mộ được dự đoán có niên đại tương đối gần đây. Tuy nhiên dự đoán này đã sai.
Trong quá trình bắt tay vào nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy một lá thư viết bằng chữ Hangeul bên trong mộ. Dựa trên nội dung lá thư, danh tính của xác ướp và niên đại hơn 400 năm của ngôi mộ đã được xác định.
Một số món đồ tùy táng trong ngôi mộ đang được trưng bày tại viện bảo tàng của Đại học Andong.
Tác giả của lá thư là vợ ông, bà gọi chồng mình là "cha bé Won". Gia đình ông Eung Tae có bốn người, bao gồm ông, vợ, con và đứa con vợ ông vẫn còn đang mang trong bụng.
Vào thời điểm đó, một căn bệnh truyền nhiễm đang hoành hành trong vùng và cướp đi mạng sống của nhiều người. Ông Eung Tae cũng không ngoại lệ, ông đã mắc bệnh và phải vĩnh biệt vợ con ở tuổi 31.
Không chỉ vì tình trạng gần như nguyên vẹn sau hơn 400 năm của nó, lá thư còn gây sốt bởi nội dung xúc động. Nó thể hiện nỗi đau khi mất đi người chồng yêu dấu, niềm xót thương cho tình cảnh góa bụa của bản thân và cho đứa con chưa ra đời đã mồ côi cha của người vợ.
Lá thư được viết vào năm 1586 trên giấy Hanji, loại giấy truyền thống của Hàn Quốc, rộng 58cm và dài 34cm.
Trong thư, bà kể lại kỷ niệm giữa hai người khi ông còn sống, về việc ông đã hứa sẽ sống cùng bà đến đầu bạc răng long ra sao, hỏi ông vì cớ gì lại rời bỏ bà và các con, cũng như mong ông hãy tìm về với bà trong những giấc mơ.
Lá thư viết: "Mỗi khi chúng ta nằm xuống bên nhau, chàng luôn nói với thiếp, 'Những người khác có trân trọng và yêu thương nhau như chúng ta không? Cớ sao chàng có thể bỏ lại tất cả những điều đó và ra đi trước thiếp?".
Hay "Thiếp không thể sống mà không có chàng. Thiếp chỉ muốn đến bên chàng mà thôi. Hãy đưa thiếp đi theo".
Bà kết lá thư cuối cùng viết cho chồng bằng câu: "Những gì thiếp muốn nói với chàng là vô hạn, nhưng thiếp phải dừng lại ở đây".
Từng lời trong lá thư như những câu thơ, đẹp và thấm đẫm những xúc cảm buồn đau mãnh liệt, đôi chỗ còn cho thấy tình cảm của hai vợ chồng dường rất dạt dào, phóng khoáng, vượt qua quan niệm tình yêu nam nữ thời bấy giờ.
Đôi dép Mituri được "mẹ bé Won" bện bằng chính tóc của bà.
Ngoài ra, người ta còn phát hiện một đôi dép Mituri (dép sợi gai dầu thời Joseon) do chính tay người vợ bện bằng tóc của mình với mong ước chồng bà sẽ mau chóng vượt qua cơn nguy kịch và khỏe lại.
Tuy nhiên, đau lòng thay, người chồng đã rời khỏi thế gian mà chẳng kịp mang thử nó. Bà chỉ còn biết chôn đôi dép theo người chồng quá cố của mình.
Toàn cảnh cầu Woryeonggyo vào mùa hoa anh đào.
Sau khi xác ướp được phát hiện vào năm 1998, câu chuyện cảm động và nội dung của lá thư đã trở nên nổi tiếng và là niềm cảm hứng cho các ca khúc, nhạc kịch và đặc biệt là địa danh cầu Woryeonggyo nổi tiếng của thành phố Andong.
Khó tin đây là những hình xăm lấy cảm hứng từ màu nước Bắt đầu học theo một nghệ sĩ xăm nổi tiếng của Hàn Quốc và chẳng bao lâu sau, Abii đã vẽ nên những họa tiết tuyệt đẹp từ những kiệt tác trên da người. Một nghệ sĩ người Hàn Quốc chuyên về các thiết kế giống như màu nước, đã tìm cách chuyển thể tác phẩm nghệ thuật của mình sang một loại...