Khoảnh khắc chồng nhìn vợ với đôi mắt trìu mến khi cả hai là quân nhân đi làm nhiệm vụ chống dịch Covid-19 ở Hàn Quốc gây xúc động mạnh
Vợ chồng Jo Yul và Moon Kyeom Ji là quân nhân nhưng hiện tại đang tham gia cuộc chiến chống Covid-19 tại Hàn Quốc.
Những ngày gần đây, dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành thế giới, trong đó có Hàn Quốc. Dù ghi nhận ca nhiễm mỗi ngày thấp hơn tuần trước nhưng xứ sở kim chi vẫn đang gồng mình chống chọi với dịch bệnh.
Trong lực lượng tiền tuyến chiến đấu với “giặc” Covid-19, có cặp vợ chồng quân nhân là thượng sĩ Jo Yul, 35 tuổi, và trung sĩ Moon Kyeom Ji, 31 tuổi. Câu chuyện về cặp đôi được đăng trên Facebook của Quân đội Hàn Quốc nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Theo thông tin được đăng lại trên tờ Hankook Ilbo, đôi vợ chồng nhận nhiệm vụ đi khử trùng các khu vực công cộng như sân bay Daegu, nhà ga Dongdaegu và chợ.
Bài đăng trên Facebook của Quân đội Hàn Quốc.
Trong số những khoảnh khắc của vợ chồng Jo Yul được chia sẻ, bức ảnh chụp thượng sĩ Jo Yul đưa ánh mắt trìu mến nhìn vợ mình trong lúc cả hai đang nghỉ giải lao gây xúc động nhất. Giữa lúc dịch bệnh bùng phát, tất cả mọi người đều phải bỏ qua lợi ích cá nhân mà chiến đấu quên mình vì đất nước.
Được biết, vợ chồng Jo Yul và Moon Kyeom Ji kết hôn được 5 năm. Mỗi ngày trước khi ra ngoài làm nhiệm vụ, thượng sĩ Jo Yul luôn cẩn thận kiểm tra quần áo, kính và mặt nạ bảo hộ của vợ bởi vì theo anh, “ bảo vệ sức khỏe là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Em phải luôn giữ gìn đồ bảo hộ trong lúc đi làm đấy“. Về phía Moon Kyeom Ji cũng khuyên chồng làm tốt nhiệm vụ cùng đồng đội nhưng cũng không được quên bảo vệ bản thân mình.
Video đang HOT
Sau mỗi ca trực, cơ thể vợ chồng Jo Yul đều nồng nặc mùi hóa chất nhưng họ vẫn vui vẻ nói rằng: “ Chúng tôi cảm thấy rất vui khi có thể làm quân nhân trong lúc đất nước đang chống chọi với thảm họa vì có thể góp phần bảo vệ sự an toàn của quốc gia“.
(Nguồn: Hankook Ilbo) (toquoc.vn)
Nghiên cứu mới: Cách ly diện rộng có thể khiến Covid-19 biến đổi
3 nghiên cứu riêng biệt tìm ra rằng các biện pháp cách ly ồ ạt chưa từng thấy mà Trung Quốc áp dụng để đối phó với Covid-19 có thể dẫn đến thay đổi về gien của virus gây ra dịch bệnh này, khiến nó trở nên khó lường và khó bị phát hiện hơn.
Các nhà nghiên cứu tin rằng virus gây ra Covid-19 tiếp tục biến đổi trong quá trình lây lan. (Ảnh: SCMP)
Các nhà nghiên cứu ở Vũ Hán, nơi đầu tiên phát hiện dịch Covid-19, nói rằng việc phong toả hàng triệu người có thể gây ra biến đổi gien của virus corona mới, khiến các triệu chứng ban đầu nhẹ hơn hoặc người bệnh không có triệu chứng nào khi ở giai đoạn đầu nhiễm bệnh.
Từ ngày 23/1, giới chức Trung Quốc phong toả Vũ Hán, thành phố có 11 triệu dân, yêu cầu người dân trong nhà của họ, dừng giao thông và đóng cửa các khu vực công cộng. Những biện pháp quyết liệt này sau đó được áp dụng ở một số thành phố khác, ảnh hưởng đến gần 60 triệu người.
Ông Zhang Shan, một chuyên gia về hô hấp, và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Nhân dân thuộc ĐH Vũ Hán, chỉ ra một xu hướng bất thường trong các bệnh nhân nhiễm Covid-19.
"Chúng tôi tìm ra rằng những đặc điểm lâm sàng ban đầu của các bệnh nhân nhập viện sau ngày 23/1 khác với những người nhập viện trước đó, gây ra những thách thức mới trong chẩn đoán", nhóm của ông Zhang viết trong bài nghiên cứu gửi hôm 2/3 cho SSRN, một trang web của tạp chí y học The Lancet, nhưng nghiên cứu chưa được đăng tải.
"Một số triệu chứng hệ thống thông thường của Covid-19 như sốt, mệt mỏi, có đờm và đau cơ biểu hiệu rõ hơn ở những người nhập viện trước ngày 23/1, nhưng khó lường hơn ở những bệnh nhân sau đó", nhóm nghiên cứu viết.
Theo bài viết, những bệnh nhân nhập viện sau ngày 23/1 giảm 50% mức sốt, 70% mệt mỏi và 80% đau cơ. Có đến 80 bệnh nhân trong phạm vi nghiên cứu này không hề biểu hiện triệu chứng.
Theo nghiên cứu, những triệu chứng ban đầu của bệnh nhân nhẹ hơn sau khi lệnh phong toả được áp dụng, nhưng không có bằng chứng cho thấy khả năng lây lan hay mầm bệnh yếu đi.
Tại Italy, nơi đang có dịch Covid-19 tồi tệ chỉ sau Trung Quốc, virus ở đây được xác định có cùng gien với loại ở Đức nhưng khác các mẫu bệnh ở Trung Quốc.
Hiện đang có tranh luận về nguồn gốc của dịch bệnh này, rằng liệu nó có bắt nguồn từ Trung Quốc, và những biến đổi về gien có tác động như thế nào đối với nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát.
Một nghiên cứu khác do các nhà khoa học ở ĐH Bắc Kinh và Viện Khoa học xã hội Trung Quốc công bố hôm 3/3 đưa ra kết luận tương tự về tác động của biện pháp cách ly.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Lu Jian, một nhà nghiên cứu về sinh học tài ĐH Bắc Kinh, phân tích dữ liệu chuỗi gien của virus từ 103 mẫu thu thập từ các bệnh nhân ở Trung Quốc và các nước khác. Họ phát hiện ra rằng virus gây ra các ca nhiễm ban đầu ở Vũ Hãn có thể tiến hoá thành 2 chủng khác nhau, trong đó chủng xuất hiện sau "hung hăng" hơn chủng trước.
Chủng mới chiếm đến 96% số mẫu thu thập vào đầu tháng 1, cho thấy nó có khả năng lây nhiễm mạnh hơn, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí National Science Review.
Nhưng chủng hung hăng đó ít phổ biến hơn trong các mẫu thu thập từ Trung Quốc và các nước khác sau đợt dịch ban đầu ở Vũ Hán, giảm xuống mức khoảng 60%.
Các nhà nghiên cứu cho rằng thay đổi này của virus là hệ quả của việc cách ly hàng loạt. "Những nỗ lực can thiệp của con người gây áp lực chọn lọc lên chủng hung hăng", nhóm nghiên cứu viết.
Một nghiên cứu khác do ông Jian Yongzhong từ Trung tâm phòng chống bệnh tật Hồ Bắc thực hiện cũng tìm ra rằng virus đã tách thành 2 chủng lớn. Nghiên cứu tìm ra rằng cấu tạo gien của virus đã thay đổi sau khi các biện pháp cách ly được triển khai, và biến thể virus "hiện diện trên khắp thế giới...tạo nên khả năng thích nghi trên diện rộng".
Ông Paul Young, Hiệu trưởng trường sinh học phân tử và hoá học thuộc ĐH Queensland, Úc, cho rằng virus corona sẽ có những biến chủng mới ngẫu nhiên khi nó lây lan.
"Điều này là bình thường đối với virus có bộ gien RNA (giống như Sars-CoV-2). Chúng thường có biến chủng khi nhân rộng", ông Young nói.
Hầu hết các nhà khoa học tin rằng Covid-19 bắt nguồn từ dơi, vì chúng giống 96% chuỗi gien của virus corona tìm thấy trong những con dơi ở tỉnh Vân Nam nhiều năm trước. Nhưng đã có hàng trăm đột biến trước khi nó trở thành virus gây ra Covid-19. Vì thế, giới nghiên cứu cho rằng virus có thể rời khỏi dơi từ hơn chục năm trước, hoặc nó có thể kết hợp với gien của vật chủ chưa được xác định.
Theo ông Wu Yonghua, một nhà nghiên cứu công tác tại ĐH Đông Bắc ở Thường Xuân, virus corona mới gây ra dịch Covid-19 có thể chỉ là một trong đội quân virus gây dịch bệnh sắp xuất hiện.
Ông Wu đã nghiên cứu sự tiến hoá của chủng mới, cũng như Sars (cũng được cho là bắt nguồn từ dơi rồi chuyển sang động vật khác) và hơn 30 virus corona được tìm thấy ở dơi.
Ít nhất 10 chủng virus trong số đó tiến hoá theo những con đường tương tự như loại gây Covid-19 và Sars, phát triển cùng một protein giúp nó bám vào tế bào của con người.
"Chúng có thể là những virus corona khác sẽ lây nhiễm cho con người trong tương lai", ông Wu viết trong bài nghiên cứu đăng hôm 5/3.
BÌNH GIANG (SCMP/Tiền phong)
Vincom tăng cường thắt chặt các biện pháp phòng chống Covid-19 Toàn bộ TTTM Vincom tại Hà Nội được phun khử trùng từ trong ra ngoài; bề mặt tiếp xúc tại các khu vực công cộng được vệ sinh 2 giờ/lần; đo thân nhiệt người ra vào TTTM; nước rửa tay khô được đặt tại nhiều vị trí... Vincom đang đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ không gian mua sắm an toàn cho...