Khoảnh khắc “chim sắt” Su-57 áp sát thiện nghệ máy bay An-12
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố khoảnh khắc “thót tim” khi máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57 áp sát thiện nghệ máy bay vận tải Antonov An-12 ở khoảng cách chỉ vài m.
Máy bay Su-57 của Nga (Ảnh: Sputnik)
Đội ngũ quay phim từ kênh truyền hình của Bộ Quốc phòng Nga Zvezda đã đăng tải môt đoạn video được Sputnik mô tả là “rợn tóc gáy” ghi lại cảnh máy bay chiến đấu đa nhiệm thế hệ 5 Su-57 áp sát máy bay vận tải kích thước lớn Antonov An-12 ở khoảng cách rất gần tới mức những người trên máy bay An-12 có thể nhìn rõ vào mắt phi công điều khiển Su-57.
Những máy bay Su-57 xuất hiện trong đoạn video của Zvezda vào thời điểm chúng đang bay tại thao trường Astrakhan thuộc một trung tâm bay thử nghiệm. Khi đó, một chiếc Su-57 đã bay xuống thấp hơn, khi tiến gần tới cửa hậu của máy bay An-12 cho tới khi khoảng cách giữa 2 máy bay chỉ vào khoảng vài m.
Là một sản phẩm của tập đoàn chế tạo máy bay nổi tiếng Sukhoi, Su-57 là dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm được coi là sánh ngang với máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor và F-35 của Mỹ. Su-57 được đánh giá cao vì khả năng cơ động và có thể bay ở tốc độ siêu âm. Máy bay chiến đấu này có thể tấn công các mục tiêu cả trên mặt đất lẫn trên không.
Ngoài ra, Su-57 cũng gây ấn tượng với khả năng tàng hình và được mệnh danh là “bóng ma bầu trời”. Theo truyền thông Nga, tốc độ tối đa của Su-57 có thể đạt tới xấp xỉ 2.600 km/h và nó có thể di chuyển linh động trong tầm bay 5.500 km.
Video đang HOT
Trong bài viết đăng tải trên The War Zone, chuyên gia quân sự Mỹ Tyler Rogoway cho rằng Su-57 sở hữu radar mảng pha quét điện tử chủ động lắp đặt ở cả phần mũi máy bay và 2 bên sườn. Hệ thống radar này không chỉ giúp Su-57 tăng cường khả năng nhận biết mục tiêu trong chiến đấu, mà còn cho phép máy bay này sở hữu khả năng tác chiến trên không đặc biệt so với các máy bay chiến đấu khác.
Ngoài ra, Nga còn tích hợp cho Su-57 cảm biến quang – điện tử 101KS Atoll, sử dụng cơ chế tìm kiếm và theo dõi bằng hồng ngoại giúp các phi công có thể nhanh chóng dò ra các mục tiêu. Ông Rogoway cho biết Su-57 có thể mang nhiều loại vũ khí uy lực như tên lửa không đối không tầm ngắn K-75M2, tầm trung K-77M, tên lửa không đối đất Kh-38M, tên lửa chống hạm Kh-35UE.
Máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2010. Sau đó, Su-57 đã trải qua hàng loạt các cuộc thử nghiệm và đã được “thử lửa” ở chiến trường Syria. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết cuộc thử nghiệm này đã thành công. Theo Sputnik, “chim sắt” này dự kiến gia nhập biên chế quân đội Nga vào năm 2019 với số lượng 12 chiếc theo đơn đặt hàng tháng 6/2018. Sau đó, Moscow sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt máy bay này.
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Ukraine tổ chức tập trận quy mô lớn: Hệ quả gì?
Hoa Kỳ đã chuyển các máy bay quân sự và máy bay vận tải hạng nặng C-130J Super Hercules tới Ukraine để tham gia cuộc tập trận Clear Sky 2018.
Lầu Năm Góc đã gửi đến Ukraine máy bay tiêm kích F-15C Eagle và máy bay vận tải hạng nặng C-130J Super Hercules. Chúng đã hạ cánh xuống căn cứ không quân gần thành phố Starokonstantivov (vùng Khmelnitsky), tờ Rusvesna dẫn lời Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine cho biết.
Không quân Mỹ và đồng minh tới Syria tham gia tập trận quy mô lớn.
"Các phi đội F-15C Eagle và C-130J Super Hercules của Không quân Mỹ đến Ukraine để tham gia vào cuộc tập trận quân sự đa quốc gia Clear Sky 2018. Mục đích của cuộc tập trận là bảo đảm chủ quyền lãnh thổ và nhằm tăng cường hòa bình và an ninh trong khu vực thông qua hợp tác với các đối tác từ NATO và các đồng minh khác trong khu vực", đại sứ quán Mỹ tại Ukraine thông báo.
Tờ Rusvesna cho biết thêm rằng, cuộc tập trận này sẽ diễn ra từ ngày 8/10 đến 19/10 trên lãnh thổ các vùng Khmelnytsky và Vinnitsa của Ukraine. Được biết, đây sẽ là cuộc tập trận đa quốc gia lớn nhất kể từ khi nước này giành độc lập.
Phía Ukraine sẽ tham gia cuộc tập trận này với khoảng 20 thiết bị bay, trong đó bao gồm các thiết bị bay không người lái (UAV) và trực thăng. Ngoài ra quân đội Ukraine cũng sẽ sử dụng các tổ hợp radar cả di động lẫn cố định và các tổ hợp phòng không di động trong cuộc tập trận này.
Ngoài Hoa Kỳ và Ukraine, 10 quốc gia khác của khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương cũng sẽ tham gia vào cuộc tập trận này. Đặc biệt trong số này phía Ba Lan và Romania sẽ đưa tiêm kích F-16C của họ tham gia vào cuộc tập trận này.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, cuộc tập trận của Ukraine diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine ở khu vực biển Azov không ngừng tăng lên, có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột mới.
Được biết máy bay tiêm kích F-15C Eagle là chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, chúng là thành phần không thể thiếu trong lực lượng không quân chiến thuật của Mỹ và NATO vào đầu thế kỷ XXI.
Tiêm kích F-15 Eagle là một máy bay tiêm kích chiến thuật, có khả năng cơ động cao và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Chúng được thiết kế để chiếm và duy trì ưu thế trên không với các máy bay khác của đối phương.
Công việc phát triển và thử nghiệm F-15 Eagle nằm trong khuôn khổ chương trình chung của lực lượng Không quân và NASA. Việc phát triển loại mày bay này đã được hoàn thành vào năm 1972 và đưa vào sử dụng năm 1976. F-15 được sử dụng ở Trung Đông, Vịnh Ba Tư và Nam Tư.
Máy bay tiêm kích F-15 Eagle vẫn còn hoạt động trong Không quân Hoa Kỳ cho đến năm 2025. Để phát triển máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5, phiên bản F-15SE Silent Eagle hai chỗ ngồi đa năng thuộc thế hệ thứ 4 đã thí điểm sử dụng một số công nghệ của thế hệ thứ 5, đặc biệt là công nghệ tàng hình.
Đối với Lockheed C-130J Super Hercules, đây là chiếc máy bay vận tải quân sự tầm trung và tầm xa của Mỹ. Chiếc máy bay này được sử dụng để vận chuyển các thiết bị quân sự, trinh sát, tiếp nhiên liệu và thực hiện cuộc không kích.
Phiên bản câng cấp C-130 Hercules là máy bay vận tải quân sự chính của Hoa Kỳ, các quốc gia thuộc NATO và một số quốc gia khác. Chiếc máy bay C-130J là phiên bản nâng cấp sâu của loại Lokheed C-130 Hercules.
Nguyễn Giang
Theo baodatviet
Cận cảnh hệ thống tên lửa S-300 cập bến Syria Bộ Quốc phòng Nga đã đăng tải một đoạn video ghi lại hình ảnh các hệ thống phòng không S-300 được tháo dỡ xuống sân bay tại Syria trên một máy bay vận tải An-124 Ruslan. 'Vùng trời Syria sẽ được an toàn nhờ có hệ thống S-300' Ngoại trưởng Syria: Hệ thống S-300 đủ để đáp trả các mối đe dọa của...