Khoảnh khắc chiến đấu cơ Su-34 Nga lao vào chung cư, nổ cháy ngùn ngụt
Một máy bay chiến đấu tiên tiến Su-34 của Nga đã lao vào chung cư ở thành phố Yeysk, miền Nam nước này ngay sau khi cất cánh, khiến ít nhất 13 người thiệt mạng, 19 người bị thương.
Ngọn lửa khổng lồ bùng lên ở sân chung cư nơi xảy ra tai nạn. Ảnh: RT
Hãng tin TASS dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Vào ngày 17/10, một máy bay Su-34 đã bị rơi khi đang trong chuyến bay huấn luyện từ sân bay quân sự ở Quân khu phía Nam. Máy bay bị rơi trong phạm vi thành phố Yeysk”.
“Nhiên liệu của máy bay bốc cháy sau khi chiếc Su-34 lao xuống sân của chung cư”, tuyên bố cho biết thêm.
Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết phi công máy bay đã phóng ra ngoài an toàn. Phi công chiếc S-34 cũng báo cáo rằng một trong các động cơ máy bay đã bốc cháy gần như ngay sau khi cất cánh.
Xem khoảnh khắc máy bay Su-34 lao vào tòa chung cư
Theo đài RT, các quan chức địa phương ban đầu cho biết có ít nhất 4 người thiệt mạng và 25 người khác bị thương. 6 người vẫn đang mất tích. Sau đó, mạng truyền hình này cập nhật con số người chết, theo trợ lý Bộ trưởng Y tế Nga, Aleksey Kuznetsov, là 13 người, trong khi có 19 người nhập viện, bao gồm 3 em nhỏ. 68 người đã được cứu khỏi đống đổ nát và 360 người phải sơ tán.
Thống đốc vùng Krasnodar, Veniamin Kondratyev cho biết vụ tai nạn gây ra cháy lớn phá hủy 72 căn hộ. Ông Kondratyev cũng bác bỏ thông tin cho rằng máy bay trên chở đầy đạn dược.
Quân đội Nga cũng lưu ý rằng chiếc S-34 được lên kế hoạch tiến hành một chuyến bay huấn luyện, do đó không trang bị đạn dược.
Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ đạo Bộ trưởng Tình trạng khẩn cấp liên bang Alexander Kurenkov tới hiện trường ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra.
Cháy lớn phá hủy ít nhất 17 căn hộ trong tòa chung cư. Ảnh: TASS
Đoạn phim ghi lại vụ việc cho thấy các phần lớn tòa nhà 9 tầng bốc cháy sau vụ tai nạn. Chính quyền địa phương sau đó cho biết ngọn lửa đã được dập tắt. Khoảng 250 người đã được sơ tán, trong đó có 40 trẻ em.
Ủy ban Điều tra Nhà nước Nga – cơ quan chuyên xử lý các vụ nghiêm trọng – cho biết họ đã mở một vụ án hình sự và cử các điều tra viên đến hiện trường.
Su-34 là máy bay tấn công mặt đất tối tân của Nga, được phát triển bởi Cục thiết kế Sukhoi bắt đầu vào giữa những năm 1980.
Su-34 có trọng lượng cất cánh bình thường khoảng 38,2 tấn, tối đa 44,3 tấn; có thể mang theo khoảng 8.000 kg vũ khí trên mười hai điểm cứng dưới cánh và thân máy bay.
Chiến đấu cơ này sử dụng được hầu hết các loại vũ khí tiến công chiến thuật hoặc chiến lược của Nga như tên lửa đối đất AS-13/18 Kingbolt; tên lửa chống radar AS-14 Kedge, AS-17 Krypton; tên lửa chống hạm Kh-35 Uran và tên lửa chống hạm tầm xa Kh-41 Moskit; tên lửa hành trình tầm siêu xa Raduga Kh-55, bom chùm RBK-500 và SPBE-D.
Về vũ khí không chiến, ngoài tên lửa chiến đấu tầm ngắn R-73, Su-34 còn được trang bị tên lửa không đối không tầm xa R-77, được dẫn đường bằng radar; một súng máy 30 mm GSh-30-1 để không chiến tầm gần. Su-34 có sức chứa nhiên liệu rất lớn, khi không mang vũ khí, máy bay có thể bay liền một mạch 4.000 km mà không cần tiếp dầu. Với 3 lần tiếp nhiên liệu trên không, Su-34 có khả năng để bay đến 14.000 km, một khoảng cách kỷ lục đối với một loại máy bay tiêm kích ném bom.
Ba công ty vũ khí Nga, Sukhoi, MiG và UAC sáp nhập thành một
Hãng tin TASS (Nga) cho biết, hai công ty vũ khí danh tiếng của Nga là Sukhoi và MiG đã hợp nhất với công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ United Aircraft Corporation (UAC), một thành viên của tập đoàn quốc doanh Rostec.
Nhà máy lắp ráp máy bay của Sukhoi. Ảnh: TASS
Cơ quan báo chí của UAC cho biết: "Các hồ sơ liên quan đã được lập vào ngày 1/6 tại Cơ quan Đăng ký Pháp nhân Liên bang. Hội đồng quản trị UAC đã thông qua việc sáp nhập vào tháng 11/2021 và các cổ đông của ba công ty ủng hộ vào tháng 1/2022".
"Việc tái cơ cấu được hoàn tất đã kết thúc một giai đoạn quan trọng trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp của UAC, đặc biệt là việc chuyển đổi từ hệ thống quản trị ba cấp sang hai cấp trong tập đoàn. Các thương hiệu Sukhoi và MiG, mạnh mẽ và nổi tiếng trên toàn thế giới, sẽ vẫn được sản xuất", Giám đốc điều hành Rostec, Sergey Chemezov cho biết.
Trước đó, trang Russia Beyond cho biết, nhiều thập kỷ cạnh tranh thương mại giữa các công ty đã dẫn đến việc Giám đốc điều hành của Sukhoi Igor Ozar bị sa thải. Vị trí người đứng đầu công ty của ông đã được trao cho Giám đốc điều hành MiG, Ilya Tarasenko.
Dưới sự lãnh đạo của Ozar, Sukhoi đã ký và thực hiện các hợp đồng lớn về cung cấp máy bay ném bom Su-34 và máy bay chiến đấu đa năng Su-35. Công ty cũng đã hoàn thành dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 và chuẩn bị sản xuất hàng loạt.
Ozar là người đứng đầu Sukhoi từ năm 2011 và đến năm 2017, công ty trở thành doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất trong số các nhà sản xuất máy bay của Nga.
Năm 2018, doanh thu của Sukhoi đạt 114,5 tỷ rúp (khoảng 1,5 tỷ USD), tạo ra lợi nhuận ròng 4,08 tỷ rúp (khoảng 55 triệu USD). Trong khi đó, doanh thu của MIG trong năm 2018 là khoảng 89,5 tỷ rúp (tương đương 1,2 tỷ USD) và lợi nhuận ròng nó là khoảng 3,5 tỷ rúp (tương đương 50 triệu USD).
Máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm của Nga, Sukhoi Su-57.
Russia Beyond dẫn Cơ quan báo chí của United Aircraft Corporation cho biết: "Việc củng cố năng lực nghiên cứu và sản xuất chính của ngành công nghiệp máy bay quân sự sẽ cho phép Nga triển khai hiệu quả hơn các chương trình hiện có và phát triển các dự án đầy hứa hẹn".
"Nước Nga hiện đại không cần nhiều máy bay chiến đấu như thời Liên Xô. Vì vậy, một trong những lý do chính cho cuộc hợp nhất là sự cần thiết phải giảm chi tiêu của đất nước cho hàng không quân sự và biến các dự án hiện tại thành những dự án hấp dẫn về mặt thương mại đối với thị trường nước ngoài", ông Litovkin cho biết thêm.
Mặc dù vậy, các chuyên gia Nga đánh giá sẽ không có thay đổi mạnh mẽ nào với ngành sản xuất hàng không quân sự của Nga.
"Công ty mới sẽ tập trung hoàn thiện các dự án hiện có (như máy bay không người lái 'Hunter', chiến đấu cơ Su-57 và MiG-35 và máy bay ném bom chiến lược PAK DA) và tiếp tục nghiên cứu một máy bay đánh chặn mới để thay thế MiG-31. Mục tiêu ngày nay là tăng doanh thu và mang đến cho khách hàng nước ngoài những lựa chọn hấp dẫn nhất trên thị trường hàng không quân sự. Họ sẽ tập trung vào thị trường hàng không Đông Nam Á và Mỹ Latinh", ông Viktor Murahovsky, tổng biên tập tạp chí "Homeland Arsenal" nhận định.
Kinh tế Nga tăng trưởng 6,6% trong tháng 1 Bộ Kinh tế Nga ngày 24/3 cho biết nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 6,6% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, con số này là 4,3% vào tháng 12/2021. Một cơ sở khai thác dầu của Nga trên biển Caspi. Ảnh: AFP/TTXVN Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine...