Khoảnh khắc chân thực 1 ngày của sinh viên tình nguyện
Tham gia chiến dịch “ Mùa hè xanh năm 2016″, một ngày của những sinh viên tình nguyện này với bao hoạt động thiết thực.
Năm nay, trường Đại học Khoa học – Đại học Huế có hơn 70 cán bộ Đoàn, sinh viên tham gia chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh năm 2016″ tại xã Phong Hoà, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế).
Buổi sáng, các bạn sinh viên thường phải thức dậy trước 5h30 để vệ sinh cá nhân và chuẩn bị các dụng cụ cho ngày làm việc.
Một số sinh viên nữ được phân công nấu nướng và thực đơn buổi sáng của cả đoàn thường là mỳ tôm gói.
Tập hợp, phân công nhiệm vụ ngày mới.
Lên đường…
Một nhóm được phân công nạo vét kênh mương, nông thôn nội đồng.
Nhóm khác dọn dẹp, làm sạch đường làng ngõ xóm…
Video đang HOT
…Xây dựng công trình thanh niên cho các hộ gia đình chính sách.
Như những thợ xây thực thụ.
Một phút giải lao.
Giữa cái nắng như đổ lửa của miền Trung, các bạn sinh viên vẫn hăng hái làm việc với tinh thần phấn khởi.
Sau một ngày làm việc, sinh viên nam thường đá bóng giao lưu với thanh niên địa phương.
Các bạn sinh viên nữ tất bật chuẩn bị cho bữa ăn tối.
Quây quần bên mâm cơm…
Được biết, chương trình mùa hè xanh năm nay diễn ra từ ngày 15/7 đến 21/7. Thông qua các hoạt động tình nguyện này đã góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, sống có trách nhiệm với cộng đồng; tạo điều kiện để sinh viên phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế – xã hội, tổ chức các hoạt động ý nghĩa vì cuộc sống cộng đồng.
Bạn Nguyễn Ngọc Thuỷ, sinh viên khoa CNTT, trường ĐHKH Huế chia sẻ: “Tuy đi làm có phần mệt mỏi nhưng em cảm thấy rất vui khi được tham gia chiến dịch này, được làm, được góp sức xây dựng đất nước theo chương trình tình nguyện Mùa hè xanh”.
Phạm Trường
Theo_Người Đưa Tin
Dự định dang dở của nữ sinh bị lũ cuốn trôi
Trước khi bị lũ cuốn trong chuyến đi tình nguyện tại Quảng Ninh, Phan Thị Hải (19 tuổi, đại học Ngoại thương) gọi điện dặn mẹ giữ sức khỏe, một tuần nữa sẽ về giúp mẹ dọn gánh hàng rong kiếm thêm thu nhập.
Con ngõ bê tông dẫn vào ngôi nhà của vợ chồng ông Phan Văn Phùng và bà Nguyễn Thị Hiền - phụ huynh nữ sinh Phan Thị Hải (xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) chiều 4/7 tấp nập bà con lối xóm viếng thăm.
Bà Nguyễn Thị Hiền (mẹ nữ sinh Hải) khóc gọi tên con hai ngày nay kiệt sức. Ảnh:Phương Linh
Bà Hiền kể lại trong nước mắt cuộc điện thoại như sét đánh ngang tai vào 19h ngày 2/7, khi có người ở trường Ngoại thương gọi về xin số điện thoại của chồng mình (lúc bấy giờ đang làm việc tại Hà Nội) để trao đổi thông tin về con gái.
Linh tính có chuyện chẳng lành, bà Hiền gọi liền ba cuộc vào số máy của con nhưng không thể liên lạc. Một lát sau ông Phùng thông báo con gái gặp tai nạn trong lúc đi làm tình nguyện ở Bình Liêu (Quảng Ninh). Nghe giọng của chồng trong điện thoại, bà Hiền không còn đứng vững.
Chỉ một ngày trước tai nạn, đêm 1/7, bà Hiền nhận được điện thoại Hải gọi về. Đầu dây bên kia giọng con gái nhỏ nhẹ: "Mẹ à, mẹ đã ngủ chưa". Cũng như các cuộc gọi của ngày hôm trước, cô gái nhỏ nhắn thông báo đang cùng nhóm bạn đi tình nguyện tại Bình Liêu (Quảng Ninh).
Hải nhắc lại với mẹ đơt tình nguyện dự kiến kết thúc vào 9/7, cô sẽ về nhà giúp mẹ dọn hàng, làm dưa, hái rau để cùng gánh ra đầu ngõ bán kiếm thêm thu nhập gia đình và thêm tiền trang trải học tập. Trước lúc ngắt điện thoại, Hải chúc mẹ ngủ ngon bằng tiếng Việt kèm theo câu tiếng Anh.
Gia đình cho biết hầu như ngày nào cô nữ sinh năm nhất cũng tranh thủ một lần gọi về cho mẹ hoặc bố, Hải luôn nói với mẹ "giữ gìn sức khỏe, đừng làm việc quá sức".
Về việc tham gia hoạt động tình nguyện tại Quảng Ninh, dự kiến từ 29/6 đến 9/7, Hải chia sẻ với gia đình cảm giác háo hức vì đây là lần đầu tiên được đi xa để làm công việc ý nghĩa.
"Con hứa về giúp mẹ nhưng bây giờ con không về nữa thì mẹ sống sao nổi Hải ơi", bà Hiền khóc nấc gọi tên con.
Ảnh đời thường của Phan Thị Hải. Ảnh: Facebook nạn nhân.
Bàn tay run rẩy, đứng lập cập bên di ảnh của con thắp nén nhang, ông Phùng tiếp, đêm 2/7 đang làm việc ở Đông Anh (Hà Nội) ông nhận được điện thoại của trường thông báo con gặp tai nạn. Ngay trong đêm, ông Phùng vượt hàng trăm cây số đường đến Quảng Ninh.
Vốn là công nhân nghỉ hưu non, ba năm trước ông ra Hà Nội xin làm bảo vệ cho một công ty tư nhân với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Một năm nay, tiền ăn học của con gái và trang trải gia đình dựa chủ yếu vào đồng lương chắt bóp của ông.
"Mỗi tháng gia đình gửi khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng để con gái trang trải việc ăn ở, học tập. Bố làm ở Đông Anh nên hàng tháng Hải đều qua thăm bố", ông Phú kể và cho biết lần gần nhất nhận tiền, Hải nói sẽ cố gắng chi tiêu đúng cách để đủ trang trải đến hôm tham gia xong đợt tình nguyện.
Nhiều năm liền là học sinh giỏi
Sinh ra trong gia đình bố mẹ chân lấm tay bùn, từ bé Hải có thành tích học tập đáng nể khi liên tiếp là học sinh tiên tiến và học sinh giỏi các cấp. Ngày chưa vào giảng đường đại học, ngoài thời gian tới trường và học bài, cô bé Hải luôn chăm chỉ phụ giúp bố mẹ việc nhà khiến bà con lối xóm ai cũng yêu mến.
Một trong rất nhiều giấy khen mà Hải dành được trong những năm học phổ thông. Ảnh: Phương Linh
Nói về học trò, giáo viên chủ nhiệm Nguyễn Công Trung (trường THPT Anh Sơn 1) cho biết, trong các năm học lớp 10, 11 và 12, Hải là học sinh giỏi toàn diện với điểm tổng kết trung bình trên 8 phảy. Đặc biệt các môn khối A thì điểm tổng kết luôn trên 9 phảy.
Năm lớp 11, Hải đạt giải khuyến khích môn tiếng Anh cấp tỉnh và thi tiếng Anh trực tuyến (IOE) cấp tỉnh. Cô đỗ vào đại học Ngoại thương với số điểm 25,75. Kết thúc đại học năm học thứ nhất, tân sinh viên Phan Thị Hải đạt điểm tổng kết 3,75/4.
"Không chỉ đam mê học tập, Hải năng nổ, tham gia tích cực vào nhiều hoạt động của đoàn trường. Có năng khiếu viết chữ đẹp nên cô trò nhỏ này thường được chọn để viết bản tin cho nhà trường. Thầy cô toàn trường luôn đánh giá em là học sinh tiêu biểu", thầy Trung nghẹn giọng.
Rạng sáng 3/7, sau hơn 8 giờ mất tích dưới suối Pác Hoóc (Bình Liêu, Quảng Ninh), thi thể ba sinh viên Vũ Thị Xoa (20 tuổi, quê Hải Dương), Nguyễn Thị Hải (19 tuổi, quê Nghệ An) và Nguyễn Thị Ngân (19 tuổi, Hà Nội) được tìm thấy.
Chiều ngày hôm trước, 4 sinh viên khi đi qua suối đã rơi vào hố nước sâu và bị dòng suối cuốn trôi. Một nữ sinh may mắn được cứu thoát, 3 em còn lại gặp nạn. Nhóm sinh viên nằm trong số 21 sinh viên thuộc Đại học Ngoại thương về Bình Liêu làm từ thiện.
Một ngày sau, đại học Ngoại thương đã dừng tất cả 20 đội tình nguyện của trường này tại các tỉnh thành.
Phương Linh
Theo VNE
Thanh niên tình nguyện cần được trang bị kỹ năng thoát nạn Sinh viên tham gia tình nguyện tại vùng sâu, vùng xa nguy hiểm cần được trang bị cá kỹ năng sinh tồn để bảo vệ mình. Sau tai nạn khiến 3 nữ sinh Đại học Ngoại Thương Hà Nội thiệt mạng, Thành đoàn Hà Nội chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố nhanh chóng rà soát các...