Khoảnh khắc cầu sập, nước lũ ‘nuốt chửng’ người đi xe máy
Cảnh tượng gây sốc xảy ra ở Campuchia, nạn nhân là hai binh sĩ đi trên một xe máy.
Kinak DaLi và Sok Vandy thuộc Sư đoàn Bộ binh hạng nhẹ số 1 đang chạy xe qua cây cầu tạm làm bằng gỗ và bùn thì cầu sập. Hai binh sĩ này rơi xuống dòng lũ cuộn chảy bên dưới và vẫn mất tích.
Tai nạn xảy ra chiều 24/7 ở tỉnh Siem Reap. Một thiếu niên địa phương ghi hình về dòng nước lũ vào thời điểm đó và vô tình bắt được khoảnh khắc gây sốc.
Cảnh sát hiện vẫn đang tìm kiếm hai nạn nhân dọc con sông ở làng Thmar Kaev thuộc quận Srok Pang. Tuy nhiên, nỗ lực của họ gặp nhiều khó khăn do mưa lớn.
Phát ngôn viên cảnh sát huyện Srok Pang nói với báo chí địa phương rằng hai người vẫn chưa được tìm thấy.
Thanh Hảo
Theo vietnamnet
Lũ lụt tàn phá khắp Nam Á
Các cơn mưa gió mùa xối xả đã cuốn trôi nhà cửa và gây ra lở đất khắp Nam Á, ảnh hưởng đến hàng triệu người và cướp đi ít nhất 180 mạng sống, các quan chức hôm nay cho biết.
Những cơn mưa gió mùa đang tàn phá khắp Nam Á
Gió mùa rất quan trọng đối với việc tưới tiêu và cung cấp nước ngầm ở khu vực Nam Á - là nơi sinh sống của một phần năm dân số thế giới - và là sự cứu trợ sau một mùa hè khắc nghiệt. Nhưng năm nay những trận mưa lớn dự kiến sẽ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 có thể gây chết người và gây ra sự tàn phá lần thứ hai trong năm nay trên khắp Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Kashmir do Pakistan nắm giữ.
Hôm qua, ít nhất 5 trẻ em đã bị chết đuối ở Bangladesh khiến con số người thiệt mạng trong trận lụt của nước này này lên tới 34 người, trong đó có 18 người bị sét đánh và bảy người chết đuối sau khi thuyền của họ bị lật trong vùng lụt lội ở Vịnh Bengal. Hàng trăm ngàn người đã bị mắc kẹt bởi nước lũ ở phía bắc Bangladesh, nơi có con sông Brahmaputra - một trong những con sông lớn của dãy Himalaya - với mực nước lên cao hơn một mét (40 inch) so với "mực nước nguy hiểm", các quan chức cho biết.
Ở Nepal, ít nhất 67 người đã chết mặc dù nước lũ đang bắt đầu rút. Lực lượng cứu hộ đã phải sử dụng những chiếc thuyền phao để sơ tán các gia đình bị mắc kẹt trong những ngôi nhà bị ngập lụt.
Những cơn mưa xối xả tấn công các bang ở Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và Kashmir do Pakistan quản lý
Các chuyên gia y tế đã cảnh báo về khả năng bùng phát các bệnh dịch sau khi nước rút và kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
Trong khi đó, Ấn Độ có khoảng gần 50 người đã thiệt mạng. Hai bang phía đông Ấn Độ, giáp biên giới Nepal là Assam và Bihar phải tiếp nhận một lượng lớn những người di tản.
Hôm qua, các nhà chức trách Assam đã phải đưa ra một báo động đỏ khi tình hình lũ lụt trở nên nghiêm trọng, với những ngôi làng bị cô lập bởi nước dâng lên và một đường cao tốc lớn bị nhấn chìm. Người dân ở huyện Morigao thuộc bang Assam phải chen chúc nhau trên những chiếc thuyền, chở đồ đạc của họ đến những khu vực an toàn hơn. Morigao là một trong những huyện bị ảnh hưởng nặng nhất và giờ chỉ còn nhìn thấy những mái nhà chìm lấp ló dưới nước. Cho đến nay, 11 người đã chết trong tiểu bang Assam và khoảng 83.000 người phải di dời do lũ lụt.
Theo các nhà chức trách, động vật tại Vườn quốc gia được xếp hạng Di sản Thế giới Kaziranga, nơi có hai phần ba số tê giác một sừng của thế giới cũng được đưa đi di tản.
Tại bang Bihar, 24 trường hợp tử vong đã được báo cáo, với 2,5 triệu cư dân bị ảnh hưởng. Trong số những người thiệt mạng có ba đứa trẻ bị chết đuối khi chúng tò mò muốn biết mực nước dâng cao đến đâu tại một con kênh. Hai đứa trẻ khác đã chết trong khi chơi gần một con mương chứa đầy nước lũ.
Xa hơn về phía tây bắc, tại khu vực do Pakistan quản lý ở khu vực Kashmir, lũ quét đã giết chết 23 người và làm hư hại 120 ngôi nhà. Nguồn nước và điện đã bị tê liệt hoàn toàn.
Liên hợp quốc hôm qua cho biết đã "sẵn sàng làm việc với chính quyền các quốc gia bị ảnh hưởng để gửi các trợ giúp nhân đạo tới các vùng bị thiệt hại nặng nề do gió mùa gây ra".
Trâm Anh (theo AFP)
Theo congly
Trúng đậm mùa cá sặc bùn trên sông Đà, cá to nhiều vô kể Năm nào cũng vậy, cứ vào độ cuối tháng 5, đầu tháng 6 khi nước sông Đà cạn và những trận mưa lũ đầu tiên xuất hiện, chảy cuốn kéo theo bùn đất từ thượng nguồn đổ về, đục ngầu thì cũng là lúc những người dân sinh sống hai bên bờ sông chuẩn bị dụng cụ ra sông bắt cá sặc bùn....