Khoảnh khắc bác sĩ loại bỏ kiến lửa từ bên trong tai bé gái
Một bé gái 10 tuổi được bố đưa đến phòng khám công sau khi cô bé kêu đau tai dữ dội. Qua kiểm tra bác sĩ phát hiện ra một con kiến đang bò trên màng nhĩ của cô.
Mới đây, newsflare đưa tin, một bác sĩ Việt Nam đã loại bỏ một con kiến độc đang chui vào màng nhĩ và ống tai của bé gái ở Hưng Yên, Việt Nam.
Theo bác sĩ, người cha đã đưa con gái 10 tuổi đến phòng khám công sau khi cô bé kêu đau tai dữ dội.
Cô gái cho biết mình đang nằm ngủ thì đột nhiên tai đau và có cảm giác như có con vật đang bò trong tai.
Sau khi kiểm tra bằng ống nội soi, bác sĩ phát hiện ra một con kiến rất lớn đang bò trên màng nhĩ của cô bé. Đây là một loại kiến lửa, có nọc độc và rất hung dữ.
Video đang HOT
Kiến lửa bên trong tai bé gái.
Bác sĩ đã dùng nước muối để kiến bò ra khỏi tai và không tấn công vào ống tai của cô. Sau khi loại bỏ con kiến, bác sĩ đã làm sạch vết cắn của kiến và ống tai của bé gái.
Theo bác sĩ, có lẽ con kiến nghĩ rằng tai của cô là một cái hang và nó có thể làm tổ hoặc ở bên trong. Cần kiểm tra giường ngủ của bé gái và loại bỏ hết kiến trên giường để tránh những con kiến khác chui vào tai.
Kiến lửa là tên gọi chỉ chung cho nhiều loài kiến trong chi kiến Solenopsis (điển hình là loài kiến lửa đỏ). Kiến lửa là những con kiến nhỏ màu vàng đỏ như lửa, hay đốt và đốt đau. Nếu bị gây hấn, chúng phản ứng rất dữ dội và có thể chích rất đau, tạo mụn mủ sau khoảng 48 giờ. Loài kiến này là loài dịch hại chính trong nông nghiệp và ở các khu đô thị, phá hoại mùa màng và tấn công các khu dân cư cả trong nhà và ngoài trời.
Kiến lửa rất nhiều ở Việt Nam, vết đốt của kiến lửa không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cảm giác nhói buốt dai dẳng thật sự là một điều rất kinh khủng. Nọc của một số loài kiến lửa có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc, phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người bị đốt. Nếu vết cắn bị rộp thì không được chọc vỡ mà phải lấy miếng gạc đặt nhẹ lên vì nếu vết rộp vỡ có thể dẫn tới nhiễm trùng.
Bé gái chào đời với chiếc đuôi dài 5 cm cực hiếm
Một bé gái ở Mexico sinh ra với chiếc "đuôi thật" dài 5 cm, mềm, bao phủ bằng một lớp da và lông mịn và có một đầu hơi nhọn.
Bé gái ở Mexico chào đời bằng phương pháp sinh mổ tại một bệnh viện ở Nuevo Leon. Hai mẹ con đã khỏe mạnh trở lại sau ca mổ.
Điều đặc biệt khiến cha mẹ, bác sĩ đều kinh ngạc chính là chiếc đuôi nhỏ của bé gái khi mới chào đời. Cái đuôi nhô ra ở cuối xương cụt với phần gốc hơi lệch về bên trái.
Chiếc đuôi dài 5 cm, mềm, bao phủ bằng một lớp da và lông mịn và có một đầu hơi nhọn. Đường kính thay đổi từ 3 mm đến 5 mm, thu hẹp dần về phía đầu nhọn.
Bác sĩ Josue Rueda đứng đầu ca mổ cho biết đây là trường hợp đầu tiên ghi nhận ở Mexico. Hiện tượng hiếm gặp chỉ xuất hiện ở khoảng 200 ca. Em bé chào đời đủ tháng và không có biến chứng nào trong thai kỳ. Cấu trúc mềm, có phần da bao phủ và lông mịn, có thể di chuyển thụ động mà không gây đau đớn. Đứa bé đã khóc khi bác sĩ thử đâm nhẹ vào phần đuôi.
Cha mẹ bé gái đã có một cậu con trai khỏe mạnh trước đó. Đứa trẻ sơ sinh khỏe mạnh, các xét nghiệm về não, tim, thính giác và nước tiểu cho kết quả bình thường. Khi bé gái được hai tháng tuổi, các bác sĩ tiến hành cắt bỏ chiếc đuôi. Chiếc đuôi có chứa cơ, mạch máu, dây thần kinh nhưng không có xương. Kết quả kiểm tra cho thấy cái đuôi không phải là hậu quả của vấn đề liên quan đến cột sống.
"Đuôi thật" ở người là cực kỳ hiếm, chỉ có 195 trường hợp được xác định tính đến năm 2017, trong đó trường hợp dài nhất là 20 cm.
Đuôi thường xuất hiện ở các bé trai và cứ 17 em bé có đuôi thì có một em bị rối loạn phát triển não hoặc hộp sọ. Các bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Tổ tiên loài người đã mất đuôi khi tách khỏi loài khỉ khoảng 20 triệu năm trước. Trong một số tín ngưỡng và nền văn hóa, đuôi người được coi là linh thiêng và được tôn thờ.
Bé gái khiến ông chủ khóc thét vì liên tục thả bi trúng quà "Con thả bi trúng hoài vậy chắc chú phá sản quá", ông chủ said.