Khoảnh khắc ấn tượng trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Kim Jong-un
Truyền thông Triều Tiên và Trung Quốc hôm nay đã đồng loạt công bố những hình ảnh ghi lại chuyến thăm của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới Bắc Kinh trong tuần này.
Chuyến tàu đặc biệt chở nhà lãnh đạo Kim Jong-un, phu nhân Ri Sol Ju và một số quan chức cấp cao Triều Tiên đã tới nhà ga Bắc Kinh vào sáng 8/1, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 2 ngày tới Trung Quốc của nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã tổ chức trọng thể lễ đón nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên và cũng là chuyến công du nước ngoài mở màn của ông Kim Jong-un trong năm nay.
Hai nhà lãnh đạo cùng duyệt đội danh dự và dành cho nhau những cái bắt tay nồng ấm, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa hai quốc gia láng giềng.
Tân Hoa Xã đưa tin Chủ tịch Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã cùng nhau trao đổi về quan hệ song phương và các vấn đề nằm trong mối quan tâm chung. Hai nhà lãnh đạo cũng đạt được nhiều sự đồng thuận quan trọng.
Chủ tịch Tập Cận Bình đánh giá cao chuyến thăm của nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào thời điểm đầu năm 2019 khi hai nước chuẩn kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức.
“Tôi sẵn sàng hợp tác với đồng chí chủ tịch để nỗ lực thúc đẩy sự phát triển cho tương lai của quan hệ Trung – Triều”, ông Tập Cận Bình nói.
Video đang HOT
Chủ tịch Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng các quan chức cấp cao đã tổ chức hội đàm song phương.
Ông Kim Jong-un nói rằng ông đã tới thăm Trung Quốc 4 lần trong chưa đầy một năm và ông ấn tượng sâu sắc với những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc.
Hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) đưa tin hai nhà lãnh đạo đã thảo luận sâu sắc về tình bình bán đảo Triều Tiên và các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.
Ông Kim Jong-un nói rằng ông sẽ nỗ lực để đạt được những kết quả mà cộng đồng quốc tế chờ đợi tại cuộc gặp thượng đỉnh tiếp theo với tổng thống Mỹ.
Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã tổ chức tiệc chào mừng, tiếp đón nhà lãnh đạo Triều Tiên và phu nhân.
Các nhà lãnh đạo cùng nhau thưởng thức những tiết mục nghệ thuật do nước chủ nhà chuẩn bị.
Bàn tiệc do Trung Quốc chuẩn bị để tiếp đón phái đoàn cấp cao Triều Tiên trong chuyến thăm tại Bắc Kinh.
Ông Kim Jong-un và phu nhân tới thăm nhà máy dược phẩm Tong Ren Tang ở Bắc Kinh. Tại đây nhà lãnh đạo Triều Tiên đã tham quan dây chuyền sản xuất các loại thuốc truyền thống của Trung Quốc.
Bên trong chuyến tàu đặc biệt chở nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Thành Đạt
Ảnh: KCNA, Xinhua
Theo Dantri
Ông Kim Jong-un đến Bắc Kinh: Chuyến đi đầy toan tính
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un muốn cho thấy ông vẫn có lựa chọn kinh tế và ngoại giao khác bên cạnh những gì mà Washington và Seoul mang lại
Truyền thông Triều Tiên và Trung Quốc hôm 8-1 xác nhận nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang thăm Bắc Kinh theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Thông điệp của lãnh đạo Triều Tiên
Chuyến thăm kéo dài từ ngày 7 đến 10-1 này diễn ra giữa lúc Mỹ và Triều Tiên đang tìm địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần 2 nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Một số chuyên gia nhận định chuyến đi là một tín hiệu cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ sớm gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hoặc Tổng thống Mỹ Donald Trump. Năm ngoái, ông Kim đều đến Trung Quốc trước khi tham gia hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc.
"Ông Kim muốn cho chính quyền Tổng thống Trump thấy rằng ông vẫn có những lựa chọn kinh tế và ngoại giao khác bên cạnh những gì mà Washington và Seoul có thể mang lại" - ông Harry J. Kazianis, chuyên gia của Trung tâm Vì lợi ích quốc gia (Mỹ), cho Reuters biết.
Trong thông điệp đầu năm mới 2019, ông Kim tuyên bố nếu Mỹ không nhượng bộ, Triều Tiên không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cân nhắc "tìm một lối đi mới" để bảo đảm lợi ích và chủ quyền. Chuyên gia Kazianis nhận định lời lẽ này dường như muốn ám chỉ việc đưa Bình Nhưỡng xích lại gần Bắc Kinh hơn và điều này có thể khiến Washington lo ngại.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju đi qua dàn lính danh dự tại Bình Nhưỡng trước khi sang Trung Quốc Ảnh: REUTERS
Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đầu tiên ở Singapore hôm 12-6-2018, ông Kim Jong-un đã cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, đàm phán giữa 2 nước đang rơi vào bế tắc khi Mỹ yêu cầu Triều Tiên phi hạt nhân hóa trước nếu muốn được nới lỏng lệnh trừng phạt. Trong khi đó, Bình Nhưỡng lại đòi hỏi nới lỏng lệnh trừng phạt ngay lập tức.
Do đó, kết quả đạt được từ cuộc gặp này bị đánh giá là không đáng kể, nhất là khi Triều Tiên vẫn chưa có động thái nào. Tờ USA Today bình luận đây là chiến thuật mà Triều Tiên đã sử dụng trong nhiều thập kỷ: câu giờ và dùng vũ khí hạt nhân làm đòn bẩy để ép Mỹ nhượng bộ khi đàm phán.
Trong chuyến thăm lần này, lãnh đạo Kim nhiều khả năng đề nghị Chủ tịch Tập Cận Bình nới lỏng lệnh trừng phạt, tăng cường hỗ trợ kinh tế cho Bình Nhưỡng. Mọi kết luận của Bắc Kinh, theo ông Kazianis, đều có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp nhà lãnh đạo Kim biết được ông có thể "cứng rắn" với Mỹ đến đâu trong đàm phán phi hạt nhân hóa.
Phủ bóng đàm phán thương mại?
Sự hiện diện của ông Kim tại Bắc Kinh có thể phủ bóng vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc khép lại hôm 8-1. Có ý kiến cho rằng Bắc Kinh muốn dùng chuyến thăm này để gây sức ép lên Washington. Tuy nhiên, chuyên gia quan hệ quốc tế Shi Yinhong của Trường ĐH Nhân dân ở Bắc Kinh đánh giá đây chỉ là sự trùng hợp và không ảnh hưởng trực tiếp đến tiến triển đàm phán.
Trước khi đạt được thỏa thuận đình chiến, Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế "ăn miếng trả miếng" lên hơn 300 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu của nhau. Nếu đàm phán tiếp tục bế tắc, chiến tranh thương mại có nguy cơ leo thang trong trường hợp Mỹ tăng thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỉ USD hàng hóa nhập nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 2-3 như dự định.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross hôm 7-1 khẳng định kinh tế Trung Quốc sẽ rơi vào vị thế "dễ tổn thương hơn" nếu chiến tranh thương mại tiếp diễn. "Việc áp thuế rõ ràng là đã làm kinh tế Trung Quốc bị tổn hại" - ông Ross khẳng định với CNBC, nhấn mạnh rằng Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ nhiều hơn so với Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong khi đó, theo Công ty Nghiên cứu toàn cầu Mergermarket, căng thẳng thương mại cũng là yếu tố khiến giá trị các thương vụ mua lại công ty Mỹ của Trung Quốc trong năm 2018 giảm 95% so với mức đỉnh điểm 2 năm trước đó, từ 55,3 tỉ USD xuống chỉ còn 3 tỉ USD.
CAO LỰC
Theo NLĐO
Đoàn xe hùng hậu tháp tùng ông Kim Jong-un tại Trung Quốc Đoàn tàu đặc biệt chở ông Kim Jong-un đã tới nhà ga Bắc Kinh sáng nay 8/1, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 4 ngày của nhà lãnh đạo Triều Tiên tới Trung Quốc. Theo AFP, đoàn tàu được sơn màu xanh đậm với sọc màu vàng đặc biệt đã xuất hiện tại nhà ga Bắc Kinh vào 10h55 sáng nay 8/1 theo...