Khoảng trống ứng viên vô địch
Khi Bình Dương, Quảng Ninh thất thủ trước những đội bị đánh giá thấp hơn, là Hà Tĩnh và Nam Định, sự hấp dẫn từ đầu mùa của V-League dường như cũng tụt giảm.
Nam Định thắng Quảng Ninh và giành luôn vị trí của đối thủ trên bảng xếp hạng V-League. Ảnh: VPF.
Nhiều năm trước đây, Cúp Quốc gia có một nỗi sợ mơ hồ cho các đội tham dự, đó là không dám đá hết sức. Một phần bởi họ không đủ lực lượng để đá dàn trải cả hai sân chơi bóng đá nội. Phần còn lại bởi nếu vô địch, đội giành cúp sẽ phải dự AFC Cup – một sân chơi tốn kém chi phí đi lại mà rốt cuộc là thường không đi tới đâu với những đội eo hẹp tài chính.
V-League, tính từ khi đổi thể thức thi đấu vào mùa trước, cũng bắt đầu có một nỗi sợ tương tự. Nếu như năm ngoái, Quảng Ninh và Hoàng Anh Gia Lai đá như chơi trong giai đoạn hai theo kiểu “cho có”, mùa này mọi thứ còn diễn ra sớm hơn. Quảng Ninh một lần nữa rơi vào vòng xoáy sợ cúp. Từng được xem là sớm giữ chỗ trong tốp 6, nhưng 3 trận thua liên tiếp đẩy đội bóng đất Mỏ tới sát vị trí thứ bảy.
Một tên tuổi nữa, cũng chơi theo kiểu “đầu voi đuôi chuột” là Bình Dương. Đội bóng đất Thủ có thời gian giữ ngôi đầu bảng, nhưng sau đó, lối chơi đỏng đảnh làm hại họ. Chẳng những ông Phan Thanh Hùng rời ghế huấn luyện viên (HLV), Bình Dương giờ phải gắng gượng đua tốp 6 trước sự vươn lên từ Thanh Hóa, Hà Nội và Bình Định.
Video đang HOT
Tại sao lại có hiện tượng ấy? Câu trả lời nằm từ chính cách Quảng Ninh, Bình Dương đã thất thủ tối 27/4. Đó là một lối đá vô hồn, thiếu lửa – hình ảnh khác hẳn so với chính họ hồi đầu mùa. Trước Nam Định và Hà Tĩnh khát điểm hơn, quyết tâm hơn, kết quả như nào có lẽ đã dự tính được từ trước giờ bóng lăn.
Những trận đấu kiểu như vậy còn đặt ra một vấn đề khác. Đó là nhiều đội dự V-League chỉ với mục tiêu trụ hạng. Hẳn chưa ai quên, đương kim vô địch Viettel bắt đầu mùa trước với tham vọng vào tốp 5. Còn Sài Gòn, ngay cả khi giữ ngôi đầu bảng tới hết giai đoạn một, họ cũng chỉ dám mơ tốp 3, thay vì những điều xa vời.
Lực lượng mỏng, thiếu sự quan tâm của lãnh đạo, khiến nhiều đội không dám mơ cao. Chỉ khi cờ đến tay, như Viettel mùa trước, bước ngoặt mới xảy ra. Đó cũng là sự khác biệt giữa những cái tên kể trên với Hà Nội. Dù thua cuộc, có lúc lùi tới giữa bảng xếp hạng, đội bóng Thủ đô vẫn không từ bỏ tham vọng đăng quang cuối mùa. Chính quyết tâm ấy dẫn đến việc, Quang Hải cùng đồng đội thường chơi tuyệt hay ở nửa cuối mùa giải và tạo ra những cú bứt phá ngoạn mục như mùa 2016.
Ngày 27/4, Nam Định đã có thể lên vị trí thứ ba bảng xếp hạng. Đó là một sự tưởng thưởng cho nỗ lực đá hết mình của thầy trò Nguyễn Văn Sỹ, nhưng cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những tên tuổi từng ôm mộng xưng vương. Họ đang ở đâu lúc này, khi Hoàng Anh Gia Lai một mình một ngựa băng băng về đích?
Tìm một tập thể có khát khao vô địch, và đại diện cho Việt Nam dự AFC Champions League, từ bao giờ lại trở thành vấn đề?
Khắc nghiệt ghế HLV ở V-League: 9 vòng đấu, 5 người ra đi
Phan Thanh Hùng, Phạm Minh Đức, Chu Đình Nghiêm, Vũ Tiến Thành và Masahiro Shimoda là những HLV chia tay đội bóng chủ quản sau 9 vòng đầu ở V-League.
HLV Phan Thanh Hùng vừa bất ngờ nói lời chia tay CLB Becamex Bình Dương. Cựu HLV Hà Nội FC đề đạt nguyện vọng xin nghỉ để chữa bệnh tim và được lãnh đạo đội bóng chấp nhận. Sau 9 vòng, đội bóng đất Thủ đang chơi tốt với vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng, do đó, thay đổi trên ghế chỉ đạo có thể ảnh hưởng đến tinh thần đội bóng.
HLV Phan Thanh Hùng là chiến lược gia hiếm hoi rời ghế chỉ đạo không vì lý do thành tích. Đầu mùa giải, HLV Vũ Tiến Thành cũng giúp Sài Gòn FC có kết quả tốt với 6 điểm sau 3 trận, nhưng ông Thành vẫn rời ghế huấn luyện, được điều chuyển sang phụ trách Trung tâm đào tạo Bóng đá trẻ PVF.
HLV Phan Thanh Hùng rời Bình Dương.
3 HLV còn lại nói lời chia tay cương vị huấn luyện là Chu Đình Nghiêm, Phạm Minh Đức và Masahiro Shimoda đều "mất ghế" vì CLB chủ quản có thành tích không tốt.
Đáng tiếc nhất trong số này là HLV Shimoda. Cựu giám đốc kỹ thuật Liên đoàn bóng đá Nhật Bản mới làm việc 1 tháng ở Sài Gòn FC và dẫn dắt 3 trận, song thành tích yếu kém (thua cả 3 trận, không ghi được bàn thắng nào) khiến ông Shimoda bị sa thải.
Ban đầu, chuyên gia Nhật Bản được đưa về với vai trò cố vấn cấp cao, sau đó ngồi ghế HLV trưởng, nhưng sau khi đội có kết quả không tốt, ông Shimoda bị sa thải luôn, thay vì điều chuyển về vị trí cố vấn trước đó.
HLV Chu Đình Nghiêm cũng chia tay Hà Nội FC sau 5 năm gắn bó vì lý do "sức khỏe", tuy nhiên, chiến lược gia này cũng thừa nhận rời ghế vì áp lực thành tích trong ngày tạm biệt cầu thủ và lãnh đạo CLB. 7 trận dưới thời ông Nghiêm, Hà Nội FC chỉ kiếm được 10 điểm và đứng ngoài nhóm dẫn đầu.
Ông Chu Đình Nghiêm rời Hà Nội FC sau 7 trận mùa này.
HLV Phạm Minh Đức từ chức HLV trưởng CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh để giúp đội bóng "đổi vận". Dưới thời HLV Minh Đức, đội Hà Tĩnh (tiền thân là Hà Nội B) đi lên từ giải hạng Nhì năm 2016 và lọt vào nhóm đua tranh ngôi vô địch ở mùa giải trước.
Dù vậy, khởi đầu bết bát mùa này (6 điểm sau 9 trận) khiến HLV Minh Đức và lãnh đạo đội bóng đi đến thỏa thuận chia tay.
Trong ngày mai (15/4), nhiều khả năng một HLV nữa sẽ phải rời vị trí, đó là ông Hoàng Văn Phúc của Hà Nội FC. Chiến lược gia này được bổ nhiệm vào ghế tạm quyền ở đội bóng Thủ đô, trong thời gian Hà Nội FC tìm kiếm một HLV mới.
Ông Park Choong-kyun, HLV từng làm việc tại CLB Thiên Tân Quyền Kiện và Jeonbuk Hyundai Motors đã có mặt ở Hà Nội và chuẩn bị nhậm chức HLV trưởng đương kim á quân V-League.
Lò xay V-League sắp gọi tên ai? Giai đoạn một V-League còn 3 vòng nữa, và nhiều huấn luyện viên (HLV) hiện đứng ngồi không yên vì thành tích thi đấu của đội bóng họ dẫn dắt. Polking đứng đầu trong nhóm HLV sắp bị sa thải ở V-League. Ảnh: Goal. Alexandre Polking là cái tên đứng đầu trong nhóm HLV dễ mất ghế. Điều này vốn được đồn đoán...