Khoảng trời riêng nho nhỏ…
Nhiều ý kiến cho rằng, sự độc lập trong hôn nhân không chỉ thể hiện ở khía cạnh kinh tế, mà cả trong các khía cạnh khác của cuộc sống. Sự hòa hợp, hạnh phúc chỉ có thể toàn vẹn khi mỗi người cảm thấy tự do và thoải mái khi ở cạnh nhau.
Mỗi người đều cần những khoảng trời nho nhỏ cho riêng mình, giữ một chút riêng tư và để cảm thấy sự tự do hoàn toàn bị đánh mất trong cuộc sống hôn nhân. Đó là điều nhiều người đúc rút ra, nhưng không phải gia đình nào cũng thực hiện được. Nhiều người sau khi lập gia đình thấy mình lúc nào cũng như bị trói buộc, tù túng bởi sự quan tâm của vợ hoặc chồng.
Có người còn tìm cách kiểm soát vợ hoặc chồng mình không chỉ ở công việc, tiền bạc mà cả các mối quan hệ bạn bè, xã hội. Một người đàn ông kể: Anh đi đâu, làm gì, gặp gỡ ai vợ anh đều muốn biết, muốn được đi theo. Nếu hôm nào anh về muộn, cô đứng ngồi không yên, rồi liên tục gọi điện, nhắc nhở. Anh thấy mình như “bị kìm hãm” bởi sự quan tâm thái quá của vợ. Ngay cả khi anh muốn ngồi nghỉ ngơi yên tĩnh một chút cô cũng vội chạy lại hỏi han “anh có chuyện gì vậy”. Thực tình cũng chẳng có việc gì mà đơn giản chỉ là anh muốn ngồi một mình thôi… Cái cảnh ấy cứ lặp đi lặp lại hàng ngày khiến tự nhiên anh có cảm giác sợ chính ngôi nhà của mình khi không còn chút riêng tư nho nhỏ. Từ cảm giác ngột ngạt đó anh thường ước ao được quay lại cuộc sống độc thân, được tự do làm gì mình muốn mà không cần “giải trình” với ai.
Ảnh minh họa
Một người phụ nữ khác lại kể, cũng chỉ vì có chút nhan sắc, nên cô liên tục nhận được sự dò xét, căn vặn của chồng mỗi khi làm việc gì khuất tầm mắt anh hoặc nói chuyện với bạn bè mà anh chưa từng gặp. Lúc nào anh cũng sợ cô có những mối quan hệ ngoài vợ ngoài chồng. Anh nghi ngờ đủ thứ, không cho cô một khoảng lặng để sống, khiến cô lúc nào cũng cảm thấy nghẹt thở trong chính cuộc hôn nhân của mình.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia tâm lý, hôn nhân là sự gắn kết, nhưng trong đời sống vợ chồng, không thể phủ nhận sự cần thiết của những phút riêng tư, bởi cuộc sống lứa đôi là sự hòa chung từ những cái riêng của mỗi người. Sự can thiệp thô bạo, sự tò mò tọc mạch không biết giới hạn, không chỉ làm tổn thương mỗi người, mà còn khiến bầu không khí gia đình trở nên căng thẳng, ngột ngạt. Không hiếm trường hợp muốn biết tường tận tất cả mọi mối quan hệ, rõ ràng mọi công việc, động thái của người bạn đời, nên tìm mọi cách để căn vặn, để thẩm vấn. Không ít người còn đi thái quá khi xem trộm điện thoại, tin nhắn… để đảm bảo có thể kiểm soát mọi vấn đề. Vô tình, họ đã tự tạo ra sự bức bối cho chính mình và vợ hoặc chồng, khi ấy khó có thể nói rằng hạnh phúc trọn vẹn.
Thực tế cho thấy, cuộc sống vợ chồng rất cần có những mục tiêu chung trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình với những quan hệ bạn bè cũng như hai bên nội ngoại được thuận hòa, yên ấm. Nhưng bởi mỗi người có một hoàn cảnh riêng, quá khứ riêng, bạn bè riêng… tạo nên những tính cách, suy nghĩ, quan niệm và hành động riêng…, do đó, hai vợ chồng cần tôn trọng những khoảng trời riêng nho nhỏ của nhau. Khoảng trời đó chính là những mối quan hệ, những không gian, mong muốn riêng, những quyết định riêng và muôn vàn những cái riêng khác mà mỗi cặp vợ chồng cần cùng nhau nhìn nhận đúng. Điều đó còn thể hiện sự tôn trọng vợ chồng dành cho nhau và giúp hai người mãi giữ được sự mới mẻ. Dù sự tự do không nên thái quá sẽ để quên đi những cái chung trong gia đình, nhưng sự tôn trọng những mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, những sở thích cá nhân hay những phút giây riêng tư trong tâm hồn mỗi người là rất cần thiết. Và những khoảng thời gian riêng cũng cần phải hợp lý nhất để vợ hoặc chồng không cảm thấy mình trở thành người ngoài, để tránh những tổn thương không đáng có.
Một nguyên nhân dẫn đến việc rạn nứt, ly tan trong cuộc sống vợ chồng mà không phải ai cũng chú ý đến chính là sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Có nhiều người phụ nữ sau một thời gian toàn tâm toàn ý theo sát chồng, tận tình chăm sóc đến từng miếng ăn giấc ngủ, kè kè bên chồng trong mọi hoạt động, chợt choáng váng khi phát hiện ra chồng ngoại tình, mà cái nguyên cớ rất đơn giản “vì anh cảm thấy mình không còn cả không gian riêng để thở”. Những giọt nước mắt chứa đầy sự ấm ức, hờn trách và pha lẫn cả tuyệt vọng của những người phụ nữ ấy khiến nhiều người phải suy ngẫm. Mặc dù, có chung sống rồi mới thấy để giữ mãi trong nhau ngọn lửa tin yêu không phải điều đơn giản, nhưng không có nghĩa không làm được. Sự tin tưởng, tôn trọng những cảm xúc, độc lập nhất định của mỗi người sẽ giúp duy trì mối quan hệ bền lâu.
Theo Kinh tế đô thị
Chồng tôi quá để tâm đến tình cũ
Tôi và ông xã đều là những người bạn thân trong một nhóm thời cấp ba. Trước đó, anh ấy là người yêu của cô bạn thân trong nhóm tôi.
Ảnh minh họa
Tôi chỉ dám yêu thầm anh và cầu mong họ hạnh phúc. Khoảng thời gian sau, họ chia tay vì cô ấy có cái tôi quá lớn. Sau đó, cô ấy kết hôn cùng một người chồng đẹp trai và giàu có cũng trong nhóm tôi. Nhìn anh đau khổ tôi chỉ biết bên cạnh động viên. Có lẽ vì cảm động nên anh chủ động hẹn hò rồi kết hôn với tôi, giờ chúng tôi có một bé trai.
Tôi cảm thấy may mắn khi cưới được người như anh. Dù bận rộn công việc, anh luôn dành thời gian bên cạnh tôi và con. Tuy nhiên, tôi còn phiền lòng vì anh vẫn quan tâm thái quá tới người yêu cũ. Chồng cô ấy rất ghen với chồng tôi, luôn đánh đập cô ấy. Vì là bạn thân nên những lúc như vậy cô ấy gọi cho tôi khóc, nhờ giải thích. Chồng tôi thường ngồi sát bên nghe, kêu tôi cùng chạy đến nhà cô ấy. Có lần anh suýt đánh nhau với anh kia. Nhìn cách chồng quan tâm người cũ, tôi cảm thấy buồn.
Tôi đã nói chuyện với chồng cô ấy và cảm thấy anh ta cũng rất yêu vợ nhưng vì ghen tuông nên mới vậy. Mới đây chồng tôi kêu cô ấy ly hôn chồng và nói: "Em để nó đánh vậy sao? Có ngày nó giết em". Anh còn ngỏ ý rằng nếu tạm thời chưa có việc làm, có thể đến chỗ anh làm. Tôi cảm thấy mong manh lắm, cái câu tình cũ không rủ cũng tới khiến tôi lo lắng. Tôi rất sợ mất gia đình hạnh phúc này. Liệu có phải tôi suy nghĩ quá nhiều và ích kỷ không? Xin chuyên gia và độc giả tư vấn giúp tôi.
Huyền
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Tâm gợi ý:
Chào Huyền,
Trong trường hợp này bạn không hề ích kỷ. Sự thật là chồng bạn có cách cư xử không phù hợp với hoàn cảnh của tất cả các bạn. Anh ta đã có gia đình nhưng còn rất quan tâm đến bạn gái cũ. Cũng bởi vậy chồng cô ấy mới có những hành vi ghen tuông. Bạn cần tìm hiểu xem nguyên nhân cốt lõi khiến chồng bạn và cô bạn thân này chia tay nhau là gì? Khi cô ấy đi lấy chồng đã hết yêu chồng bạn chưa? Còn chồng bạn thì thế nào? Chắc khi đó vẫn còn yêu bạn gái cũ nhiều lắm?
Khi người con gái có cái tôi cao, rất dễ làm đổ vỡ mối quan hệ. Cô bạn gái cũ ấy chắc đã có những hành xử khiến chồng bạn không chịu nổi, và cái kết là cô ấy chọn chia tay chồng bạn, đi lấy người khác giàu có hơn. Việc này có thể đã gây tổn thương chồng bạn sâu sắc, khiến anh ấy đau khổ, tự ái, và không thể chấp nhận được. Vì không chấp nhận được thực tại nên anh ấy vẫn dõi theo cô bạn gái cũ, quan tâm thái quá, khiến cô ấy có thể đã hối hận vì bỏ chồng bạn nên mới có những hành vi đáp lại. Hoặc có lẽ cô ấy đã gây ra lỗi lầm gì đó nên mới khiến chồng cô ấy phải đánh đập. Bởi như bạn nói, người chồng rất yêu cô ấy, nếu cô ấy không có lỗi lầm gì nghiêm trọng sao có thể vô cớ mà đánh đập được. Có thể cách hành xử của cô ấy không minh bạch khiến chồng hiểu nhầm, ghen tuông dẫn tới đánh đập. Cũng có thể mối quan hệ với chồng bạn khiến chồng cô ấy cảm thấy bất an. Cảm giác của chồng cô ấy cũng giống như bạn đang trải qua.
Dù chồng bạn có thương bạn gái cũ thế nào thì cũng không nên thể hiện quá nhiều, giúp đỡ một cách nhiệt tình, đến mức xen vào cuộc sống của cô ấy như vậy. Rồi còn khuyên cô bạn ấy ly hôn, anh ta có động cơ gì khi muốn cô bạn gái cũ làm thế? Bởi như vậy không phải tốt mà là đang hại cô ấy, vì khiến cho chồng cô ấy thêm ghen tuông.
Dù cả 4 người đều là bạn thân, nhưng nếu mối quan hệ giữa các bạn không giữ được giới hạn phù hợp, vui vẻ, thoải mái thì không nên tiếp tục giữ liên hệ với nhau. Nếu mối quan hệ này gây ra phiền phức, nghi ngờ, ghen tuông, đố kỵ, hiểu lầm... thì càng không nên tiếp tục chơi với nhau. Nếu không với tình hình này sẽ hủy hoại hạnh phúc, yên ấm của cả 2 gia đình.
Cuối cùng, nếu thật sự là bạn thân, các bạn cảm thấy rất tiếc nuối nếu mất đi tình cảm bạn bè này, 4 người bạn có thể ngồi lại với nhau để nói rõ mọi chuyện, nói ra những suy nghĩ, cảm xúc, động cơ, tại sao mình đã hành xử như vậy với nhau, hóa giải hiểu lầm, vạch ra ranh giới.
Chúc mọi chuyện sớm được giải quyết.
Theo VNE
Tôi không còn muốn chia sẻ điều gì vì mẹ quan tâm thái quá Mỗi khi thấy số điện thoại của mẹ là tôi ngán ngẩm vì không muốn cứ phải nói dối, cũng không muốn nghe mẹ phàn nàn. ảnh minh họa Tôi 24 tuổi, đang làm việc tại TP HCM. Ở tuổi này sẽ gặp nhiều sự khác biệt về quan điểm, lối sống với các thế hệ trước, đặc biệt là cha mẹ. Đối...