Khoáng sản Á Cường và kho báu đang chờ “khai quật”
Sự nấn ná trong trả cổ tức của ACM, khiến một số cổ đông bực mình, có nguyên nhân không nhỏ từ những chương trình đầu tư lớn của công ty, mà một vài trong số đó mới phát sinh sau thời điểm họp đại hội cổ đông.
Công nghệ mới mở đường cho tương lai
Một thông tin góp phần trấn an những cổ đông đang lo ngại về sự trì trệ trong việc trả cổ tức theo cam kết của Tập đoàn Khoáng sản Á Cường (ACM), đó là công ty vừa chính thức đưa vào vận hành một giàn máy mới có khả năng tách vàng, bạc và molipden ngoài tinh quặng đồng truyền thống.
Theo bà Phạm Thị Thúy Hạnh – Tổng giám đốc ACM, công nghệ này cho phép tận thu được các khoáng sản quý đi kèm với đồng, nên công ty buộc phải đầu tư theo xu thế. Trước kia ACM chưa đủ lực để làm, và cũng chưa tìm được công nghệ chuẩn xác cho giàn máy này, vì liên quan đến con người và công nghệ.
Bà Hạnh cho biết, trước kia khi điện phân, trong tinh quặng đồng khi sản xuất từ quặng đồng có khoảng gần 2000 gam bạc/tấn nhưng không thu hồi được, chỉ thu được đồng nguyên chất và đồng tấm, những khoáng sản khác hầu như bị mất đi. Giờ đây khi sản xuất, 2000 gam bạc/tấn sản phẩm sẽ được tách ra, mà vẫn thu được đồng 99,9%, không bị thất thoát.
Công nghệ mới này cũng tách được cả vàng (còn sắt do giá trị thấp nên bị loại đi) – mở đường cho việc công ty chuẩn bị đưa vào khai thác một số mỏ vàng theo kế hoạch đã đề ra.
Giàn máy mới của ACM. Ảnh NDH
Bà Hạnh cho biết, trước kia khi chưa tách được bạc, nếu ACM xuất nguyên si sản phẩm của mình, phía khách hàng vẫn tính cho công ty tinh quặng với 25% độ đồng cộng với 2000 gam bạc/tấn, nhưng giá chỉ bằng 1/3 so với giá khi công ty thu được bạc thành phẩm hiện nay.
Được biết, dàn máy mới được ACM nhập từ nước ngoài về, nhưng sử dụng công nghệ trong nước, với những kỹ sư trong nước đã qua thử nghiệm và có kết quả.
Về nguyên liệu đầu vào, bà Hạnh cho biết trước mắt công ty vẫn sử dụng các sản phẩm đầu vào từ các mỏ hiện tại. Tuy nhiên, do giờ đây có thể sản xuất ra đồng tấm, ra bạc, ra vàng, nên nếu các sản phẩm của công ty không đủ phục vụ cho giàn máy móc mới, mà còn thừa công suất, công ty sẽ nhập thêm sản phẩm từ Núi Pháo, từ Lào, hoặc rất nhiều nơi khác mà họ không có điều kiện để làm và cũng đang lãng phí.
Việc phát triển thêm mảng thương mại, tức là nhập sản phẩm về để sản xuất, theo bà Hạnh, cũng là một nhu cầu hợp lý vì mỗi điểm quặng có những kim loại quý khác nhau.
Những mỏ vàng sắp được “khai quật”
Video đang HOT
Chia sẻ với phóng viên NDH, bà Hạnh cho biết hiện ACM đang chuẩn bị cho 2 dự án khai thác vàng.
Với mỏ vàng tại Đô Lương (Nghệ An), công ty đã triển khai đến giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng, lấy đất xây dựng nhà máy. Trước đó, công ty đã phải hoàn tất các thủ tục pháp lý, như giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn, công ty đã phải dùng đến việc phát hành trái phiếu, và đến quý I/2016 đã phát hành thành công.
Bà Hạnh cho biết những công tác liên quan đến thủ tục, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng, máy móc…, ACM đều phải làm cấp tập, để cuối năm 2016 hoặc đầu 2017 có thể đưa vào sản xuất.
Còn với mỏ vàng ở Phong Vân-Sa Lý, ACM đang chờ tỉnh Bắc Giang cấp giấy phép thăm dò và dự kiến sẽ sớm được cấp. Ngay khi có giấy phép, công ty sẽ tiến hành thăm dò để đánh giá trữ lượng cụ thể.
Theo bà Hạnh, lộ trình UBND tỉnh Bắc Giang đưa ra là từ nay đến cuối năm 2016 công ty buộc phải hoàn thành giấy phép hoạt động, trong khi ACM cũng đang tha thiết làm thật nhanh để khai thác, đêm lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và cho cổ đông.
Mỏ vàng này có điểm thuận lợi là nằm trong khu vực tỉnh Bắc Giang, nên có thể công ty không phải đầu tư xây dựng nhà máy mới, mà khai thác triệt để và chở về tinh chế ở giàn máy mới để tránh đầu tư lãng phí.
Bà Hạnh cho biết đây là vàng gốc, công nghệ tuyển giống với đồng, nên rất thuận lợi.
“Khi đưa vào khai thác, nó sẽ đánh dấu bước phát triển cực lớn của ACM, vì giá trị kinh tế cực lớn, trữ lượng rất nhiều,” tổng giám đốc của ACM đánh giá.
Tuy nhiên, bà cho biết công ty không loại trừ khả năng sẽ vẫn đầu tư 1 nhà máy tại điểm khai thác để đảm bảo công tác an ninh trật tự, vì đó là kim loại quý.
Câu chuyện chậm cổ tức
Được hỏi về việc vì sao công ty lại lùi việc trả cổ tức mấy lần, bà Hạnh cho biết lẽ ra thời điểm này công ty đã phải trả cổ tức cho cổ đông, dù ở mức 5% hay 7%.
Tuy nhiên, do “một lúc triển khai nhiều việc”, liên quan đến các dự án đang làm, nên khó có thể trả mức 7% vào lúc này. Hơn nữa, nhiều dự án đều chậm tiến độ.
Bà Hạnh cho biết chính giàn máy mới này của công ty cũng phát sinh ngoài dự kiến, hôm đại hội cổ đông chưa có. Tuy nhiên, công ty phải đầu tư hàng chục tỷ đồng để làm thật gấp, trong 1,5 tháng phải xong, vì nó quá hợp lý.
Bên cạnh đó, dự án vàng tại Nghệ An dựa hoàn toàn vào vốn trái phiếu. Nhưng khi trái phiếu chưa phát hành, công ty vẫn phải đầu tư, từ giấy phép trở đi, tất cả các thủ tục, phải đi vay lãi để làm.
“Nhiều người không hiểu, cho rằng công ty nói nhiều lời, nhưng phải đặt vào thế của ACM mới thấy cái khó,” bà Hạnh chia sẻ.
“Tôi là người trăn trở nhất. Trong khi giá cổ phiếu còn sai thực tế, thấp hơn giá trị thực của nó rất nhiều, tôi cũng muốn làm những gì đã hứa, về thời gian trả cổ tức, cố gắng lợi nhuận năm nay cao hơn năm trước, nhưng để thực hiện trong bối cảnh thế này không đơn giản”.
Trước sự phàn nàn của một số cổ đông về việc chậm trả cổ tức, bà Hạnh cho biết công ty đã phải khích lệ họ cứ yên tâm nắm giữ cổ phiếu, vì kế hoạch trả cổ tức không thay đổi, chỉ lùi lại 1 chút thời gian do công ty đang đầu tư những hạng mục hạ tầng lớn.
Theo tìm hiểu của phóng viên NDH, cùng với việc đưa giàn máy mới vào hoạt động ngày 5/6, ACM cũng cho đóng điện một máy biến áp tại mỏ Khuân 10 được đầu tư gần 1 tỷ đồng để chuẩn bị khai thác hầm lò sau khi công ty đã khai thác hết phần lộ thiên.
ACM chuẩn bị cho khai thác hầm lò. Ảnh NDH
Cùng với việc đầu tư một chiếc máy cào vơ mới, ACM cùng mời chuyên gia và 1 đội công nhân thiện nghệ của Trung Quốc sang để khai thác triệt để mỏ này.
Máy cào vơ mới được nhập về. Ảnh NDH
Tại mỏ Đồng Bưa, công ty cũng chuẩn bị lắp trạm điện và đường xe chạy 2 chiều cho việc khai thác kiểu công nghiệp.
Khai thác lộ thiên ở mỏ Đồng Bưa. Ảnh NDH
Theo_NDH
Xe máy vẫn phương tiện phổ biến nhất tại đô thị Việt Nam
Theo kết quả khảo sát của Ford, trong số hơn 1.000 người Việt Nam được khảo sát, có khoảng 50% số người cho biết họ thường xuyên di chuyển bằng phương tiện xe máy.
Cụ thể, khảo sát của Ford cho biết, 54% số người tham gia khảo sát cho biết họ thường xuyên di chuyên bằng ô tô cá nhân với tần suất sử dụng nhiều hơn 1 lần mỗi tuần; 50% chia sẻ rằng họ thường xuyên di chuyển bằng xe gắn máy; 30% thường xuyên đi taxi, 27% hay đi xe buýt. Còn lại là sử dụng ứng dụng gọi xe, chia sẻ phương tiện, xe ôm và tàu hỏa.
Xe máy vẫn là phương tiện di chuyển chính tại đô thị
Cũng theo khảo sát này, xe gắn máy, xe tay ga đứng đầu trong danh sách các phương tiện được sử dụng thường xuyên bởi người Việt, với 38% người tham gia trả lời đồng ý rằng họ sử dụng xe gắn máy nhiều hơn so với năm trước đó. Ô tô cá nhân là phương thức tiếp theo có xu hướng sử dụng tăng lên, với tỉ lệ 36% người được hỏi chia sẻ rằng họ dùng xe ô tô cá nhân thường xuyên hơn, tiếp đến là taxi (với 24%) và các ứng dụng gọi xe (23%).
Cũng theo kết quả khảo sát, việc di chuyển bằng xe ôm đang có dấu hiệu sụt giảm đáng kể tại Việt Nam, với 39% những người được hỏi nói rằng họ đang sử dụng hình thức di chuyển này ít hơn so với năm trước. 33% cho biết họ sử dụng xe buýt ít hơn, và 19% sử dụng các dịch vụ chia sẻ phương tiện ít hơn so với năm trước.
Số liệu khảo sát tại Việt Nam
Kết quả khảo sát tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng mô hình "di chuyển đa phương thức" đang trở nên phổ biến hơn. Có hơn 50% số người tham gia khảo sát cho biết rằng họ sử dụng nhiều hơn một phương thức di chuyển hàng ngày, hoặc với tần suất nhiều hơn 2 lần mỗi tuần. Chỉ có 5% nói rằng họ không bao giờ sử dụng nhiều hơn một phương tiện đi lại.
* Được biết, hiện Ford đang triển khai Kế hoạch di chuyển thông minh Ford với mục tiêu trở thành nhà tiên phong trong lĩnh vực kết nối, di chuyển, phương tiện tự hành, trải nghiệm người dùng, dữ liệu và phân tích. Ford đang tiến hành nghiên cứu và phát triển đồng bộ trên nền tảng công nghệ và bối cảnh giao thông bao gồm công nghệ kết nối trong xe; các mô hình sở hữu và chương trình chia sẻ phương tiện linh hoạt; phương tiện tự hành và hơn thế nữa.
Phương Vũ
Theo_VnMedia
Bác đề xuất ưu đãi thuế cho khoáng sản xuất khẩu sang Trung Quốc Các doanh nghiệp kiến nghị tính thuế xuất khẩu phù hợp với khoáng sản xuất khẩu sang Trung Quốc tuy nhiên lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, việc áp thuế cao với tài nguyên thô để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trong nước. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Đây là trả lời của ngành tài chính cho kiến nghị của...