Khoảng cách lý tưởng giữa hai lần sinh con
Khoảng cách tuổi tác giữa các con có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tâm lý của trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy cân nhắc thật kỹ để lựa chọn khoảng cách giữa hai lần sinh hợp lý.
Sinh con quá liền nhau gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Khi vừa mới sinh con trong một thời gian ngắn, cơ thể người mẹ chưa hoàn toàn phục hồi, do đó em bé tiếp theo sẽ có nhiều nguy cơ bị sinh non, nhẹ cân và nhỏ bé hơn. Hơn thế nữa, mẹ sẽ vô cùng vất vả trong việc nuôi dạy các bé khi vừa phải bận rộn chăm sóc em bé lại vừa đối diện với những mệt mỏi trong quá trình mang thai.
Nhiều cặp vợ chồng sinh hai con trong thời gian quá liền nhau cũng chia sẻ rằng, họ có cảm giác như nuôi con sinh đôi, bởi phải đáp ứng gần như cùng lúc mọi đòi hỏi của hai bé. Sinh con quá xa nhau thì lại ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và cách chăm sóc con của mẹ, đồng thời làm giảm sự gần gũi giữa các bé.
Vậy thì con mấy tuổi mẹ có em bé nữa là chuẩn? Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng cách giữa các lần mang thai tốt nhất nên là từ 2 đến 5 năm.
Cho dù khoảng thời gian ấy là bao lâu đi nữa, hãy chắc chắn rằng cơ thể của mẹ đã hồi phục hoàn toàn, sẵn sàng tinh thần cũng như sức khỏe để chăm sóc và nuôi nấng hai đứa trẻ cùng một lúc.
- Sinh con cách nhau 2 năm
Từ 20 – 30 tháng là khoảng thời gian hợp lý đủ cho mẹ phục hồi sức khỏe cho lần sinh tiếp theo. Bạn cũng sẽ tiết kiệm được không ít chi phí vì có thể sử dụng lại hầu hết các vật dụng trẻ em của bé đầu cho bé thứ hai. Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Notre Dame, khoảng cách tuổi 2 năm tạo điều kiện thuận lợi cho bé lớn học tốt môn toán và tập đọc.
Tuy vậy, 2 năm cũng là khoảng thời gian vừa đủ để con đầu lòng phát triển tính cách và hình thành những nhận thức ban đầu. Điều này dễ dẫn đến khả năng bé sẽ ghen tị khi thấy mẹ chăm sóc em nhỏ hơn và có thể khóc lóc ầm ĩ, tủi thân khi phải chia sẻ tình cảm.
Video đang HOT
- Sinh con cách nhau 3 năm
Ở độ tuổi này bé lớn đã tương đối độc lập, không đòi hỏi mẹ phải “canh chừng” bé suốt cả ngày. Bé cũng biết thấu hiểu, thông cảm hơn với sự mang thai của mẹ và dường như thích thú với cảm giác sắp được làm anh, làm chị. Không những thế, ở độ tuổi lên 3, bé còn có thể giúp mẹ những việc nhỏ như lấy bình sữa cho mẹ hoặc ngồi chơi với em bé.
- Sinh con cách nhau 4 – 5 năm
Đây là sự lựa chọn của những gia đình muốn dành nhiều thời gian nhất có thể cho mỗi đứa trẻ. Bé lớn lúc này đã vững vàng hơn và có thể trở thành một “trợ thủ đắc lực” giúp cha mẹ để mắt tới em bé. Vì thế, cha mẹ sẽ không bị nhiều căng thẳng và mệt mỏi như khi phải chăm sóc hai con nhỏ sát tuổi nhau. Đồng thời, khoảng cách này cũng tạo cơ hội cho cha mẹ phát triển kinh tế gia đình và thực hiện những kế hoạch cuộc sống khác.
Mỗi gia đình đều có những lý do riêng trong việc lựa chọn khoảng cách giữa hai lần sinh. Cho dù khoảng thời gian ấy là bao lâu đi nữa, hãy chắc chắn rằng cơ thể của mẹ đã hồi phục hoàn toàn, sẵn sàng tinh thần cũng như sức khỏe để chăm sóc và nuôi nấng hai đứa trẻ cùng một lúc nhé.
Theo Trí Thức Trẻ
Dậy thì sớm có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, ung thư vú
"Có kinh nguyệt sớm ảnh hưởng tới sự phát triển của các điều kiện sức khỏe sau này trong cuộc sống của người phụ nữ như tiểu đường, bệnh tim mạch, và ung thư vú".
Bé gái dậy thì sớm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư vú
Nguy hại vô cùng khi dậy thì sớm ở bé gái.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng, các bé gái dậy thì sớm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư vú về sau. Phát hiện này có thể mở đường cho các nghiên cứu di truyền về mối liên quan giữa tuổi dậy thì và khả năng phát triển một loạt các bệnh về sau.
Ngày nay, các em thường có xu hướng dậy thì sớm, thậm chí, dậy thì từ 8 tuổi. Tuy rằng, nghiên cứu của trường Đại học Cambridge (Anh), về gen đã cho thấy yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng về thời gian dậy thì của các em nhưng các yếu tố môi trường, chỉ số khối cơ thể (BMI) thời thơ ấu và tập thể dục cũng có liên quan rất lớn đến tuổi dậy thì.
Tiến sĩ Joanne Murabito, Phó giáo sư y khoa Đại học Y tại Boston, cho biết: "Có kinh nguyệt sớm ảnh hưởng tới sự phát triển của các điều kiện sức khỏe sau này trong cuộc sống của người phụ nữ như tiểu đường, bệnh tim mạch, và ung thư vú. Bằng cách nghiên cứu các yếu tố di truyền, chúng tôi hy vọng sẽ hiểu rõ hơn về thời gian dậy thì ở các bé gái có liên quan như thế nào đến tình trạng sức khỏe sau này của các em".
Bên cạnh đó, về thể chất trẻ sẽ bị lùn vì xương phát triển sớm hơn lứa tuổi.
Về tinh thần, trẻ sẽ mặc cảm vì sự khác thường của mình so với bạn bè, học hành có thể bị giảm sút.
Về xã hội, trẻ có thể bị lạm dụng tình dục do chưa đủ kiến thức bảo vệ mình.
Cách đơn giản nhất phòng tránh trẻ dậy thì sớm
Cách đơn giản để phòng tránh dậy thì sớm ở trẻ.
1. Điều chỉnh ăn uống phù hợp
Tránh quá thừa dinh dưỡng, đặc biệt là tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, ăn ít đồ ngọt, nhưng cần đảm bảo lượng dung nạp của protein, đồng thời nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý, tránh không cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng và các sản phẩm dinh dưỡng, kem dưỡng da chứa nội tiết tố.
2. Hạn chế ăn đồ ăn nhanh
Có một nghiên cứu chỉ ra rằng, những trẻ em mỗi tuần ăn từ 2 lần thức ăn nhanh trở lên và thường xuyên ăn những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ thì khả năng dậy thì sớm là cao hơn gấp 2,5 lần so với những đứa trẻ bình thường.
3. Tăng cường hoạt động thể dục thể thao
Đặc biệt là tăng cường luyện tập chân, mỗi ngày nên đảm bảo tập luyện 30 phút, các môn thể dục thích hợp là chạy bộ, leo cầu thang và nhảy dây.
Theo Phunutoday
Yếu tố làm tăng nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục mà chị em không biết Tẩy lông "vùng bikini" chính là một trong những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh qua đường tình dục, các chuyên gia y tế cảnh báo. Kết quả của một nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí Da liễu JAMA đã cho thấy việc tẩy lông ở khu vực "vùng bikini" có mối liên kết với...