Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm Pfizer xa nhau, nồng độ kháng thể gia tăng
Khoảng cách 8 tuần được coi là mốc thời điểm tuyệt vời để giúp những người đã được tiêm vắc xin Pfizer có khả năng bảo vệ hiệu quả trước biến chủng Delta.
Nhân viên y tế nói chuyện trước khi tiêm vắc xin Pfizer cho một người đàn ông ở Lancashire, Anh (Ảnh: Reuters).
Reuters ngày 23/7 dẫn một nghiên cứu mới nhất của Anh cho thấy, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin Covid-19 của hãng Pfizer xa nhau thì nồng độ kháng thể trong cơ thể sẽ cao hơn so với việc tiêm 2 mũi quá gần nhau.
Nghiên cứu này, do Đại học Oxford của Anh thực hiện và công bố ngày 23/7, có thể hỗ trợ cho các chiến lược tiêm chủng chống lại Delta khi biến chủng nguy hiểm này đã làm giảm tính hiệu quả của mũi vắc xin đầu tiên, dù hai liều đầy đủ vẫn có tác dụng bảo vệ rất cao.
“Khi tiêm mũi 2 liều vắc xin ở khoảng cách xa hơn…, nồng độ kháng thể trung hòa chống lại biến chủng Delta được tạo ra ở mức thấp sau mũi tiêm đầu tiên và không được duy trì trong khoảng thời gian trước khi tiêm liều thứ hai”, các tác giả của nghiên cứu cho biết.
Video đang HOT
Cũng theo nghiên cứu, sau 2 mũi tiêm, nồng độ kháng thể trung hòa trong cơ thể ở những người trì hoãn 2 mũi tiêm lâu hơn sẽ cao hơn so với những người tiêm 2 mũi gần nhau.
Các kháng thể trung hòa được cho là đóng một vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch chống virus gây Covid-19 nhưng các tế bào T cũng đóng một phần trong việc ngăn chặn virus chết người này.
Nghiên cứu cho thấy, mức độ tế bào T tổng thể thấp hơn 1,6 lần với khoảng cách mũi tiêm lâu hơn so với thời gian cách nhau chỉ 3-4 tuần. Và khi duy trì khoảng cách tiêm lâu hơn, tế bào T sẽ càng có năng lực trợ giúp tốt hơn, hỗ trợ miễn dịch dài hạn hơn.
Các tác giả cũng nhấn mạnh, phát hiện này được đưa ra dựa trên nghiên cứu có sự tham gia của 503 nhân viên y tế.
Những phát hiện này cũng ủng hộ quan điểm rằng, mặc dù mũi tiêm thứ hai là cần thiết để bảo vệ tốt nhất chống lại biến chủng Delta, việc trì hoãn mũi tiêm này có thể cung cấp khả năng miễn dịch lâu bền hơn.
Trước đó, vào tháng 12/2020, Anh đã nới rộng khoảng thời gian giữa 2 mũi tiêm lên tới 12 tuần, dù Pfizer cho biết không có bằng chứng chứng minh hiệu quả của việc kéo dài hơn 3 tuần so với khuyến nghị ban đầu.
Giới chức y tế Anh hiện khuyến nghị khoảng cách 2 mũi tiêm vắc xin là 8 tuần để giúp nhiều người được tiêm chống lại biến chủng Delta nhanh hơn trong khi vẫn tối đa hóa các phản ứng miễn dịch trong thời gian lâu hơn.
“Tôi nghĩ khoảng cách 8 tuần là mốc thời điểm tuyệt vời”, bà Susanna Dunachie, Trưởng nhóm điều tra của công trình nghiên cứu mới nhất này, nói trước báo giới.
"Quái vật" Delta gây tải lượng virus cao gấp 1.000 lần chủng ban đầu
Biến chủng Delta được xem là một trong những mầm bệnh truyền nhiễm lây lan dữ dội nhất trong lịch sử, khi một nghiên cứu gần đây chỉ ra nó gây ra tải lượng virus gấp 1.000 lần chủng ban đầu.
Chủng Delta nguy hiểm đang gây ra làn sóng lây nhiễm mới trên toàn cầu (Ảnh minh họa: Reuters).
CNBC ngày 22/7 dẫn phát biểu của giám đốc trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) Rochelle Walensky cho biết, biến chủng Delta là một trong những mầm bệnh truyền nhiễm dễ lây lan nhất mà các nhà khoa học từng biết đến.
Một nghiên cứu mới được công bố gần đây do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) thực hiện chỉ ra rằng, Delta có khả năng lây lan mạnh mẽ, phần lớn vì người mắc chủng này có thể mang tải lượng virus trong đường hô hấp cao gấp 1.000 lần những người mắc chủng SARS-CoV-2 chưa đột biến. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, Delta có thể tự tạo ra bản sao nhanh hơn và thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với các chủng trước đó.
"Biến chủng Delta rất nguy hiểm và dễ lây lan hơn rất nhiều so với các chủng trước đó. Đây là một trong những mầm bệnh truyền nhiễm dễ lây nhất mà chúng tôi từng biết và cá nhân tôi từng chứng kiến trong sự nghiệp 20 năm qua", bà Walensky nhấn mạnh.
Delta, chủng lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ hồi năm ngoái, sở hữu "đột biến kép" là L452R và E484Q. Cả 2 đột biến này đều xảy ra ở phần quan trọng của virus, cho phép nó xâm nhập và tấn công tế bào cơ thể người.
Những đặc điểm trên lý giải cho nguyên nhân Delta đang gây bùng dịch mạnh mẽ trở lại trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ. Chủng này hiện chiếm 83% trong số ca bệnh đã giải trình tự gen ở Mỹ, tăng mạnh so với con số 50% ghi nhận hôm 3/7.
Mỹ ghi nhận số ca bệnh trung bình 7 ngày tăng 53% so với tuần trước, số người nhập viện tăng 32% và số ca tử vong tăng 19% trong cùng kỳ so sánh.
Bà Walensky cho rằng, Delta vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và "đang tìm người dễ tổn thương kế tiếp để lây lan".
Delta hiện đang bùng nổ ở các hạt Mỹ, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ba bang Florida, Texas, Missouri với tỷ lệ tiêm chủng thấp đang chiếm 40% tổng số ca ghi nhận trên toàn quốc.
Tại các bệnh viện trên khắp nước Mỹ, 97% người nhập viện có triệu chứng mắc Covid-19 đều là người chưa tiêm chủng và 99,5% ca tử vong vì mầm bệnh cũng thuộc nhóm người chưa tiêm vắc xin.
Mỹ kêu gọi 30 triệu người từng mắc Covid-19 tiêm phòng Trước sự lây lan của biến thể Delta, các bác sĩ kêu gọi tất cả những người đủ điều kiện tiêm chủng - bao gồm hơn 30 triệu người từng mắc Covid-19 - đi tiêm phòng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, tiêm ngừa sau khi mắc Covid-19 tạo miễn dịch mạnh hơn so với miễn dịch...