Khoảng 3.500 người phải làm nô lệ cho IS ở Iraq
Liên Hợp Quốc hôm nay ước tính có khoảng 3.500 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo bắt làm nô lệ ở Iraq.
Các phiến quân Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: Ya Libnan.
Phái đoàn Hỗ trợ Iraq và văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc ước tính có khoảng 3.500 người “phải làm nô lệ cho Nhà nước Hồi giáo (IS)” ở Iraq.
“Những người này hầu hết là phụ nữ và trẻ em, chủ yếu đến từ cộng đồng người Yazidi. Số còn lại đến từ các cộng đồng dân tộc và tôn giáo thiểu số khác”, Reuters dẫn báo cáo chung của hai cơ quan trên cho biết.
Nhóm phiến quân, đang kiểm soát nhiều phần lãnh thổ ở Iraq và quốc gia láng giềng Syria, đã thực hiện nhiều hành động bạo lực mà “trong một số trường hợp có thể coi là tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và diệt chủng”. Báo cáo mô tả chi tiết các cuộc hành quyết bằng cách bắn, chặt đầu, chèn xe qua người, thiêu sống hoặc ném nạn nhân từ trên nóc nhà xuống đất.
Video đang HOT
Theo báo cáo, Liên Hợp Quốc có thông tin về số binh sĩ nhí đã thiệt mạng và xác thực khoảng 800 đến 900 trẻ em ở Mosul bị bắt cóc để huấn luyện quân sự và tôn giáo.
“Ngay cả những con số thương vong này cũng không thể phản ánh chính xác mức độ khủng khiếp mà dân thường đang phải chịu đựng ở Iraq”, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, đứng đầu cơ quan về nhân quyền Liên Hợp Quốc, cho biết trong một thông báo. “Những con số này mới chỉ là thương vong do bạo lực và còn nhiều người chết vì thiếu thực phẩm, nước uống hoặc chăm sóc y tế”.
Như Tâm
Theo VNE
Phẫn nộ người phụ nữ bắt cóc 2 trẻ em, ép làm nô lệ suốt 6 năm
Vừa qua, cảnh sát tại thành phố Queens, bang New York, Mỹ đã bắt một phụ nữ trung niên vì hành vi lạm dụng trẻ em, xâm hại quyền trẻ em trong suốt 6 năm qua.
Người phụ nữ ấy là bà Park Sook Yeong, 42 tuổi, sống tại thành phố Queens, bang New York. 6 năm trước, vào năm 2010, bà Park đã bắt cóc hai đứa trẻ, một bé trai 9 tuổi, một bé gái 11 tuổi và tịch thu hộ chiếu của chúng, cắt đứt mọi liên lạc với gia đình ngay khi hai đứa bé vừa từ Hàn Quốc đến Mỹ.
Ngôi nhà của bà Park, nơi hai đứa trẻ bị xem như nô lệ không công và đánh đập không thương tiếc.
Sau đó, bà Park đã đưa hai đứa trẻ này về nhà của mình và xem chúng như nô lệ không công. Hàng ngày, bé gái phải làm hết tất tần tật các công việc nhà. Ngoài ra hai đứa trẻ còn phải đấm bóp cho người phụ nữ này, cắt móng tay, móng chân và thường xuyên bị đánh đập không thương tiếc. Căn nhà nơi chúng sống như "một ngôi nhà kinh hoàng" với đầy sự áp bức và nỗi sợ hãi.
Lớn lên một chút thì người phụ nữ này đưa hai đứa trẻ vào làm việc trong khu chợ Queens và tiền lương của chúng kiếm được thì đều bị bà Park lấy hết. Mặc dù tuổi đời còn khá nhỏ, nhưng không công việc nào là hai em chưa làm cả. Sáng đi học, chiều về làm việc nhà hoặc có khi bà Park bắt hai bé nghỉ học chỉ để ở nhà làm việc cho bà.
Hàng ngày, đứa bé gái phải làm hết tất tần tật các công việc nhà.
6 năm trôi qua, đứa bé gái bây giờ đã 16 tuổi, mặc dù cũng được đi học nhưng em thường xuyên ngủ gật trong lớp vì quá mệt mỏi và trên người thường xuyên có những vết thương chằng chịt vì thế giáo viên đã trình bày trường hợp của em với hiệu phó nhà trường nhằm tìm cách giải quyết.
Sau đó, hiệu phó, ông Francis Lewis đã thuyết phục cô bé kể toàn bộ câu chuyện và ngay lập tức ông Francis đã liên lạc với trụ sở công an để cứu hai bé khỏi ngôi nhà kinh hoàng ấy.
Vào ngày 7/1 vừa qua, cảnh sát và lực lượng chức năng đã tiến hành bắt giữ bà Park và yêu cầu bà trả hộ chiếu cho hai đứa trẻ. Các giáo viên của trường cũng đã đến khu chợ nơi hai bé thường làm việc, xin họ cho hai bé nhận nốt số lương còn lại và nghỉ việc.
Hai đứa trẻ thường xuyên bị đánh đập và trên người luôn chằng chịt những vết thương.
Cuối cùng, sau 6 năm dài đằng đẵng, hai đứa trẻ cũng đã liên lạc được với cha mẹ của chúng trong niềm vui sướng khôn xiết.
Hiện tại hai đứa trẻ đang được chăm sóc bởi những nhân viên xã hội và dịch vụ cộng đồng. Riêng bà Park thì đang chờ ngày hầu tòa về hành vi buôn bán lao động, lạm dụng trẻ em cấp độ ba và tước đi quyền an sinh của trẻ.
Tòa án Dân sự tối cao,nơi bà Park phải trả giá vì những hành vi của mình.
Theo Afamily/ trí thức trẻ
Phận nô lệ của ôsin người Philippines ở Anh "Bà chủ lấy bàn là gí vào tay tôi", một nữ giúp việc người Philippines kể lại chuyện bị lạm dụng trong gia đình người chủ giàu có đến từ vùng Vịnh sinh sống tại Anh. "Bà chủ luôn nhồi vào đầu tôi suy nghĩ 'Cô chỉ là nô lệ'", Adele nói. Ảnh chụp màn hình: Guardian Tiếng cười rộn rã vang lên...