Khoảng 30% vũ khí hạng nặng rút khỏi chiến tuyến ở Ukraine đã biến mất
Phó trưởng Phái đoàn giám sát đặc biệt của OSCE, ông Alexander Hug cho biết, các nhà giám sát OSCE đã không tìm thấy 30% số vũ khí hạng nặng được các bên tham chiến rút khỏi đường tiếp xúc ở miền đông Ukraine.
Tháng 9-2015, chính quyền Kiev và lực lượng ly khai Donbass đã đạt được thỏa thuận rút vũ khí có cỡ nòng dưới 100mm khỏi đường tiếp xúc giữa hai bên.
Đến này 12-11-2015, quân đội Ukraine và nước Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) đệ trình văn bản xác minh đã hoàn thành rút những vũ khí này khỏi đường tiếp xúc.
Xe bọc thép của quân đội Ukraine triển khai tại miền đông
“Chúng tôi thấy một xu hướng đầy quan ngại: 30% vũ khí hạng nặng được rút khỏi đường tiếp xúc, đã biến mất khỏi các cơ sở cất giữ từ cả phía quân đội Ukraine và phía quân ly khai”, ông Hug nói với tờ Spiegel hôm 19-3.
Tháng 4-2014, chính quyền Kiev đã triển khai một chiến dịch quân sự chống lại lực lượng ủng hộ độc lập ở miền đông Ukraine. Đến tháng 2-2015, hai bên đã đạt được một loạt các biện pháp hòa giải, trong đó có thỏa thuận ngừng bắn và rút vũ khí khỏi đường tiếp xúc.
Tuy nhiên, phải đến ngày 1-9-2015, lệnh ngừng bắn mới có hiệu lực, nhưng các bên vẫn thường xuyên vi phạm thỏa thuận ngừng bắn này.
Video đang HOT
Theo ông Hug, các nhà quan sát OSCE đã phát hiện rằng, trong khi vi phạm lệnh ngừng bắn, việc sử dụng các hệ thống rocket đa nòng, xe tăng và pháo của các bên đều gia tăng.
Theo_An ninh thủ đô
Ukraine đánh lạc dư luận bằng tăng pháo tới miền Đông?
Quân đội chính phủ Ukraine bất ngờ dồn vũ khí hạng nặng đến tuyến đối đầu giao tranh ở Donbass, kéo dư luận ra khỏi chính trường đấu đá nội bộ.
Sputnik ngày 9/3 dẫn lời ông Eduard Basurin, Tư lệnh phó Bộ Quốc phòng Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng tiết lộ thông tin, quân đội chính phủ Ukraine bất ngờ dồn vũ khí hạng nặng gồm xe tăng, pháo hạng nặng Smerch... đến tuyến đối đầu giao tranh ở Donbass.
"Trong những ngày qua, tình báo của chúng tôi đã ghi nhận sự tích tụ các loại vũ khí, thiết bị quân sự và quân nhân gần tuyến đối đầu. Tại khu vực Avdeevka đã đánh dấu sự xuất hiện của 4 xe tăng và 40 xe bọc thép, ở Ugledar có 6 hệ thống pháo phản lực Smerch", ông Eduard Basurin cho biết.
Ông bổ sung rằng thông tin về sự chuyển động vũ khí hạng nặng này sẽ được chuyển cho Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Pháo hạng nặng 2S7 Pion của Ukraine.
Chỉ tính từ đầu năm 2016 đến nay, quân đội chính phủ Ukraine ít nhất đã 2 lần điều vũ khí mạnh nhất với quy mô lớn áp sát tuyến đối đầu giao tranh tại miền Đông nước này. Cuối tháng 1/2016, quân đội Ukraine đã tái triển khai gần 70 vũ khí hạng nặng, trong đó có pháo 2S7 Pion đến Donbass.
Những đợt dồn vũ khí của Kiev được thực hiện sau cáo buộc của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nhằm vào Nga. Theo ông này, Nga vẫn đang gửi quân đội và vũ khí tới khu vực miền Đông Ukraine do lực lượng ly khai thân Nga kiểm soát và đồng thời cảnh báo thỏa thuận hòa bình mong manh đang không được thực thi đầy đủ.
"Thật kinh khủng khi sau thỏa thuận Minsk, chúng tôi vẫn phải đối mặt những vấn đề an ninh nghiêm trọng ở Donbass", Tổng thống Ukraine bày tỏ trước thềm các cuộc đàm phán ở Berlin với Thủ tướng Đức Angela Merkel hồi tháng 2/2016.
Từ tháng 4/2014, Chính phủ Ukraine đã phát động một chiến dịch quân sự chống lại nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DNR) và Lugansk (LNR), sau khi hai tỉnh này tuyên bố độc lập sau cuộc đảo chính tháng 2. Theo dữ liệu gần đây của Liên Hợp Quốc, hơn 9000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột này.
Động thái trên diễn ra 3 ngày sau khi Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk tuyên bố trong lễ tuyên thệ nhậm chức của tân cảnh sát tại Poltava rằng ông hy vọng vào sự giúp đỡ của Phương Tây trong việc khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, giành lại quyền kiểm soát Donetsk, Lugansk và lấy lại Crimea.
Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng các đối tác phương Tây của Ukraine "sẽ làm tất cả" để giúp người Ukraine kết thúc cuộc nội chiến hiện nay.
Dồn pháo ra miền Đông, chính quyền Ukraine sẽ bớt bị soi mói?
Trong khi đất nước Ukraine đang có quá nhiều bất ổn đến từ ngay trong Quốc hội, việc điều vũ khí tới miền Đông có lẽ là một bước đi mới của Tổng thống Petro Poroshenko nhằm chuyển hướng dư luận khỏi các mâu thuẫn trong chính quyền.
Trước 1 ngày khi việc triển khai vũ khí tới miền Đông được thực thi, Ukraine rộ lên thông tin trong 2 tuần nữa, Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk sẽ rời ghế và chức vụ này sẽ do Bộ trưởng Tài chính Natalia Yaresko đảm nhiệm.
Ngay cả cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine Steven Pifer cũng từng tuyên bố cho rằng, trong tuần này Kiev sẽ bổ nhiệm thủ tướng mới.
Trước đó, việc Tổng thống Petro Poroshenko yêu cầu Thủ tướng nước này từ chức cũng gây mất tín nhiệm của dân chúng đối với cả 2 vị lãnh đạo đứng đầu đất nước này.
Bế tắc ở Ukraine trở nên phức tạp từ sau ngày 16/2, chính quyền của Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đã chính thức báo cáo trước Quốc hội hiệu quả điều hành kể từ thời điểm tháng 12/2014. Lãnh đạo các phòng Ban và các đảng phái đã liên tục chỉ trích hoạt động của Chính phủ là "hoạt động không hiệu quả".
Đảng Tổ quốc và Đảng Tự lực thuộc liên minh cầm quyền trong Quốc hội Ukraine nghi ngờ chính các đối tác của họ là phe ủng hộ tổng thống và thủ tướng - những người đang ngầm thống nhất với những tên đầu sỏ chính trị muốn Yatsenyuk tiếp tục được làm thủ tướng đã tuyên bố rời khỏi liên minh.
Đông Phong (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
[Infographic] Tiêm kích hạm hạng nặng mạnh nhất thế giới - Boeing F/A-18E/F Super Hornet Boeing F/A-18E/F Super Hornet được coi là tiêm kích hạm hạng nặng mạnh mẽ và thành công nhất thế giới. F/A-18 Super Hornet được phát triển từ tiêm kích hạm nổi tiếng F/A-18 Hornet. Những thay đổi về cấu trúc làm cho máy bay lớn hơn, tầm bay xa hơn, mang nhiều vũ khí hơn, và có khả năng thực hiện đa nhiệm...