Khoảng 15,1 triệu ca mắc, trên 620.500 ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 22/7, thế giới đã ghi nhận khoảng 15.140.000 người nhiễm virus SARS-CoV-2, hơn 620.500 người đã tử vong.
Trong khi đó, thống kê mới nhất của hãng tin Pháp AFP cho biết những nước ghi nhận số ca tử vong mới nhiều nhất trong 24 giờ qua là Brazil với 1.367 ca, sau đó là Mỹ với 974 ca, và Mexico với 915 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Roraima, Brazil. Ảnh: THX/TTXVN
Mỹ vẫn là nước bị tác động mạnh nhất của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, với tổng cộng 144.983 ca tử vong trong tổng số 4.030.302 ca nhiễm. Sau Mỹ là Brazil với 81.597 ca tử vong trong số 2.166.532 ca nhiễm, Anh với 45.422 ca tử vong trong số 295.817 ca nhiễm, và Mexico với 40.400 ca tử vong trong số 356.255 ca nhiễm. Nếu tính tỷ lệ ca tử vong trên tổng dân số, Bỉ đứng đầu với trung bình 85 ca tử vong trên 100.000 dân, sau đó là Anh với tỷ lệ 67/100.000, Tây Ban Nha là 61, Italy 58 và Thụy Điển 56.
Theo AFP, châu Âu hiện ghi nhận tổng cộng 206.251 ca tử vong trong tổng số 2.988.151 ca nhiễm, Mỹ Latinh và vùng Caribbean ghi nhận 167.347 ca tử vong trong số 3.955.571 ca nhiễm, Bắc Mỹ có 150.960 ca tử vong trong số 4.012.645 ca nhiễm, châu Á ghi nhận 52.729 ca tử vong trong số 2.215.617 ca nhiễm, các con số tương tự của Trung Đông là 23.784 ca tử vong trong số 1.038.665 ca nhiễm, và của châu Phi là 15.737 ca tử vong trong số 751.037 ca nhiễm. Châu Đại Dương ghi nhận 157 ca tử vong trong tổng số 14.523 ca nhiễm.
Tại Mỹ, bang California đã xác nhận số ca nhiễm vượt 409.000 ca, vượt New York trở thành bang có số ca nhiễm cao nhất nước Mỹ. Ngày 22/7, Tông thông My Donald Trump canh bao tinh hinh dich xâu đi và kêu gọi ngươi dân đeo khâu trang để ngăn chặn sự lây lan của virus. Phát biểu tai cuôc hop bao chính thức đâu tiên trong gân 3 thang qua vê tinh hinh dich COVID-19, Tổng thống Trump kêu gọi ngươi tre ơ My tranh đên nhưng quan bar đông ngươi nhăm ngăn chăn sư lây lan cua dich bênh.
Ông Trump nhân đinh môt sô khu vưc ơ My đang xư ly dich COVID-19 rât tôt, nhưng môt sô khu vưc khac xư ly chưa tôt. Ông cũng bay to quan ngại về tình trạng gia tăng sô ca mắc COVID-19 ở một số khu vực miền Nam nươc nay. Tuy nhiên, ông cho răng virus SARS-CoV-2 gây bênh COVID-19 “đến thời điểm nào đó sẽ biên mât”.
Video đang HOT
Tại châu Âu, Phap đã ghi nhận sô ca nhiễm gia tăng trong dip nghi He. Bô Y tê nước này xac nhân gia tăng sô ca câp cưu, sô ca nhâp viên va sô ô dich mới bung phat. Kê tư ngay 9/5 vưa qua, ngay trươc khi Phap băt đâu nơi long lênh phong toa, đên nay nươc nay đã phat hiên tông công 547 ô dich COVID-19. Hiên con 208 ô dich chưa đươc kiêm soat.
Theo cơ quan y tê Sante Publique cua Phap, ty lê lây nhiêm virus SARS-CoV-2 ơ nươc nay hiên ơ mưc 1,2 – tưc la trung binh 10 ngươi nhiêm virus co thê lây cho 12 ngươi khac. Ơ cac khu vưc phia Nam, ty lê nay co nơi lên đên 1,55. Trong khi đo, tại Romania, số ca nhiễm mới trong ngày đã ghi nhận mức cao nhất, với 1.030 ca trong 24 giờ qua. Tổng cộng số ca nhiễm ở nước này hiện là 40.163 ca, trong đó có 2.101 ca tử vong. Chính phủ Romania đã gia hạn tình trạng cảnh báo, vốn đang có hiệu lực từ ngày 15/3, thêm 30 ngày nữa đến tháng 8.
Trong ngày 22/7, Australia và Nhật Bản ghi nhận số ca nhiễm mới tăng cao nhất trong một ngày. Thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã tiếp tục duy trì cảnh báo ở mức cao nhất khi số bệnh nhân không rõ nguồn lây nhiễm trung bình mỗi ngày là 122,3 người, tăng 1,6 lần. Số bệnh nhân có triệu chứng nặng cũng có dấu hiệu gia tăng với 14 trường hợp, tăng gấp 2 lần. Giới chuyên gia cảnh báo dịch COVID-19 tại thủ đô Tokyo hiện đã lây sang nhóm đối tượng là những người trung niên, cao tuổi và nguồn lây nhiễm không chỉ dừng lại những người có liên quan đến các cửa hàng ăn uống, dịch vụ giải trí về đêm mà đã xuất hiện ở nhiều khu vực khác như cơ sở chăm sóc sức khỏe, gia đình, nơi làm việc… Các chuyên gia nhấn mạnh về lâu dài, hệ thống y tế của Tokyo có thể rơi vào tình trạng quá tải.
Trong khi đó, tại Thái Lan, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) đã thông qua việc kéo dài sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thêm 1 tháng cho tới ngày 31/8. Người phát ngôn CCSA Taweesilp Visanuyothin cho biết việc kéo dài nói trên là cần thiết vì đại dịch COVID-19 vẫn đang lây lan trên thế giới, trong khi Thái Lan sẽ cho phép khách nước ngoài nhập cảnh và nới lỏng các biện pháp phong tỏa đối với những loại hình kinh doanh và hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao. CCSA cũng thông qua trên nguyên tắc giai đoạn 6 nới lỏng các biện pháp phong tỏa đối với một số nhóm người nước ngoài, nhưng đang chờ những hướng dẫn cụ thể về việc phòng chống dịch bệnh từ các bộ liên quan trước khi công bố ngày áp dụng.
Cùng ngày, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) cũng quyết định mở rộng các biện pháp giãn cách xã hội mới nghiêm ngặt từ nửa đêm 22/7 với yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang tại tất cả những khu vực công cộng trong nhà, gồm các khu thương mại và chợ. Các biện pháp mới sẽ được áp dụng trong 2 tuần. Quan chức phụ trách y tế Hong Kong, bà Sophia Chan nhấn mạnh các ca nhiễm mới gia tăng mới đây chủ yếu do người dân không đeo khẩu trang.
Tại châu Á, một số hoạt động vui chơi, giải trí đã bắt đầu được mở lại ở những khu vực nguy cơ lây nhiễm thấp. Giám đốc Cơ quan điện ảnh thành phố Bắc Kinh, Wang Jiequn cho biết từ ngày 24/7, các rạp chiếu phim ở những khu vực nguy cơ lây nhiễm thấp ở thủ đô của Trung Quốc này có thể nối lại hoạt động với việc triển khai các biện pháp hiệu quả trong phòng chống dịch, như hạn chế số lượng khán giả mỗi buổi chiếu ở mức 30% sức chứa của rạp và bán vé ngồi giãn cách. Khán giả phải dùng tên thật để đặt chỗ trước, đeo khẩu trang trong rạp và những người không quen biết nhau nên ngồi cách xa nhau ít nhất 1 mét.
Trong khi đó, Đài tưởng niệm chiến tranh của Hàn Quốc tại thủ đô Seoul đã mở cửa trở lại sau 2 tháng đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch. Đài tưởng niệm này nằm trong số hàng chục địa điểm công cộng được mở cửa trở lại trong tuần này trong bối cảnh số ca lây nhiễm tại Seoul có dấu hiệu thuyên giảm. Cùng ngày, Bộ Giáo dục, Thanh niên và thể thao Campuchia đã thông báo về việc Hội đồng Bộ trưởng Campuchia cho phép bộ này được mở cửa trở lại 20 trường học ở thủ đô Phnom Penh, thành phố Siem Reap và thành phố Battambang, đáp ứng tiêu chuẩn cao về an toàn như mỗi lớp học không vượt quá 15 học sinh, trong khi việc giãn cách xã hội phải được áp dụng chặt chẽ.
Trong khi tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, một nghiên cứu đăng trên tạp chí y học The New England cho thấy khả năng miễn dịch đối với virus SARS-CoV-2 sẽ không thể tồn tại lâu ở những bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ, vốn chiếm phần lớn trong số các ca nhiễm.
Theo nghiên cứu trên, lượng kháng thể chống virus SARS-CoV-2 ở những bệnh nhân thể nhẹ đã giảm mạnh trong 3 tháng đầu tiên sau khi nhiễm bệnh, trung bình đã giảm một nửa sau 73 ngày. Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với một nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học thuộc Đại học Collage London (UCL) ở Anh, cho thấy sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2, khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể đối với virus này sẽ suy giảm sau vài tháng. Cụ thể, phản ứng kháng thế có thể bắt đầu giảm từ 20-30 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng bệnh.
Cũng trong ngày 22/7, các nhà khoa học Anh cảnh báo SARS-CoV-2 biến thể tạo thành những ổ dịch khả năng lây lan nhanh trên toàn cầu. Biến thể mới có tên D614G, không gây ra nguy hiểm hơn cho tính mạng hay bệnh nhân sẽ phải nằm viện lâu hơn so với loại virus ban đầu tìm thấy ở Vũ Hán (Trung Quốc), tuy nhiên kết quả nghiên cứu trên 40.000 bộ gene tại Anh cho thấy D614G chủ yếu gia tăng lây truyền nhiễm cho người. Biến thể D614G hiện chiếm tới 75% các ca nhiễm trên toàn cầu.
Thụy Sĩ mở rộng danh sách lên 42 quốc gia là điểm nóng về dịch COVID-19
Ngày 22/7, Chính phủ Thụy Sĩ đã mở rộng danh sách lên 42 quốc gia và vùng lãnh thổ bị coi là điểm nóng về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo đó, những công dân đến từ những nước này phải tham gia cách ly trong 10 ngày.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm dịch COVID-19 tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 20/3/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Các quốc gia và vùng lãnh thổ vừa được đưa vào danh sách trên bao gồm Bosnia, Costa Rica, Ecuador, El Salvador, Eswatini, Guatemala, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Luxembourg, Maldives, Mexico, Montenegro, Palestine, Suriname và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Trong khi đó, nhà chức trách đã loại 2 nước Belarus và Thụy Điển khỏi danh sách.
Tháng 6 vừa qua, Chính phủ Thụy Sĩ bắt đầu nới lỏng đa số các hạn chế hoạt động được áp đặt để phòng dịch. Nhà chức trách nước này quy định từ ngày 6/7, những công dân thuộc những nước có nguy cơ cao về COVID-19 muốn nhập cảnh Thụy Sĩ phải cách ly 10 ngày, nếu không sẽ lĩnh mức phạt 10.000 franc Thụy Sĩ (10.700 USD). Giới chức y tế Thụy Sĩ thông báo đã ghi nhận hơn 33.800 ca mắc, trong đó có gần 1.700 ca tử vong.
Tại Ukraine, chính phủ nước này cùng ngày đã gia hạn biện pháp giãn cách xã hội trên toàn quốc đến ngày 31/8 tới để phòng dịch COVID-19, song sẽ cho phép một số vùng nới lỏng nếu đảm bảo công tác ngăn chặn dịch bệnh.
Chính quyền Ukraine đã áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để phòng dịch vào tháng 3 vừa qua và bắt đầu nới lỏng các biện pháp này từ tháng 5 để góp phần phục hồi kinh tế. Nhà chức trách gia hạn lệnh giãn cách xã hội mỗi tháng một lần, yêu cầu người dân đeo khẩu trang và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt tại nơi công cộng.
Tuy nhiên, giới chức Ukraine lo ngại trước số ca mắc mới tăng cao trong những tuần gần đây và cho rằng nguyên nhân là do người dân phớt lờ các biện pháp giãn cách xã hội. Đến nay, Ukraine ghi nhận gần 61.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.534 ca tử vong.
Trong khi đó, Chính phủ Romania cùng ngày 22/7 thông báo đã ghi nhận thêm 1.030 ca mắc COVID-19. Đây là số ca mắc trong một ngày cao nhất từ trước đến nay tại nước này. Như vậy, Romania đến nay xác nhận tổng cộng 40.163 ca mắc, trong đó có 2.101 ca tử vong. Chính quyền nước này mới đây gia hạn tình trạng báo động thêm 30 ngày từ ngày 15/5 đến ngày 15/8 tới.
Cùng ngày 22/7, Giám đốc phụ trách các chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan cảnh báo: "Trong khi dịch bệnh chắc chắn đã được kiểm soát tại Tây Âu, chúng ta vẫn thấy một số xu hướng đáng lo ngại tại Nam Âu và các quốc gia trên bán đảo Balkan". Do đó, ông Ryan cho rằng châu Âu vẫn chưa thoát khỏi đại dịch, đồng thời khuyến cáo chính phủ và người dân các nước duy trì thận trọng.
Đại dịch COVID-19 tập trung vào 3 'điểm nóng' nhất thế giới Trong khi châu Âu đã qua giai đoạn nghiêm trọng nhất của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 thì tại châu Mỹ và một số nước châu Á, tình hình ngày càng phức tạp. Châu Mỹ: Số ca mắc và tử vong ở Mỹ và Brazil đều tăng Mỹ và Brazil là hai điểm nóng nhất châu Mỹ và cũng là...