Khoán xe công đưa vào Nghị quyết sẽ phải được thực hiện
Việc khoán xe công khi đưa vào nghị quyết sẽ được Chính phủ triển khai thực hiện nhằm tiết kiệm chi phí, sử dụng hợp lý Ngân sách Nhà nước.
Để thực hiện nghiêm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tại Nghị quyết về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2016, Quốc hội yêu cầu Chính phủ điều hành chi ngân sách theo dự toán được giao, giảm tối đa khoản chi cho hội nghị, hội thảo, khánh tiết, khảo sát nước ngoài, hạn chế mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền, từng bước thực hiện khoán xe công với một số chức danh.
Trao đổi với báo chí, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, ông Phùng Quốc Hiển làm rõ hơn về vấn đề này.
PV: Nghị quyết quy định từng bước thực hiện khoán xe công với một số chức danh. Quy định này được hiểu như thế nào thưa ông?
Ông Phùng Quốc Hiển: Lần đầu tiên Quốc hội đưa việc thực hiện khoán xe công với một số chức danh vào Nghị quyết. Tuy nhiên do vẫn cần phải rất thận trọng, tính toán kỹ nên trong Nghị quyết lần này chỉ nói “từng bước thực hiện khoán xe công đối với một số chức danh”. Điều này được hiểu là để thực hiện điều này cần phải có lộ trình cụ thể.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, ông Phùng Quốc Hiển cho biết khoán xe công sẽ góp phần sử dụng hợp lý NSNN.
Theo quan điểm của tôi, đối với những loại xe công có tính chất công cộng, phục vụ như công an, quân đội, cứu thương, chở rác… sẽ không thể thực hiện cơ chế khoán vì mang tính chất phục vụ cho cộng đồng dân cư. Nhưng xe công dành cho các chức danh lãnh đạo sẽ cần phải được tính toán từ hệ số 1,3 trở xuống, đặc biệt ở giữa hai mức hệ số là 1,25 và 1,3.
Trong thực tế, số lượng các chức danh có hệ số như vậy không nhiều, nếu ở trong một tỉnh thì chỉ có đến 3 chức danh. Một bộ quản lý cũng chỉ có một số Thứ trưởng, Tổng cục trưởng loại 1 mới được đi xe. Chi phí xe công xưa nay vẫn theo tinh thần phục vụ là chính, nếu chỉ quy định phân xe theo chức danh sẽ không có nhiều người được sử dụng xe. Tuy nhiên, để góp phần vào việc thực hành tiết kiệm, khoán xe công sẽ tổ chức tốt cho tiết kiệm chi phí, góp phần sử dụng hợp lý Ngân sách Nhà nước.
PV: Trước đây Quốc hội đã từng có chủ trương khoán xe công nhưng không khả thi, vậy theo ông quy định lần này liệu có thành công?
Video đang HOT
Ông Phùng Quốc Hiển: Tôi nghĩ lần này chắc chắn Chính phủ sẽ phải thực hiện. Chúng ta thấy rằng, Chính phủ cũng như Quốc hội đã bắt đầu xác định phải cơ cấu lại thu chi, nhất là chi thường xuyên vừa qua tăng nhanh.
Tất nhiên quá trình thực hiện khoán xe công với một số chức danh sẽ phải được giám sát. Tôi tin Chính phủ chắc chắn sẽ thực hiện điều này vì bản thân Chính phủ đã từng có đề án. Cùng với Nghị quyết Quốc hội lần này chắc chắn Chính phủ sẽ tổ chức thực hiện.
PV: Thực tế với khoán xe công sẽ có rất ít người xung phong thực hiện đi lại bằng các phương tiện khác? Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Ông Phùng Quốc Hiển: Chúng ta phải hiểu câu chuyện tại sao cần có xe công. Có những chức danh khi làm việc yêu cầu phải có xe công do khối lượng công việc cũng như yêu cầu về tính an toàn. Nếu đơn thuần chỉ là khoán xe công, số người xung phong thực hiện sẽ ko nhiều, nhưng nếu đặt ra đồng loạt, trở thành chính sách thì đương nhiên sẽ phải thực hiện.
Sở dĩ thời gian qua chúng ta không thực hiện được việc này là do để tự các chức danh xung phong nhận khoán xe công. Thực tế cùng chức danh Thứ trưởng, người đi xe công, người đi xe ôm hoặc taxi về cảm quan là không ổn. Nhưng nếu là đồng loạt áp dụng chắc chắn mọi người sẽ đồng tình theo quy chuẩn, tiêu chuẩn đến đâu thì áp dụng, đã khoán là khoán, tiêu chuẩn của mọi người cùng như nhau trong ranh giới của pháp luật, theo đúng quy định của luật pháp.
PV: Thưa ông, Nghị quyết của Quốc hội cũng đã quyết định rút 40.000 tỷ đồng vốn cổ phần ra khỏi doanh nghiệp nhà nước; rút 10.000 tỷ đồng từ nguốn vốn này để bù đắp hụt thu, có nghĩa là Quốc hội sẽ quyết định khoản vốn này?
Ông Phùng Quốc Hiển: Quá trình cổ phần hoá là quá trình thực hiện nhiệm vụ thoái vốn của Nhà nước ra khỏi doanh nghiệp Nhà nước. Nhà nước chỉ đầu tư một số lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế, những lĩnh vực doanh nghiệp ngoài nhà nước không đầu tư, đó là việc cần thiết.
Còn số tiền 10.000 tỷ đổng thoái vốn từ doanh nghiệp nhà nước, khi sử dụng phải đảm bảo là chỉ dành cho đầu tư phát triển. Chính vì thế nên Nghị quyết đã ghi rất rõ, nếu hụt thu cũng không sử dụng quá 10.000 tỷ đồng, chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển.
PV: Có ý kiến đại biểu cho rằng, nên đóng băng nhân sự trong vòng 3 năm để giảm biên chế, giảm chi thường xuyên. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Phùng Quốc Hiển: Trong Nghị quyết quy định mức bội chi ngân sách bằng mức tuyệt đối như 2016 là 254.000 tỷ, ổn định trong một số năm. Tức là GDP vẫn tăng, nhưng bội chi ổn định, theo đó tỷ lệ sẽ giảm. Hai là chi thường xuyên giữ mặt bằng như 2015 – 2016, ko tăng nữa, như vậy tỷ lệ chi sẽ giảm.
Với đề nghị của đại biểu là trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải giảm chi liên quan đến lương và biên chế. Nghĩa là giữ biên chế để sắp xếp, nhưng thực ra việc này chúng ta đã từng làm, biên chế sẽ ko tăng thêm theo nguyên tắc cứ 2 người nghỉ hưu mới bổ sung 1 người. Nếu kiên trì thực hiện theo lộ trình này thì biên chế của chúng ta sẽ hợp lý, kể cả khu vực công chức, viên chức.
Sau này, một số lĩnh vực dịch vụ chuyển sang giá dịch vụ, tức là tự cân đối bằng nguồn xã hội hóa thì cũng góp phần làm giảm biên chế cho bộ máy viên chức. Trong khi hiện nay số người hưởng lương chủ yếu nằm ở viên chức, là giáo viên, là y bác sĩ… đó là những cách để giảm gánh nặng với ngân sách, tôi cho đây là một lộ trình rất tốt.
PV: Quốc hội có quyết định sẽ giảm chi thường xuyên xuống bao nhiêu % trong những năm tới?
Ông Phùng Quốc Hiển: Giảm chi thường xuyên là chính sách tài khoá và là một lộ trình cương quyết. Nhưng chính sách tài khoá phải đảm bảo yêu cầu các khoản chi phát sinh đảm bảo cân đối được nguồn. Trước đây nhiều khi do nhu cầu, đề xuất ra nhưng nguồn vốn không có. Nhưng lần này làm như vậy là chúng ta sẽ đảm bảo cân đối được thu chi.
Còn chuyện dừng chi thường xuyên cũng cần phải hiểu rằng, chúng ta còn phải đảm bảo yếu tố an sinh xã hội, trả nợ, giảm nghèo đa chiều, hỗ trợ người có công, hỗ trợ về nhà cửa…. Nhưng phải đặt nguyên tắc chi theo nhu cầu thực tế phát sinh, đảm bảo có nguồn bù đắp thì mới được quyết định, đó là nguyên tắc xuyên suốt./.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Nguyễn Quỳnh (ghi)
Theo_VOV
Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2016
Trong ngày làm việc thứ 17 kỳ họp thứ 10 ngày 10/11, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016.
Trước đó tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII (ngày 20/10), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội năm 2015 và 05 năm 2011-2015; phương hướng, nhiệm vụ 05 năm 2016-2020 và năm 2016.
Theo đó, mục tiêu tổng quát cho kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2016 đạt 6,7%; GDP bình quân đầu người khoảng 2.450 USD. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2016 tăng dưới 5%.
Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP trên 85%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 05 năm và năm 2016 bằng khoảng 31% GDP. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2016 là 4,95% GDP.
Về xã hội, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2016 đạt 53%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%.
Trong lĩnh vực y tế, mục tiêu năm 2016 đạt 24,5 giường/10.000 dân. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm 2016 đạt 76%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng năm 2016 còn dưới 13,8%.
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 giảm khoảng 1,3-1,5%; riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%. Diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2016 đạt 22,6 m2...
Từ các mục tiêu nêu trên, Báo cáo của Chính phủ cũng đề ra những nhóm giải pháp quan trọng để triển khai thực hiện.
Tại kỳ họp này, trong các ngày 2-3/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận Báo cáo của Chính phủ.
Trong phiên họp 10/11, trước khi Quốc hội biểu quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày dự thảo Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự thảo Nghị quyết.
Theo Chinhphu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nợ công lên tới 2,7 triệu tỷ đồng: "Đóng băng" bội chi ngân sách? Đây là số liệu được ông Trần Văn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách đưa ra trước Quốc hội chiều 3/11. Đồng thời, để góp phần giải quyết mất cân đối ngân sách, ông Văn đề xuất phải "đóng băng" bội chi ngân sách 2016 và biên chế nhà nước trong vòng 3 năm. Phiên thảo luận tại hội...