Khoản thu kếch xù Nga kiếm được khi đánh thuế thị trường tiền số
Các nhà phân tích cố vấn cho chính phủ Nga tin rằng Moskva có thể thu tới 1.000 tỷ rubble (tương đương 13 tỷ USD) mỗi năm bằng cách giám sát chặt chẽ và đánh thuế các giao dịch bằng đồng tiền số.
Đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh truyền hình RT, báo cáo được đưa ra sau khi giới chức nước này vẫn đang đầu trong việc đối phó với xu hướng tiền số hiện nay. Một số nhà phân tích thậm chí còn gợi ý cấm sử dụng hoàn toàn loại tiền mới này.
Tháng thước, ngân hàng trung ương của Nga đã đề xuất một lệnh cấm hoàn toàn đối với các đồng tiền điện tử trong nước. Cơ quan này cho rằng việc phát hành, lưu thông, trao đổi và mua bán tiền ảo nên bị cấm để ngăn chặn các trường hợp tội phạm thực hiện các hành vi gian lận hay rửa tiền. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị các bộ ngành khác trong chính phủ Nga, bao gồm Bộ Tài chính, bác bỏ. Thay vào đó, họ đề xuất phương án ban hành luật để chính phủ nắm giữ quyền kiểm soát nhiều hơn.
Video đang HOT
Hiện Moskva đang cân nhắc về các phương án khả thi trong việc kiểm soát người Nga sử dụng tiền điện tử. Theo báo The Bell có trụ sở tại thủ đô Moskva, các nhà nghiên cứu đã đề xuất đánh thuế các loại tiền điện tử và cho rằng chính sách này sẽ giúp chính phủ thu được hàng nghìn tỷ rubble. Chính sách thuế có thể được áp dụng đối với các sàn giao dịch cũng như thu nhập từ các khoản đầu tư.
Tiền điện tử đã được chấp nhận tại Nga kể từ tháng 1/2021, sáu tháng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký điều luật cho phép công dân mua và bán tiền số. Động thái này đã đưa thị trường tiền số ra khỏi “vùng xám” trong luật tài chính. Tuy nhiên, điều luật này không công nhận tiền số là tiền tệ hợp pháp, đồng thời cấm các doanh nghiệp chấp nhận quy đổi tiền số ngang bằng với đồng rubble Nga.
Tuần trước, một bài báo trong tờ Bloomberg của Mỹ có viết Điện Kremlin ước tính thị trường tiền số của Nga hiện đạt mức hơn 16,5 nghìn tỷ rubble (tương đương 214 tỷ USD), chiếm khoảng 12% tổng giá trị vốn hóa thị trường tiền điện tử toàn cầu. Con số này cao hơn đáng kể so với con số mà ngân hàng trung ương đưa ra, chỉ 5 tỷ USD.
Vào tháng 8/2021, một báo cáo của Đại học Cambridge tiết lộ Nga là nhà khai thác Bitcoin lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Kazakhstan. Theo RT, chi phí năng lượng tương đối thấp của Nga cùng khí hậu mát mẻ ở các vùng Viễn Đông dường như đã thu hút những người khai thác Bitcoin, và thậm chí cho phép các công ty sử dụng nguồn điện dư thừa để hưởng lợi từ giá Bitcoin tăng vọt.
Sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh cấm sâu rộng đối với các hoạt động liên quan đến tiền số từ cuối tháng 5/2021, những người khai thác đã phải từ địa bàn này sang phân tán khắp toàn cầu.
IMF cảnh báo về rủi ro của tiền số Bitcoin
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo tiền số Bitcoin luôn ẩn chứa nhiều rủi ro với người sử dụng, đặc biệt khi El Salvador chuẩn bị xây một thành phố lấy vốn từ Bitcoin.
Biểu tượng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ảnh: Reuters
Trong thông báo ngày 22/11, IMF cho hay mặc dù các loại tiền kỹ thuật số có tiềm năng để giúp hệ thống thanh toán hoạt động hiệu quả hơn, những quyết định của El Salvador về việc công nhận Bitcoin là một tiền tệ hợp pháp rất mạo hiểm.
"Dựa trên sự biến động mạnh về giá của Bitcoin, sử dụng nó làm tiền hợp pháp sẽ dẫn đến rủi ro đáng kể trong việc bảo vệ người tiêu dùng, tính toàn vẹn tài chính và sự ổn định tài chính", cơ quan tài chính toàn cầu này nhấn mạnh.
El Salvador đã thông qua điều luật cho phép Bitcoin trở thành tiền tệ hợp pháp chính thức cùng với đôla Mỹ vào tháng 9 năm ngoái, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận tiền số. Chính phủ quốc gia Trung Mỹ này kể từ đó đã hỗ phát hành hệ thống ví điện tử có tên Chivo cho phép người dân thanh toán bằng Bitcoin, cũng như chuyển đổi các đồng tiền kỹ thuật số thành đô la Mỹ.
Mặc dù IMF công nhận hệ thống này có thể tăng cường tài chính toàn diện và hỗ trợ tăng trưởng", song vẫn kêu gọi El Salvador đưa ra các biện pháp pháp lý bổ sung để bảo vệ người tiêu dùng, cũng như chống nạn rửa tiền và tài trợ cho khủng bố.
Lời cảnh báo của IMF được đưa ra ít ngày sau khi El Salvador công bố kế hoạch xây dựng "Thành phố Bitcoin" đầu tiên của thế giới. Dự án này sẽ lấy vốn ban đầu từ các trái phiếu liên quan đến tiền Bitcoin.
Theo đó, thành phố này sẽ được xây gần núi lửa Conchagua, đầy đủ khu thương mại, dân cư, giải trí, cũng như sân bay và những tiện ích đô thị hiện đại khác.
Đợt chào bán trái phiếu đầu tiên được ấn định vào năm 2022, với kế hoạch xây dựng sẽ bắt đầu khoảng hai tháng sau khi nguồn tài chính được đảm bảo.
Bitcoin đã được đào gần hết, khó phát hành thêm tiền số mới Đồng tiền số giá trị cao nhất thế giới là Bitcoin có nguồn cung hạn chế 21 triệu xu, với gần 90% đã được khai thác. Các nhà phân tích đang dự đoán điều gì sẽ xảy đến với nền kinh tế tiền số khi không có đồng tiền mới nào được phát hành. Không giống bất kỳ loại tiền nào khác, trong...