Khoan đã, showbiz Việt qua rồi thời khán giả… bảo sao nghe vậy
Nửa đầu năm, showbiz Việt không ngừng rung chuyển bởi sự “đổ gục” của các trụ cột. Nhưng trong một góc nhìn khác, biết đâu nó lại là tín hiệu tích cực cho thấy công chúng đã “để tâm”, nghiêm túc và yêu cầu nghệ sĩ nhiều hơn trong quá khứ.
Sau 2 năm đóng băng vì dịch bệnh và ngập ngụa trong scandals, 2022 được mong chờ là năm làng giải trí tung ra những cú hit đột phá, mang thời huy hoàng quay trở lại. Thế nhưng, 6 tháng trôi qua, showbiz Việt lại liên tiếp chứng kiến những cái “cúi đầu” đầy tiếc nuối của các tên tuổi lớn.
Trong nửa đầu năm, các vấn đề như tranh chấp bản quyền, nghi án đạo nhái, văn hoá ứng xử hay đến cả nghi án PR bẩn đều lần lượt tạo nên làn sóng phản đối rầm rộ. Điều này cho thấy công chúng không còn thưởng thức âm nhạc trên “bề mặt” mà đã quan tâm và mạnh tay hơn rất nhiều đối với thị phi đằng sau tác phẩm.
Rõ ràng, nó cho thấy công chúng đã thông minh và tinh tường hơn khi thường thức nghệ thuật, đồng thời là báo động cho nghệ sĩ phải chỉn chu hơn nữa.
Sơn Tùng và MV There’s No One At All là minh chứng cho thấy khán giả đã gắt gao và quyết đoán hơn hẳn khi đứng trước yếu tố tranh cãi trong âm nhạc đại chúng.
Có lẽ chúng ta vẫn còn nhớ rõ thời mà nhạc Việt tràn ngập các yếu tố “người lớn”, các chi tiết phi logic hay thậm chí là tràn lan sản phẩm vô nghĩa, nhạc chế, hài nhảm trên top trending. Đó là giai đoạn người người nhà nhà làm MV theo kiểu “càng drama càng tốt” nhưng thiếu đầu tư về mặt ý nghĩa chỉ để lôi kéo sự chú ý của công chúng.
Thế nhưng, sự kiện “Sơn Tùng” đã cho chúng ta thấy thị hiếu và tư duy cảm thụ của khán giả đã thay đổi ít nhiều, nhiều nhất là khi họ sẵn sàng phán “án tử” cho một sản phẩm chứa nội dung đang nhạy cảm trong xã hội như ở There’s No One At All. Người ta dần quan tâm hơn đến không gian “sống” và bối cảnh của tác phẩm, hơn cả là quan tâm đến mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ tinh thần cộng đồng. Một vấn đề rất khác và có lẽ là lần đầu tiên diễn ra rầm rộ thế này trong nhạc Việt.
Không quan trọng có là fan của Sơn Tùng M-TP hay không, nhưng đối mặt với một tác phẩm đặt để không đúng thời điểm như There’s No One At All, khán giả sẵn sàng phán “án tử”
Và đương nhiên, đứng trước phạm vi ảnh hưởng đến cả xã hội, sẽ không có bất kỳ ngoại lệ nào dù đó là ngôi sao hàng đầu như Sơn Tùng M-TP.
Bên cạnh đó, làn sóng phản đối Sơn Tùng cũng cho thấy công chúng bắt đầu dành sự quan tâm nhiều hơn đến bối cảnh, đến concept và đến chi tiết của một sản phẩm nghệ thuật, chứ không đơn thuần là xem cho “giải trí” nữa. Có lẽ đây là lúc mà chúng ta cần làm rõ “giải trí” không có nghĩa là vô nghĩa, nhảm, mọi tác phẩm đều phải có “linh hồn” của riêng nó.
Có thể khán giả đã từng quá nhẹ tay với trường hợp của Chi Pu, nhưng thời “dễ dãi” đó đã qua
Quay ngược trở lại những năm trước đây, thời mà người ta lên tiếng ầm ĩ phản đối cách làm nghệ thuật của Chi Pu nhưng vẫn đều đặn và dễ dãi “cày” MV Từ Hôm Nay đạt 23 triệu views trên youtube, thì bây giờ, họ đã có thể mạnh tay, quyết đoán hơn trong làn sóng yêu cầu gỡ bỏ MV Sơn Tùng.
Không chỉ Sơn Tùng, Đen Vâu cũng đã phải thay đổi lời bài hát khi lời ban đầu có yếu tố khơi nguồn bạo lực gia đình. Đối với 1 vấn đề nhạy cảm như thế, khán giả đã buộc anh chàng phải thay đổi.
Đen Vâu gặp trắc trối với từng ngữ nhạy cảm và cũng như Sơn Tùng M-TP, vấn đề bối cảnh xã hội của tác phẩm
Đây có lẽ là tín hiệu rất đáng mừng cho nền âm nhạc Việt bởi có cầu mời có cung, yêu cầu và mong muốn âm nhạc chỉn chu từ phía khán giả sẽ là tiền đề để nghệ sĩ thay đổi mình. Đồng thời nó cũng là hồi chuông báo động cho thấy khán giả ngày nay đã không còn chỉ là “quyền lực ảo” trên mạng xã hội.
Nhìn cách công chúng trung lập thảo luận và lên tiếng về câu chuyện cư xử của Đông Nhi đối với fandom của mình, người ta thầm mừng vì công chúng thời nay đang dần đề cao nhân cách và cách hành xử của người nổi tiếng.
Video đang HOT
Khác với “láng giềng” Kbiz coi trọng quy tắc ứng xử, người nổi tiếng ở Việt Nam rất thường có những pha “bệnh ngôi sao”, “ngông cuồng” và “loạn ngôn” trên cả mạng xã hội và bên ngoài đời sống thực. Chuyện một ai đó, một lão làng hay thậm chí một ngôi sao mới nổi lớn tiếng trên báo chí, cư xử cộc cằn và thiếu tôn trọng chẳng còn gì là xa lạ đối với người hâm mộ nữa. Thậm chí, những cuộc khẩu chiến, những màn sụp đổ hình tượng vì scandal đời tư là chuyện “dăm ba bữa” trong showbiz Việt.
Thậm chí, nhân cách và văn hoá cư xử của nghệ sĩ đã từng là rào cản lớn nhất để ta có được nền nghệ thuật văn minh.
Tuy nhiên, đây có lẽ là lúc nghệ sĩ cần phải nghiêm túc nhìn nhận và thay đổi, bởi đây là thời mà công chúng dần nghiêm túc và đanh thép hơn trong văn hoá cư xử của nghệ sĩ. Cụ thể, trong vụ “Đông Nhi lời qua tiếng lại với FC”, khán giả trung lập lại là những người tỉnh táo và đưa ra các cảnh báo cho chính cô nàng này.
Một làn sóng tẩy chay và phản đối nữ ca sĩ cũng theo đó mà dần nổi dậy. Đối với một cái tên được “cưng” nhất nhì làng nhạc Việt như Đông Nhi, phản ứng kịch liệt này cho thấy khán giả đã không còn dễ dàng bỏ qua qua nghệ sĩ thiếu kiềm chế trong ứng xử như trong quá khứ. Dù đó có là những tên tuổi được yêu thương như Đông Nhi.
Đông Nhi đã xin lỗi, nhưng bài học ứng xử thiếu kiềm chế của cô nàng sẽ là tiền đề cho những lần thanh lọc nghệ sĩ thiếu văn minh về sau
Nếu quay trở về thời điểm cách đây 2, 3 năm, thời mà người nổi tiếng chẳng ngần ngại “đốp chát”, “tố tụng” đồng nghiệp, ekip và có khi là cả người yêu. Khi đó, có lẽ trường hợp của Đông Nhi chẳng là gì đáng chú ý vì công chúng đã bận mải mê với những màn “combat” căng thẳng sặc mùi độc hại của một ai đó và đang chờ đón xem ngày tiếp theo sẽ là ai bị “bóc phốt”. Tôi cho rằng, “gay gắt” với nghệ sĩ thiếu văn minh là điểm sáng lớn nhất trong nửa đầu năm, bởi nó sẽ là tiền đề cho sự thanh lọc làng giải trí.
Hơn cả văn hoá ứng xử, ồn ào tình ái là một “loại bệnh” của showbiz Việt.
Đời tư nghệ sĩ luôn là món ngon khó cưỡng. Chính đó mà nó cũng là “topping” không thể thiếu trong các chiến lược truyền thông. Thành thật mà nói, câu chuyện truyền thông sản phẩm gắn liền với tình cảm bao giờ cũng “hot”. Tôi nói điều này hoàn toàn không có ý cho rằng nó hoàn toàn xấu, với sự kiểm soát chặt chẽ, nghệ sĩ sẽ rất có lợi, trường hợp của Đông Nhi – Ông Cao Thắng là một ví dụ điển hình dùng tình cảm đời tư để xây dựng hình ảnh hôn nhân bền chặt.
Ông Cao Thắng – Đông Nhi là một trong những cặp vợ chồng điển hình cho thấy lợi ích của “tình cảm cá nhân” bền chặt
Tuy nhiên, nếu dùng tình cảm như một “nước cờ” không có “chân tình”, nghệ sĩ sẽ mất cả chì lẫn chài.
Câu chuyện nghệ sĩ dùng tình cảm mập mờ, ấp úng để “doping” cho sự nghiệp không hiếm, khán giả đã có lúc tức giận, nhưng mãi đến trường hợp của Phương Thanh, công chúng mới thể hiện rõ ràng sự tức giận, sự tức giận của công chúng thời đại này. Không chỉ bởi người ta đã hết lòng mong đợi cô hạnh phúc, mà còn là vì cô là người nghệ sĩ trụ cột, biểu tượng của một thời thanh xuân.
Từng có làn sóng ủng hộ bao nhiêu thì khi phản đối, làn sóng tẩy chay tăng gấp bội. Trong câu chuyện của Phương Thanh vẫn còn nhiều góc chưa rõ ràng. Thế nhưng không thể phủ nhận việc Phương Thanh tự “ship” mình và bạn diễn để dẫn dắt khán giả là một sai lầm khó tha thứ. Bởi nó không còn đơn thuần là thiếu chuyên nghiệp mà nó là sự thiếu tôn trọng khán giả, một cách nặng nề hơn là “lừa dối” lòng tin và sự thương yêu của người hâm mộ.
Phương Thanh có lẽ là “biển cảnh báo” cho bất kỳ nghệ sĩ nào vẫn còn muốn dùng chuyện tình cảm để “hỗ trợ truyền thông” cho sản phẩm mới. Khán giả đã khác, họ ngày càng thông minh và tinh tường, kéo theo đó là những “bản án” cũng ngày một nặng nề hơn.
Bản quyền và đạo nhái là vấn đề muôn thuở nhưng chưa bao giờ được giải quyết tận gốc trong showbiz Việt. Thậm chí, nó trở thành chuyện hiển nhiên không có gì bất ngờ cũng không có gì đáng lưu tâm.
Nghệ sĩ thoải mái sử dụng ca khúc của người khác, “vay mượn” ý tưởng tràn lan, “gom” ở đây một chút, ở kia một chút thế là đã có của riêng mình. Trong một thời gian dài, showbiz Việt thậm chí “không ai chưa từng dính nghi án đạo nhái”.
Đây không phải là lần đầu tiên Sơn Tùng M-TP dính nghi án đạo ý tưởng, nhưng tôi tin chắc đây sẽ là một trong những lần đình đám nhất vì mức độ quan tâm của công chúng
Nói rõ hơn về đạo nhái. Có lẽ chưa bao giờ khán giả quan tâm đến vấn đề này nhiều như trong thời gian gần đây. Cả hai cái tên hàng đầu là Đông Nhi và Sơn Tùng MTP đều bị đem lên “đầu sóng ngọn gió” khi tác phẩm bị tố vây mượn ý tưởng. Sơn Tùng nhận hậu quả gỡ bài cho nội dung, nhưng trước khi bài được gỡ bỏ, vấn đề trùng hợp ý tưởng MV giữa anh chàng và G-Dragon vẫn chưa từng nguội. Khán giả không ngừng yêu cầu anh chàng đưa ra phản hồi hoặc cách giải quyết.
Tương tự Sơn Tùng, Đông Nhi khi comeback hoành tráng trong MV Đôi Mi Em Đang U Sầu, cô nàng bị “bắt bài” bởi cả phần biên đạo vũ đạo giống đến 90% với MV Toxic của AliENZ. Không lâu sau đó, Đông Nhi khẩu chiến với fandom, fan tỏ ra cực kỳ thất vọng, không chỉ với cách ứng xử của cô nàng, mà còn là vì với chất lượng sản phẩm và độ “tinh khiết” về mặt ý tưởng.
Nhưng thật vui mừng rằng vấn đề này đang dần được công chúng nhìn nhận một cách nghiêm túc và rõ ràng hơn. Một loạt những cái tên đình đám bị đưa ra “bàn tán” như Lệ Quyên, Tùng Dương,… khi hát không xin phép ca khúc Ai Chung Tình Được Mãi, là dấu hiệu cho thấy vấn đề bản quyền đang được công chúng quan tâm hơn bao giờ hết.
Trong số những lần công chúng lên tiếng mạnh mẽ về đạo nhái, đây có lẽ là thời gian mà người ta mạnh tay lên án nhất, khác hoàn toàn với tình cảnh “đã thấy nhưng làm ngơ” trước đây của khán giả.
Trong 6 tháng đầu năm, showbiz Việt không ngừng rung chuyển bởi sự “đổ gục” của các trụ cột. Nhưng trong một góc nhìn khác, biết đâu nó lại là tín hiệu tích cực cho thấy công chúng đã “để tâm”, nghiêm túc và yêu cầu nghệ sĩ nhiều hơn trong quá khứ.
Liệu phải chăng đây là dấu hiệu “khải hoàng cho nền nghệ thuật Việt văn minh?
Ca sĩ Việt ngập tràn scandal nửa đầu 2022
Vpop thời gian qua vướng nhiều ồn ào, chẳng hạn sự việc của Sơn Tùng, Đông Nhi hay Đan Trường, Lệ Quyên bị tố vị phạm bản quyền.
Nửa đầu năm 2022 của Vpop để lại nhiều tiếc nuối. Hàng loạt tranh cãi nổ ra và những tên tuổi lớn, hoạt động lâu năm gây thất vọng. Có những câu chuyện muôn thuở - chẳng hạn vấn đề bản quyền hay PR bẩn - một lần nữa gây xôn xao giới âm nhạc.
Chứng kiến những gì đã xảy ra ở nhạc Việt nửa đầu năm 2022, công chúng tự hỏi khi nào những vấn đề cũ được giải quyết triệt để để Vpop hướng tới môi trường văn minh, chuyên nghiệp hơn.
Những ngôi sao hạng A vướng tranh cãi
Đó là Sơn Tùng, Đông Nhi hay Đen Vâu. Đều là tên tuổi lớn, có chỗ đứng vững chắc ở ngành âm nhạc nhưng mỗi người trong số họ ít nhiều khiến khán giả tiếc nuối. Trong đó, vụ việc của Sơn Tùng và MV There's No One At All nghiêm trọng hơn cả. MV này khi ra mắt vào cuối tháng 4 vấp phải làn sóng tẩy chay từ khán giả và giới truyền thông vì nội dung tiêu cực, đặc biệt cảnh tự tử ở cuối MV.
MV được đánh giá là không phù hợp để phát hành giữa bối cảnh nhiều sự việc đau thương vừa xảy ra. Giới chuyên môn và khán giả kêu gọi cơ quan chức năng vào cuộc để ngăn chặn việc phát hành cũng như lan truyền sản phẩm. Đáng nói giữa lúc tranh cãi, Sơn Tùng lại có bài viết khoe thành tích của There's No One At All. Động thái được cho là không khéo léo, thậm chí thách thức dư luận của nam ca sĩ sinh năm 1994 càng đổ thêm dầu vào lửa.
MV của Sơn Tùng bị xử phạt.
Sau khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử phạt hành chính 70 triệu đồng, Sơn Tùng phải gỡ MV There's No One At All. Đây là bê bối ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong sự nghiệp của Sơn Tùng.
Vì đột ngột hủy quyền truy cập kênh FC của một người hâm mộ, Đông Nhi cũng vướng phải sóng gió nghiêm trọng nhất trong nhiều năm hoạt động. Lần đầu tiên ở Vpop, một ca sĩ bị đông đảo người hâm mộ quay lưng đến vậy. Hành động được cho là sai lầm nhất trong chuỗi sự việc chính là khi Đông Nhi đăng bài vào tối 12/5. Trong bài viết đáng quên đó, Đông Nhi phủ nhận công sức của người hâm mộ đã xây dựng kênh FC: "Công ty chưa bao giờ nhờ vả bạn giúp xây dựng, tất cả đều là tự nguyện mà! Sao bây giờ bạn lại nói khác đi?".
Người hâm mộ quay lưng, công chúng chỉ trích khiến sự nghiệp được Đông Nhi xây dựng suốt nhiều năm trở nên mong manh. Sau đó, nữ ca sĩ phải lên tiếng xin lỗi. Tuy nhiên, vụ việc vẫn là "vết nhơ" khó xóa của nữ ca sĩ.
Trường hợp Đen Vâu ít nghiêm trọng hơn và nam rapper cũng có động thái cho thấy thái độ cầu thị. MV Việt Nam vô địch của Đen Vâu bị chỉ trích cổ xúy sự vũ phu của đàn ông đồng thời làm lệch lạc tinh thần chơi đẹp của thể thao. Sau đó, Đen lên tiếng xin lỗi và cho biết bản thân tiếp thu mọi ý kiến của khán giả.
Nghi vấn đạo nhái
Sơn Tùng và Đông Nhi còn có điểm chung là đều vướng nghi vấn đạo nhái. Khi tung ra bản vũ đạo cho bài hát mới phát hành là Đôi mi em đang u sầu, ê-kíp của nữ ca sĩ bị nghi ngờ sao chép MV Toxic của AliENZ. Qua đoạn video so sánh vũ đạo hai bài hát, khán giả chỉ ra chúng giống nhau tới 90%.
Trong khi đó, MV There's No One At All của Sơn Tùng bị chỉ trích có nhiều tình tiết giống Crooked (G-Dragon) hay Haru Haru, Loser (Big Bang). Những chi tiết được khán giả so sánh với sản phẩm của Big Bang trong MV There's No One At All có thể kể đến cảnh Sơn Tùng đi lại với bộ dạng bất cần trên đường phố, chen ngang giữa đôi trai gái hay nam ca sĩ đứng lên phá bàn ăn.
Đông Nhi vướng nghi vấn đạo nhái ý tưởng vũ đạo.
Việc Sơn Tùng đấm vỡ gương ở There's No One At All cũng khiến khán giả liên tưởng tới trưởng nhóm Big Bang trong MV Haru Haru. MV còn bị so sánh với When I Grow Up của rapper NF ở cảnh ngồi trên xe rác hay bộ phim Thái Lan Giao ước chết.
Từ khi ra mắt, Phí Phương Anh liên tục bị tố đạo nhái. Thậm chí, công chúng từng nghi ngờ Phí Phương Anh cố tình dùng chiêu trò để gây chú ý. Với sản phẩm phát hành tháng 4, quán quân The Face Vietnam 2016 tiếp tục vướng ồn ào.
Buồn không thể buông mà Phí Phương Anh thể hiện cùng RIN9, MiiNa trong nhóm nhạc tân binh tên DREAMeR khiến khán giả liên tưởng tới nhiều sản phẩm Kpop đình đám như On Rainy Days (BEAST), Happen (Heize), Sick Enough To Die (MC Mong)...
Sau đó, người sáng tác sản phẩm là RIN9 phủ nhận việc đạo nhạc. Anh cho biết việc các ca khúc có nét tương đồng là do dùng vòng hòa thanh giống nhau.
Ồn ào PR bẩn
Nhắc đến Vpop nửa đầu 2022 không thể bỏ qua sự việc của Phương Thanh bởi đây chính là một trong những sự vụ ồn ào nhất. Trong hơn 30 năm phát triển sự nghiệp, có lẽ đây là lần đầu Phương Thanh khiến nhiều người hâm mộ thất vọng đến vậy. Nữ ca sĩ bị chỉ trích dùng chuyện yêu đương với bạn trai tin đồn kém 20 tuổi để quảng bá show nhạc và sản phẩm mới.
Từ cuối tháng 5, nữ ca sĩ liên tục đăng hình ảnh và bài viết về Doãn Chí Kiên. Trong các sự kiện, họ cũng gắn liền như "hình với bóng". Cô thậm chí khoác tay hoặc đặt tay lên đùi đàn em và gọi Doãn Chí Kiên là "chàng của em", "tri kỷ". Khi báo chí đưa tin Phương Thanh yêu bạn trai kém 20 tuổi và khán giả chúc phúc, nữ ca sĩ không đính chính mà gửi lời cảm ơn.
Phương Thanh thân mật với đàn em làm dấy lên tin hẹn hò.
Khi khán giả có những bài viết cho biết Doãn Chí Kiên đã lập gia đình, Phương Thanh mới giải thích. Cô khẳng định Doãn Chí Kiên chỉ là "người tình trong âm nhạc". Lời giải thích muộn màng không giúp Phương Thanh cải thiện tình hình. Thậm chí, chính người hâm mộ lâu năm cũng thất vọng trước cách làm của nữ ca sĩ họ thần tượng.
Vi phạm bản quyền
Tranh cãi bản quyền tồn tại ở Vpop từ năm này qua năm khác. Mới đây, Đan Trường lên tiếng xin lỗi vì hát ca khúc Từng yêu không xin phép. Trước đó, Đan Trường bị nhạc sĩ Đình Dũng tố cáo sử dụng trái phép ca khúc Từng yêu biểu diễn với mục đích kiếm tiền suốt 2 năm mà không một lời xin phép.
Sau đó, đại diện của Đan Trường tung ra những tin nhắn cho thấy phía nam ca sĩ đã trao đổi với Đình Dũng cũng như ca sĩ thể hiện bài Từng yêu là Phan Duy Anh trước khi thực hiện bản cover. Tuy nhiên, trao đổi với Zing, công ty của Đình Dũng là ACV Entertainment khẳng định chỉ đồng ý cho Đan Trường cover đăng lên mạng xã hội chứ không được biểu diễn ở sự kiện có mục đích thương mại.
Tối 8/6, Đan Trường xin lỗi đồng thời thông báo gỡ bản cover Ai chung tình được mãi, Từng yêu. Nam ca sĩ thừa nhận việc anh hát bài Từng yêu ở các sân khấu âm nhạc mà chưa trao đổi rõ ràng với đơn vị nắm giữ bản quyền là không đúng.
"Đan Trường muốn gửi lời xin lỗi đến công ty ACV Entertainment vì việc sử dụng hai ca khúc Ai chung tình được mãi và Từng yêu đã gây nên nhiều phiền hà cho mọi người. Tôi cảm thấy hai ca khúc hay, nhiều cảm xúc nên khi nghe đã muốn thể hiện lại. Đã cố gắng để việc hát lại ca khúc chỉn chu nhất, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều sai sót về lý lẫn tình", Đan Trường cho biết.
Đan Trường thừa nhận sai sót khi hát ca khúc Từng yêu.
Chỉ ít ngày trước đó, Đan Trường cùng Lệ Quyên và đơn vị tổ chức show cho Tùng Dương bị công ty ACV Entertainment nhắc tên vì vi phạm bản quyền ca khúc Ai chung tình được mãi. Đơn vị này cho biết Lệ Quyên hát A i chung tình được mãi trong ba chương trình vào 29/4, 30/4 và 14/5. Tuy nhiên, nữ ca sĩ chưa có phản hồi sau khi đơn vị này liên hệ để làm việc.
Trong khi đó, đại diện của Đan Trường khẳng định đã ký hợp đồng và đóng tiền phí cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Đơn vị tổ chức chương trình của Tùng Dương là Đông Đô Show cũng hẹn ngày làm việc để giải quyết vấn đề với ACV Entertainment.
Lời xin lỗi muộn của Sơn Tùng, Đông Nhi - khi nghệ sĩ tự xô ngã chính mình Chỉ trong chưa đầy một tháng, showbiz Việt chứng kiến ba vụ ồn ào xảy ra. Các vụ việc cho thấy nghệ sĩ Việt xa lạ với xử lý khủng hoảng. Khi mỹ nhân Việt được ông xã hộ tống: Chồng Đông Nhi, Ngô Thanh Vân làm gì mà khiến dân tình xuýt xoa thế này? Đông Nhi - Ông Cao Thắng đồng...