Khoan đá, bơm ôxy cứu 11 người mắc kẹt
Thông tin ban đầu, vào thời điểm sập hầm có 11 công nhân, cán bộ kỹ thuật đang làm việc, trong đó có 1 công nhân nữ. Vụ việc xảy ra lúc 7 giờ sáng nay (16/12), tại công trình Nhà máy Thủy điện Đa Dâng-Đa Chomo tại thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng).
18h30:
Theo thông tin mới nhất, đơn vị trực tiếp khoan hầm là công ty Sông Đà. Đơn vị này đã khoan được 18m, nhưng do mũi khoan chạm đá, nên buộc phải dừng lại.
Hiện tại lực lượng cứu hộ tính đến 2 phương án đào dạng hầm chuột để đưa các nạn nhân ra. Sau đó chờ máy khoan địa chất tới sẽ tiến hành khoan từ trên đỉnh hầm xuống vị trí xác nhận ở bên trong có người để cung cấp ôxy và thức ăn. Công việc này có thể kéo dài 2-3 ngày.
17h: Theo một cán bộ có mặt tại hiện trường, do địa chất bùn đất, trời có mưa nên việc sử dụng máy móc không thuận tiện. Nhiệm vụ ưu tiên hiện nay là ưu tiên đưa ôxy vào trong nhanh nhất có thể, sau đó tìm cách khoan, đưa ống vào cứu các công nhân. Tuy nhiên để thực hiện điều này, ít nhất phải mất hơn 1 ngày nữa. Hiện lãnh đạo UBND tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan như Công ty điện lực Lâm Đồng, Công ty Sông Đà vẫn đang nỗ lực tổ chức tìm kiếm cứu nạn. Dự kiến các lực lượng cứu hộ sẽ làm việc xuyên đêm, mục tiêu là cứu các nạn nhân thoát khỏi miệng hầm bị sập càng sớm càng tốt. 15h45: Thông tin ban đầu, phương án cứu hộ được đưa ra, lực lượng công nhân sẽ khoan xuyên qua lớp đất đá bị sập chắn ngang đường hầm, sau đó đưa một đường ống lớn vào để các công nhân bị mắc kẹt chui ra ngoài. Đất đá trong đường hầm có thể sẽ được để tạm trong hành lang đường hầm mà không mang ra ngoài Đến thời điểm này, cơ quan chức nặng xác định chính xác có 11 công nhân bị đất đá cô lập bên trong đường hầm. Vào thời điểm xảy ra vụ sập hầm, kíp công nhân gồm 12 người tiến sâu vào đường hầm làm việc thì xảy ra việc sụt đất vùi lấp, trong đó có 1 công nhân lái máy húc đi phía sau nên máy mắn thoát được ra ngoài, 11 người còn lại bị mắc kẹt lại sau vụ sập. Mọi thông tin liên lạc với nhóm công nhân đều không thể thực hiện được do đường hầm nằm sâu dưới lòng đất, không có sóng điện thoại. 15h30: Thông tin tại hiện trường, đường dây điện đã được kéo vào trong đường hầm để sẵn sàng chiếu sáng phục vụ công tác cứu hộ trong đêm. Mưa trở nên nặng hạt hơn. Ghi nhận tại hiện trường, đường hầm có chiều cao khoảng 5m, bề ngang rộng khoảng 4 m. Bên trong đường hầm có nước ngập ngang đầu gối nên việc di chuyển máy móc, công nhân vào ra gặp rất nhiều khó khăn. Việc kéo đường điện cũng được lực lượng công nhân điện lực thực hiện rất thận trọng bởi sợ nhiễm điện sẽ gây nguy hiểm tính mạng đến lực lượng cứu hộ. Mọi công tác cứu hộ vẫn đang diễn ra bên trong đường hầm, chưa thấy một xe nào chở đất ra khỏi đường hầm. 15h: CTV VietNamNet có mặt tại hiện trường cho biết, lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa đường hầm, những người không có chức năng không được ra vào đường hầm. Lực lượng chức năng cũng tiến hành kéo cáp điện, dự kiến sẽ nối điện thắp sáng để liên tục tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trong đêm. 14h45: Trao đổi với PV tại hiện trường, ông Phạm Triều – Phó chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết, lúc đầu dự kiến đoạn sập hầm chỉ khoảng 6-7 m nhưng đến thời điểm này, lực lượng cứu hộ đã khoan đưa được vào hơn 10m ống dẫn khí, tuy nhiên vẫn chưa thông sang bên kia đường hầm có công nhân bị cô lập. Theo ông Triều, hiện chưa xác định đoạn bị sập dài bao nhiêu nên không thể dự đoán được bao giờ có thể bơm oxy vào trong hầm. Công tác cứu hộ hết sức khó khăn vì địa chất là bùn nhão lẫn chung với đất đá, bêtông, sắt thép. Lực lượng cứu hộ trực tiếp khoan đường hầm khoảng 60 người, chia làm nhiều tốp thay nhau khoan. 14 giờ 30: Thông tin từ Phóng viên Dương Anh Tuấn (Đài phát thanh – truyền hình huyện Lạc Dương, CTV Báo VietNamNet) đang có mặt tại hiện trường cho biết qua điện thoại, hiện lực lượng cứu hộ vẫn đang khẩn trương triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn. Tại hiện trường lúc này đang có mưa nặng hạt, đường đất dẫn vào đường hầm thủy điện nhão nhoét.
Hiện trường bên ngoài vụ sập hầm
Lực lượng tham gia công tác cứu hộ cứu nạn tại hiện trường hơn gần 100 người. Lực lượng cứu hộ đã đưa 3 xe cứu hộ chuyên dụng, trong đó có một xe chở máy khoan để thực hiện việc khoan đào đất đá khai thông đoạn đường hầm bị sập để tiếp khí oxy cho các công nhân bị cô lập bên trong.
14h:
Hiện 11 công nhân vẫn đang bị cô lập bên trong và lực lượng chức năng vẫn chưa tiếp được khí, oxy. Tính mạng các công nhân vẫn chưa biết thế nào.
Cũng theo PV Dương Anh Tuấn – qua trao đổi nhanh với một số người có chức năng tại hiện trường, nguyên nhân ban đầu được được xác định có thể do nhiều ngày qua tại địa bàn có mưa, việc gia cố xuống cấp, công nhân vận hành xe cộ ra vào gây nên chấn động khiến đất trong đường hầm bị rung đổ sập xuống che lấp đường hầm.
Theo PV Anh Tuấn, sau khi thực hiện việc khoan đào đưa đất ra để giải tỏa đường hầm, cung cấp oxy, khí cho các công nhân bị kẹt, hiện đất đá trong đường hầm tiếp tục bị sập chắn kín hết đường hầm
13h:
Công tác cứu hộ vẫn đang được triển khai với khoảng gần 200 người tại hiện trường. Lực lượng tại chỗ vẫn đang nỗ lực khoan hầm và bơm ôxy vào bên trong.
Video đang HOT
Vị trí đường hầm bị sập – Ảnh: Báo Lâm Đồng
12h:
Có mặt tại hiện trường, ông Bùi Văn Sơn – Giám đốc công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, lực lượng cứu cứu hộ, cứu nạn dự tính sẽ đưa đường ống vào bên trong để các nạn nhân chui qua ống này thoát ra ngoài.
Ngay khi xảy ra sự việc lãnh đạo tỉnh, Công an tỉnh Lâm Đồng đã huy động lực lượng cứu hộ, cứu nạn, lực lượng y tế…tới hiện trường tiến hành công tác cứu hộ, cứu nạn. Hiện vẫn chưa xác định được số người bị thương vong cũng như nguyên nhân dẫn đến sự cố trên.
Hiện trường bên ngoài vụ sập hầm thủy điện khiến 11 công nhân bị mắc kẹt
Đại diện đơn vị thi công là Công ty Cổ phần Sông Đà 505 cho biết, địa điểm sập hầm cách cửa hầm khoảng từ 300-500m, diện tích hầm bị sập kéo dài khoảng 6m với hàng trăm mét khối đất đá.
Hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đang gặp rất nhiều khó khăn. Cơ quan chức năng đang tìm cách đưa ôxy vào trong, đồng thời khẩn trương gia cố, ổn định vị trí bị sập để giải cứu các nạn nhân.
Công nhân đưa bình oxy vào tiếp ứng
Lực lượng chức năng lắp đặt hệ thống thông gió vào đường hầm
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn
Phương tiện máy móc được huy động đến hiện trường để tiến hành công tác cứu hộ, cứu nạn
Công trình thuỷ điện Đa Dâng – Đa Chomo có tổng công suất thiết kế 22 MW, sản lượng điện trung bình hằng năm là 109,27 triệu kWh với tổng mức đầu tư 475,166 tỷ đồng theo hình thức BOO (xây dựng – sở hữu – kinh doanh).
Công trình này gồm hai nhà máy thuỷ điện liên hoàn – Nhà máy thuỷ điện Đa Dâng đặt trên dòng sông Đa Dâng (xã Lát, huyện Lạc Dương) và Nhà máy thuỷ điện Đa Chomo trên suối Đa Chomo (nhánh của sông Đa Dâng, tại xã Phi Tô, huyện Lâm Hà).
Theo VietNamNet
Sập hầm thủy điện: Đang giải cứu 11 người mắc kẹt
Khoảng 7 giờ sáng nay (16.12), hầm thủy điện của nhà máy thủy điện Đa Dâng-Đa Chomo (thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã bị sập.
* Tiếp tục cập nhật
Vụ sập hầm xảy ra lúc 7h sáng nay (16.12) tại hầm thủy điện của nhà máy thủy điện Đa Dâng-Đa Chomo (thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) khi các công nhân đang khoan hầm.
Nơi xảy ra vụ sập hầm
Ông Nguyễn Duy Hải Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương xác nhận vụ sập hầm đã làm 11 công nhân bị kẹt cứng bên trong.
Theo đại diện đơn vị thi công (Công ty Cổ phần Sông Đà 505), chỗ sập cách cửa hầm khoảng 300-500m, kéo dài khoảng 6m. Hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đang gặp rất nhiều khó khăn. Cơ quan chức năng đang tìm cách đưa ôxy vào trong, đồng thời khẩn trương gia cố, ổn định vị trí bị sập để giải cứu các nạn nhân.
Lực lượng chức năng đang khẩn trương cứu hộ, cứu nạn
Ông Đoàn Văn Việt Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn.
Thiếu tướng Bùi Văn Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã đưa một ống sắt có đường kính 60cm vào để hút đất đá ra, đồng thời cho các nạn nhân chui theo đó mà ra ngoài.
Để đảm bảo các công nhân bị kẹt lại trong hầm có đủ dưỡng khí để duy trì sự sống, lực lượng cứu hộ tỉnh Lâm Đồng đã huy động toàn lực lượng đang tìm cách bơm ô xy vào hầm.
Đưa bình ô xy đến để bơm vào trong hầm
Theo ghi nhận của phóng viên, đến 12 giờ 20 phút, lực lượng cứu hộ đã thông được 1 lỗ có chiều dài khoảng 10 mét để đưa không khí vào bên trong. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn cũng đang tìm kiếm vị trí rò rỉ nước mưa từ phía trên xuống để kịp thời có biện pháp ngăn chặn.
Lực lượng cứu hộ đang tiếp cận bức tường đất tìm cách đưa các nạn nhân ra ngoài.
Phương án cứu hộ được đưa ra đó là dùng ống sắt có đường kính 60cm để đưa vào hút đất đá đồng thời để các nạn nhân theo ống sắt chui ra ngoài. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại ống sắt này vẫn chưa đưa vào được.
Trong khi đó, ông Phạm Đình Hiểu, chỉ huy trưởng công trình hầm thủy điện nhà máy thủy điện Đa Dâng-Đa Chomo, cho biết, ống khoan dẫn khí vào bên trong đã bị tắt nên không thể đưa không khí vào bên trong. Hiện một máy khoan công suất lớn đã được đưa tới hiện trường vụ sập đất để tiến hành khoan đưa không khí vào.
Dường như phương án này gặp phải khó khăn, lực lượng cứu hộ đang tìm ra phương án tối ưu khả thi nhất.
Hiện vẫn chưa xác định được số người bị thương vong cũng như nguyên nhân dẫn đến sự cố trên.
* Tiếp tục cập nhật
Công trình thuỷ điện Đa Dâng - Đa Chomo có tổng công suất 22 MW, tổng mức đầu tư 475,166 tỷ đồng theo hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh). Công trình gồm hai nhà máy thuỷ điện liên hoàn: Nhà máy thuỷ điện Đa Dâng đặt trên dòng sông Đa Dâng (xã Lát, huyện Lạc Dương) và Nhà máy thuỷ điện Đa Chomo trên suối Đa Chomo (nhánh của sông Đa Dâng, tại xã Phi Tô, huyện Lâm Hà- Lâm Đồng).
Theo Duy Hậu - Lê Kiên (Dân Việt)
Công điện Thủ tướng: Huy động mọi lực lượng cứu nạn sự cố sập hầm Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện yêu cầu khẩn trương cứu nạn sự cố sập hầm thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo. Huy động tối đa lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn số công nhân, kỹ sư còn đang mắc kẹt trong đường hầm Nội dung công điện như sau: Sáng nay (ngày 16 tháng 12 năm 2014),...