Khoai tây Trung Quốc hoành hoành, Lâm Đồng chi tiền bảo vệ thương hiệu
Khoai tây Trung Quốc “đội lốt” khoai tây Đà Lạt tung hoành, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu của đặc sản bản địa là thực trạng làm đau đầu chính quyền, ngành chức năng và nông dân Lâm Đồng nhiều năm nay. Mới đây, Lâm Đồng quyết định làm mạnh tay để bảo vệ thương hiệu.
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra Quyết định số 1294/QĐ-UBND, phê duyệt điều chỉnh Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt với hy vọng có thể chống lại tình trạng khoai tây Trung Quốc tuồn vào Đà Lạt và được tiêu thụ dưới cái mác khoai tây Đà Lạt.
Trước đó, cuối năm 2017, Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng đã trình UBND tỉnh Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt và đã được phê duyệt.
Khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt khiến người tiêu dùng khó phân biệt. Ảnh: TN.
Theo đề án này, từ năm 2018, cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra tình hình sản xuất, tiêu dùng khoai tây, thống kê diện tích, năng suất, sản lượng, giống khoai tây, số hộ, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh khoai tây Đà Lạt. Sở NNPTNT Lâm Đồng sẽ phối hợp với sở, ngành liên quan làm 10.000 tờ rơi, 500 poster hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt khoai tây Đà Lạt với khoai tây từ các nguồn khác trên thị trường.
Nội dung của tờ rơi này là cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm, xây dựng quy định sử dụng bao bì, chỉ đạo sản xuất, hướng dẫn cách phân biệt khoai tây Đà Lạt với khoai tây có nguồn từ những nơi khác trên thị trường.
Video đang HOT
Cũng theo đề án, Sở NNPTNT Lâm Đồng sẽ hỗ trợ in ấn 200.000 bao bì (loại 2kg và 5kg) để nhận diện khoảng 700 tấn khoai tây Đà Lạt trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Đối tượng được hỗ trợ bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân, cơ sở trực tiếp sản xuất, thu mua, kinh doanh sản phẩm khoai tây được trồng tại thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng).
Hiện, Đề án đang đi vào giai đoạn triển khai gồm các nội dung: Điều tra tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường; biên soạn 10.000 tờ rơi để hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm khoai tây Đà Lạt hàng trăm nghìn bao bì, được sản xuất theo mẫu mà riêng và tem chống hàng giả cho mỗi túi, mỗi thùng chứa sản phẩm khoai tây Đà Lạt.
UBND tỉnh Lâm Đồng quyết tâm làm mạnh tay bảo vệ thương hiệu khoai tây Đà Lạt. Ảnh: IT.
Để bảo vệ mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu khoai tây Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã quyết định điều chỉnh nội dung đề án. Theo Quyết định 1294, tỉnh Lâm Đồng sẽ đặt sản xuất 65.000 thùng carton loại 10kg; 900.000 nhãn dán; 65.000 tem dán trên thùng và 900.000 tem đặc biệt dạng tem chống hàng giả để cung cấp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm khoai tây Đà Lạt trước khi đưa ra thị trường.
Tổng kinh phí để thực hiện Đề án này trên 1,055 tỷ đồng; trong đó, sử dụng gần 776 triệu đồng từ ngân sách nhà nước, còn lại là vốn đối ứng của các tổ chức, cá nhân thụ hưởng đề án.
Thành phố Đà Lạt là vùng sản xuất rau lớn nhất cả nước với sản lượng hàng triệu tấn mỗi năm. Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, cùng với việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nên sản phẩm rau Đà Lạt nổi tiếng cả nước về chất lượng.
Hiện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, đơn vị trực tiếp triển khai Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt đang tiến hành các bước lựa chọn nhà thầu để in ấn tem nhãn, sản xuất thùng carton và túi lưới, sớm cung cấp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khoai tây trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Đã nhiều năm nay, do nguồn cung của khoai tây trồng ở TP.Đà Lạt luôn thiếu hụt so với nhu cầu nên trung bình hằng năm địa phương này phải nhập khoảng 400 tấn khoai tây Trung Quốc, sau đó phân phối phần lớn cho các chợ đầu mối ở TP.HCM.
Khoai tây nhập từ Trung Quốc có giá rẻ, đưa về Đà Lạt thường bị tiểu thương “tân trang”, phủ lớp đất đỏ lên củ khoai biến thành khoai tây Đà Lạt, bán ra thị trường với mác khoai tây Đà Lạt để kiếm lời khiến cho người tiêu dùng nhầm lẫn và hoang mang.
Mỗi năm Lâm Đồng canh tác khoảng 1.600ha khoai tây, năng suất trung bình khoảng 25 tấn/ha, sản lượng từ 30.000 – 34.000 tấn/năm.
Theo Danviet
Chống khoai tây Trung Quốc "đội lốt" khoai Đà Lạt bằng... poster?
Theo đó, từ năm 2018, Lâm Đồng sẽ điều tra tình hình sản xuất (SX), tiêu dùng khoai tây, thống kê diện tích, năng suất, sản lượng, giống khoai tây, số hộ, cơ sở đang SX, kinh doanh khoai tây Đà Lạt để làm cơ sở xây dựng tờ rơi.
Thu hoạch khoai tây ở Đà Lạt.
Trước tình trạng khoai tây Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam, đội lốt thương hiệu khoai tây Đà Lạt ngày càng nhiều, nhất là khoai tây Trung Quốc không đảm bảo chất lượng, nguy cơ mất an toàn thực phẩm, UBND tỉnh Lâm Đồng đã triển khai xây dựng đề án thí điểm nhận diện khoai tây Đà Lạt.
Theo đó, từ năm 2018, Lâm Đồng sẽ điều tra tình hình SX, tiêu dùng khoai tây, thống kê diện tích, năng suất, sản lượng, giống khoai tây, số hộ, cơ sở đang SX, kinh doanh khoai tây Đà Lạt để làm cơ sở xây dựng tờ rơi.
Nội dung của tờ rơi này là cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm, xây dựng quy định sử dụng bao bì, chỉ đạo SX, hướng dẫn cách phân biệt khoai tây Đà Lạt với khoai tây có nguồn từ những nơi khác trên thị trường.
Trước mắt, khoảng 700 tấn khoai tây của TP Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng sẽ được tỉnh này hỗ trợ sử dụng bao bì nhận diện khoai tây Đà Lạt. 530 poster tuyên truyền cũng được lắp đặt tại các chợ, cơ sở kinh doanh khoai tây Đà Lạt để giúp người tiêu dùng nhận diện, phân biệt khác.
Theo Hoàng Hạnh (Nông nghiêp Viêt Nam)
Lâm Đồng: Cà chua Đà Lạt đột ngột tăng lên 15.000 đồng/kg Bệnh xoăn lá virus đã tàn phá hơn 70% diện tích cà chua của tỉnh Lâm Đồng. Hiện, giá cà chua tại vườn đã vọt lên 15.000đ/kg nhưng nông dân không đủ hàng để bán. Liên tục những ngày qua, nhiều thương lái đã đi khắp các nhà vườn ở Lâm Đồng để lùng mua cà chua. Giá mua tại vườn từ 8.000/kg...