Khoai môn tím – Nét ẩm thực đặc sắc của vùng đất Lục Yên, Yên Bái
Nếu có dịp thăm Yên Bái, du khách hãy tới Lục Yên để thưởng thức các món ăn được làm từ khoai môn tím từ vỏ đến ruột có vị ngon đặc trưng đến nao lòng.
Những món ăn nhìn qua tưởng chừng bình thường ấy, nhưng khi nếm thử rồi thì thật khó quên bởi nó là một trong những sản vật độc đáo của vùng đất và con người Yên Bái.
Đặc sản khoai môn tím Lục Yên có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Ảnh: Núi Việt Food
Khoai môn tím Lục Yên cùng dòng khoai sọ nhưng đặc sắc hơn, vì có màu tím lạ mắt từ vỏ đến ruột, hoặc ruột trắng có nhiều chấm nhỏ màu tím. Do được hấp thụ không khí mát lành của núi rừng nên khoai có vị bùi, béo, dẻo, bở và có mùi thơm riêng biệt.
Khoai môn tím có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như chè khoai môn, khoai môn chiên, bánh khoai môn, khoai hầm canh xương, xôi khoai.. mang hương vị rất đặc trưng. Nếu được thưởng thức hương vị bùi, thơm, bở, dẻo và đậm đà của thứ khoai đặc sản này, thứ khoai mà du khách có thể ăn không biết no, ăn liên tục cũng vẫn không biết chán.
Khác với những giống khoai môn ở miền xuôi, chỉ ưa trồng trên đất ruộng, đất bãi giàu mùn, tơi xốp, khoai môn Lục Yên không hề kén đất, có khả năng chịu được hạn cao, ít bị sâu bệnh và có thể trồng xen với các loại cây khác. Hàng năm, sau Tết Âm lịch, bà con người Tày, người Dao, người Xá tại Lục Yên bắt đầu đặt mầm khoai trên nương và những hốc đất nơi núi đá. 9 tháng sau, vào đầu mùa đông, khi lá khoai đến độ vàng héo cũng là lúc bà con bước vào mùa thu hoạch.
Đến thời điểm tiết thu sang cũng là lúc người dân Lục Yên thu hoạch. Mỗi cây khoai môn tím chỉ cho một củ, củ nhỏ nặng chừng 6 – 7 lạng, củ to có thể lên tới gần 2kg.
Khoai môn tím Lục Yên được đánh giá là loại nông sản chứa hàm lượng tinh bột cao, nhiều giá trị dinh dưỡng cả về chất lượng và hương vị nên nhiều năm qua, giống khoai quý vùng đất Lục Yên được đông đảo du khách, người tiêu dùng lựa chọn về làm thực phẩm và làm quà biếu.
Bên cạnh các loại cây trồng đặc sản như chè, quế Văn Yên, bưởi Đại Minh, hồng Lục Yên…, khoai môn tím Lục Yên đang góp phần làm giàu thêm cho vùng đất này, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh thương hiệu nông sản của Yên Bái tới đông đảo du khách và người tiêu dùng.
Cách nấu chè khoai môn bột báng dẻo mềm thơm ngon đơn giản tại nhà
Chè khoai môn bột báng là một trong những món chè vừa thơm ngon, dễ ăn lại vừa vô cùng dễ làm. Nhâm nhi món chè này lót bụng vào những bữa xế thì còn gì tuyệt hơn. vào bếp xem ngay công thức chè khoai môn bột báng siêu đơn giản này nhé!
Nguyên liệu làm Chè khoai môn bột báng
Khoai môn 400 gr
Bột báng 50 gr
Video đang HOT
Bột khoai 100 gr
Bột sắn dây 2 muỗng canh
Nước cốt dừa 150 ml
Lá dứa 2 nhánh
Đường 100 gr
Cách chọn khoai môn bở ngon không sượng
Kích thước: Chọn những củ có kích thước vừa, không quá lớn cũng không quá nhỏ.
Hình dáng: Chọn những trái tròn đều, hình dáng như quả trứng gà, lớp vỏ sần sùi, có nhiều râu và có đất bám trên vỏ.
Màu sắc: Chọn khoai có lớp ruột bên trong màu trắng đục, có nhiều vân tím.Khi mua bạn cầm thử khoai môn lên tay. Nếu cảm thấy nhẹ tay thì khoai có nhiều tinh bột, khi nấu chín sẽ có vị béo bùi.Ngược lại nếu khoai môn nguyên củ nặng thì tức là nó nhiều nước bên trong, những củ như thế này khi nấu chín thường không có vị, rất nhạt, bị sượng.
Cách chế biến Chè khoai môn bột báng
1
Ngâm bột báng, bột khoai
Đầu tiên bạn rửa qua bột báng với nước để loại bỏ phần bụi bám bên ngoài, sau đó bạn đổ ngập nước rồi ngâm trong vòng 40 phút cho bột báng nở mềm.
Tương tự với bột khoai, bạn rửa sơ qua rồi ngâm trong 40 phút cho bột khoai được nở ra nhé.
2
Sơ chế khoai môn
Khoai môn mua về bạn rửa sạch lớp đất bám bên ngoài. Sau đó đeo bao tay rồi gọt bỏ phần vỏ khoai môn đi. Mủ khoai môn sẽ khá ngứa nên nếu không có bao tay thì bạn không nên để khoai dính nước trước khi gọt vỏ nhé.
Sau khi gọt vỏ khoai, bạn tiến hành cắt khoai thành từng khúc nhỏ vừa ăn để nấu cho khoai dễ mềm và nhanh hơn nhé.
Cách gọt khoai môn sạch, không ngứa
Cách 1: Khi mua khoai môn về, bạn không nên rửa trước mà hãy để nguyên củ và dùng tay thật khô để gọt vỏ khoai và ngâm trong nước muối pha loãng ngay sau khi gọt, để loại bỏ chất gây ngứa.
Cách 2: Dùng găng tay nylon hoặc bao tay vải khi sơ chế khoai môn để hạn chế bị dính chất ngứa. Nhưng với cách này, bạn sẽ khó cầm chắc và khi gọt sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Cách 3: Bọc khoai với giấy bạc và cho vào lò nướng khoảng 2 - 3 phút, để cho lớp nhựa chảy ra ngoài.
3
Nấu chè
Bạn cho 2 muỗng canh sắn dây vào chén, thêm vào 2 muỗng canh nước lọc rồi khuấy đều cho bột sắn tan ra. Lá dứa bạn rửa sạch rồi cuộn bó là thành 1 bó.
Cho vào nồi khoảng 500ml nước, thêm vào 100gr đường vào rồi khuấy cho đường tan. Đặt nồi nước lên bếp và mở lửa vừa, thêm tiếp vào 50gr bột báng, 100gr bột khoai đã ngâm nở cùng với bó lá dứa rồi nấu trong khoảng 5 - 7 phút.
Tiếp đó, bạn cho phần khoai môn đã cắt nhỏ khuấy đều và đun chè trong 25 - 30 phút với lửa vừa đến khi khoai môn mềm nhừ.
Lúc này bạn vớt phần lá dứa ra và thêm vào phần bột sắn đã pha, vừa đổ vừa khuấy đều để tránh bị vón.
Sau cùng bạn cho 150ml nước cốt dừa vào nồi, khuấy đều và đun thêm khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp. Múc chè ra chén và thưởng thức ngay nhé.
4
Thành phẩm
Chè khoai môn bột báng thơm ngon với vị bùi bùi của khoai môn, beo béo của nước cốt dừa, đặc biệt là sự dẻo mềm, dai dai của bột báng và bột khoai khi ăn rất bắt miệng.
Sự kết hợp hoàn hảo này đã tạo nên hương vị đặc trưng cho món chè này sẽ khiến bạn dù ăn nhiều lần vẫn thích đấy!
Nấu chè khoai môn chỉ với vài nguyên liệu đơn giản Chỉ với công thức sau, bạn sẽ có ngay ly chè khoai môn bổ dưỡng mà không cần ra ngoài cửa hàng. Nguyên liệu: - Nửa cân khoai môn - 150gr đậu xanh đã bỏ vỏ - 4 thìa đường - Nước cốt dừa - 1 bó lá dứa Cách làm: - Khoai môn gọt sạch vỏ, rửa nhiều lần với nước sạch,...