Khỏa thân xin việc
Khỏa thân, đó là cách mà người đàn ông ở tiểu bang California (Mỹ) thực hiện để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Quả là độc nhất vô nhị.
Không biết có phải mục đích của ông này là muốn người ta đặc biệt chú ý đến mình hay không mà ông ta lại chẳng mặc gì để đi xin việc.
Vì hành động kỳ quặc đó, không những bị từ chối thẳng thừng mà ông ta còn bị cảnh sát còng tay đưa về bót.
Đoạn video tại cửa hàng hàn xì ghi lại cảnh tượng trên cho thấy, một người đàn ông trạc 35 tuổi, không mảnh vải che thân đột nhiên lù lù xuất hiện trước cửa tiệm ( ảnh), sau đó đi loanh quanh vài vòng rồi bất thình lình ngồi xổm xuống đất.
Chủ cửa hàng là Chris Johnson vừa thấy lạ vừa thấy lo nên gọi điện nhờ cảnh sát đến giải quyết.
Video đang HOT
Cảnh sát tức tốc đến hiện trường. Tuy nhiên, khi vừa tiếp cận người đàn ông được cho là “người ngoài hành tinh”, họ đã bị ông ta tấn công.
Theo Huffingtonpost, người đàn ông kỳ quặc đã túm tóc một nữ cảnh sát và họ ẩu đả nhau cho đến khi chủ cửa hàng và em trai ông ta chạy đến hỗ trợ.
Người đàn ông trần truồng có tên Jose Ayala đã được đưa đến bệnh viện kiểm tra thương tích trước khi bị tống vào tù vì tội tấn công cảnh sát và hành vi kém văn hóa.
Tuy nhiên, lúc bị bắt Ayala vẫn một mực phân trần rằng mục đích chủ yếu của mình là muốn kiếm việc làm chứ không hề có dụng ý gì xấu.
Theo TNO
Cư dân mạng 'thẳng tay ném đá' cử nhân ĐH treo biển tìm việc
Chỉ một ngày sau khi báo chí đưa tin về tân cử nhân kinh tế đạp xe treo biển tìm việc, câu chuyện này đã trở thành đề tài nóng trên khắp các diễn đàn, mạng xã hội...
Trên một mạng xã hội có hơn 200.000 hội viên, có tới 500 người quan tâm tới vấn đề này và gần 300 bình luận nóng hổi sau 24h.
Các bình luận của cư dân mạng có xu hướng khá gay gắt cho dù là phản đối hay ủng hộ. Tuy nhiên, số lượng bình luận mang tính khích lệ tỏ ra "lép vế" hơn rất nhiều so với những ý kiến chê bai, thậm chí là bức xúc.
Bùi Hải An, một cựu sinh viên Học viện Ngân hàng mỉa mai Huỳnh Ngọc Thành - nhân vật chính của câu chuyện: "Mang mác tốt nghiệp đại học nhưng phương pháp tiếp thị bản thân thì của lao động phổ thông. Anh bạn này khó mà kiếm được việc". Bình luận này của Hải An có tới 62 người đồng quan điểm trên một mạng xã hội.
"Việc không thiếu dù có khó khăn thế nào đi nữa, phải biết liệu cơm gắp mắm mà tùy cơ ứng biến ... bỏ công phô trương kiểu này thiệt chả có gì là giỏi, ít ra a ta đã được phỏng vấn nhưng không được gọi, cái chính là anh ta chưa thể hiện được bản thân đủ đáp ứng công việc. Nếu vì hết tiền chi trả thì kiếm công việc gì đó làm tạm mưu sinh." - Trịnh Hồng, sinh năm 1985 tại Tuy Hoà bình luận.
"Nếu học hành như thế mà không tìm được việc làm thì do anh này thôi. Có lẽ do anh ta muốn công việc thật hoàn hảo với bản thân: lương cao , vị trí tốt...để phù hợp với bằng cấp của anh ta. Đôi lúc bản thân cũng nên biết mình là ai đừng tự tin thái quá." - nick name Thông Thanh Thản
Rất nhiều ý kiến phản đối cách làm có phần "hủ lậu" của Huỳnh Ngọc Thành trên khắp các diễn đàn. Thế nhung, đối với "David Nguyen" thì cách làm của cậu cử nhân kinh tế này khá hay ho và đáng để bạn trẻ đang tìm kiếm việc làm xem xét: "Phương pháp của cậu này rất hay. Ít ra là cộng đồng đã biết đến cậu ấy là ai! Ở đấy có bao nhiêu người đã biết đến bạn? Phương pháp tiếp thị bằng xe đạp cũng rất ok, vừa đủ để mọi người có thể đọc được thông tin về mình, nhưng quan trọng là cậu ấy có thể đi chậm, quan sát được chuyển động của cuộc sống. Biết đâu trong những ngày đạp xe này, trong đầu cậu ấy lại nảy lên bao ý tưởng kinh doanh mới lạ. Thực tế sẽ mang lại cho chúng ta nhiều bài học hơn là sách vở."
Tuy nhiên, vẫn có những bạn trẻ tỏ ra đồng cảm với hoàn cành của chàng tân cử nhân kinh tế: "Đúng là số phận con người. Bây giờ học giỏi mà không quen, không gặp thời thế thì cũng nghỉm cả thôi" - Thành Lượng Giác, sinh viên ĐH Kiến trúc Hà Nội chia sẻ.
Bạn với nick name Cuong Cao, cầu chúc cho chàng trai: "Hi vọng bạn ấy sẽ tìm được công việc thích hợp, ủng hộ mọi cố gắng mang ý nghĩa tích cực!"
Cụ thể hơn, bạn gái với nick name "Tít Mí" (có vẻ như là đồng hương của Huỳnh Ngọc Thành) khích lệ: "Không được. Dân Khánh Hòa, mà dân Cam Ranh thì ko thể như thế này đc. Không kiếm đc việc thì tạm thời đi dạy thêm đi, kiếm đồng ra đồng vào. Sao lại phải vất vả thế này anh ơi? Đâu phải trời tiệt đường sống đâu, cơ bản là ta có thấy đường để sống không."
Một số bạn lại dùng câu chuyện đặc biệt của Ngọc Thành như một lời cảnh tỉnh bản thân, phải cố gắng hơn nữa không chỉ trong việc học tập mà cả giáo tiếp xã hội. Song, cũng có số ít bạn trẻ chuẩn bị bước tới ngưỡng cửa cuộc đời, cảm thấy bi quan với tình trạng thiếu việc làm tại các thành phố lớn: "Anh này giỏi mà còn vậy, nhìn tương lai thấy đời u ám quá..." - nick name LiLynn Apple than thở.
Câu chuyện của Huỳnh Ngọc Thành nếu dù là xét trên góc độ giáo dục hay là một vấn đề xã hội đều đang khơi mào cho "cuộc chiến" ngôn luận sôi nổi trong cộng đồng mạng. Hiện nay, tại một số diễ đàn lớn trên mạng đã thành lập topic riêng để các bạn trẻ quan tâm tới "tân cử nhân kinh tế đạp xe, treo biển xin việc" dễ dàng đóng góp ý kiến và dự báo con số bình luận vẫn không ngừng tăng lên theo cấp số nhân.
MAI CHÂM
Theo Infonet
SV chạy đua tìm việc thời bão giá Tất bật tìm việc cả tuần mà Đặng Văn Hưng, SV năm hai khoa Xây dựng, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) vẫn chưa được nơi nào nhận. Gạt giọt mồ hôi lấm lem trên mắt, Hưng nói như đùa: "Xin việc làm thêm bán café đã khó, không biết ra trường xin việc còn khó thế nào?". Làm thêm là chuyện rất bình...