Khỏa thân đi tàu lượn để gây quỹ từ thiện
Một nỗ lực nhằm thiết lập kỷ lục thế giới mới về số người khỏa thân đi tàu lượn đã thất bại nhưng ban tổ chức đã gây quỹ hơn 10.000 bảng Anh (342 triệu đồng) cho các bệnh nhân ung thư.
Theo BBC, Kỷ lục Thế giới Guinness về nhiều người khỏa thân đi tàu lượn nhất thế giới được xác lập vào năm 2012 khi 102 người gặp nhau tại Đảo Adventure tại Southend, hạt Essex (Anh).
Ban tổ chức hy vọng sẽ có 122 người tham gia nỗ lực thiết lập kỷ lục mới, nhằm gây quỹ cho Quỹ từ thiện bệnh viện Southend, nhưng chỉ có 57 người.
Họ là những công dân tới từ khắp nơi trên nước Anh, bao gồm Edinburgh, Newcastle và Swindon.
Giám đốc điều hành Đảo Adventure, Andrew Renton cho biết: “Đó là một ngày tuyệt vời, mọi người đều thích cơ hội làm gì đó đáng nhớ, vui vẻ và quyên góp được một khoản tiền lớn cho quỹ từ thiện”.
“Phải hết sức can đảm mới có thể cởi bỏ quần áo trước mặt những người hoàn toàn xa lạ và truyền thông thế giới, vì thế chúng tôi muốn nói lời cảm ơn sâu sắc tới những người đủ dũng cảm để khỏa thân và mang một số tiền lớn ủng hộ cho chúng tôi”, Lucy Thomas-Clayton tới từ Quỹ từ thiện Bệnh viện Southend xúc động nói.
Video đang HOT
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Syria: Mỹ - Nga Iran bắt tay thiết lập liên minh chống IS?
Dù có chung mục đích tiêu diệt lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, nhưng Mỹ khó có thể bắt tay với Nga và Iran để gây dựng một liên minh quân sự cùng tham chiến ở Syria do những khác biệt về mặt lợi ích chiến lược.
Cuộc nội chiến ở Syria đã kéo dài hơn 4 năm và chưa có dấu hiệu chấm dứt. Không ai trong 3 bên tham chiến chính ở Syria có khả năng giành chiến thắng tuyệt đối.
Theo Business Insider, ngay cả sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài cũng chưa thể giúp một trong 3 bên tham chiến ở Syria tạo ra sự thay đổi lớn. Cụ thể, chiến dịch không kích do liên minh quân sự mà Mỹ dẫn đầu tiến hành nhằm tiêu diệt lực lượng IS vì không có sự yểm trợ của bộ binh, cũng chưa thể mang lại kế quả như mong đợi. Trong khi đó, những cuộc ném bom do Nga tiến hành nhằm hỗ trợ lực lượng quân chính phủ của Tổng thống Assad chống lại các phe nổi dậy, bị đánh giá đang làm tình hình Syria thêm rối ren.
Phe nổi dậy ngụy trang cho chiếc xe tăng trước đợt phản công của lực lượng quân chính phủ Syria ở khu vực Handarat, phía bắc Aleppo.
Trên thực tế, không thể phủ nhận sự can thiệp của các lực lượng quân sự nước ngoài không làm thay đổi tình hình chiến sự ở Syria. Điển hình, chiến dịch quân sự của Nga ở Syria đã biến cuộc xung đột này trở thành trận đối đầu địa chính trị giữa Nga và Mỹ. Nhiều khả năng trận chiến ở Syria sẽ còn biến thành một cuộc đối đầu giữa hai cường quốc hạt nhân thế giới.
Một yếu tố quan trọng thứ ba trong cuộc chiến ở Syria là Iran. Để bù đắp những yếu kém về năng lực quân sự, Iran đã dành nguồn tài chính lớn để theo đuổi những mục tiêu ở Syria. Ngoài ra, việc ký kết thỏa thuận hạt nhân lịch sử với phương Tây sẽ giúp Tehran dần nâng cao vị thế trong khu vực.
Do đó, ngoài 3 bên tham chiến chính là quân đội của Tổng thống Assad, phe nổi dậy Syria và IS, cuộc nội chiến ở Syria còn chịu sự chi phối của 3 thế lực bên ngoài là Mỹ, Nga và Iran. Dù vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê-út không thể phủ nhận, nhưng nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, hai quốc gia này không thể tạo ra những thay đổi lớn trong trận chiến ở Syria.
Mục tiêu tham chiến khác nhau
Mục tiêu chính của Mỹ trong cuộc chiến ở Syria là lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad. Còn Nga mong muốn duy trì chế độ của Tổng thống Assad, thử nghiệm các loại vũ khí mới và giảm thiểu sự cô lập của cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, Moscow muốn tiêu diệt IS trước mối lo các phần tử khủng bố sẽ di chuyển sang Nga để tổ chức tấn công. Về phần mình, Iran hy vọng chính phủ Syria hợp nhất và tiếp tục đưa Syria nằm trong vòng xoáy ảnh hưởng của Tehran.
Khi xét về lợi ích của Nga, Mỹ và Iran trong cuộc chiến tại Syria có thể thấy Washington ít chút trọng nhất tới lợi ích chiến lược. Dù mục tiêu chính của Mỹ là tiêu diệt IS nhưng nhìn chung, Mỹ không quan tâm tới chuyện gì sẽ xảy ra ở Syria sau khi Tổng thống Assad bị lật đổ. Trên lý thuyết, Mỹ, Nga và Iran có thể thiết lập liên minh chống IS nhưng trên thực tế, khả năng xảy ra là rất thấp.
Tổng thống Vladimir Putin (trái) lắng nghe Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu báo cáo tình hình không kích ở Syria.
Thiết lập liên minh
Rõ ràng, việc giữ vị thế dẫn đầu thế giới trong hơn 70 năm qua đã khiến Mỹ từ bỏ thói quen thiết lập liên minh chính trị. Việc xây dựng liên minh với các quốc gia mà thể chế, giá trị và lợi ích khác hoàn toàn với Mỹ là điều càng không thể.
Cụ thể, mục tiêu của Mỹ trong cuộc chiến ở Syria hoàn toàn khác với Nga. Trong khi giới lãnh đạo ở Washington muốn lật đổ Tổng thống Assad, Nga lại xem sự thay thế nhà lãnh đạo chính trị Syria bằng một cuộc nội chiến hay cách mạng hoàn toàn đi ngược với trật tự thế giới và là điều không thể chấp nhận được. Đây là điểm mấu chốt gây chia rẽ quan hệ Nga - Mỹ ở Syria cũng như ở Ukraine.
Trong khi đó, mối quan hệ ngoại giao nguội lạnh giữa Mỹ - Iran suốt 40 năm qua, sẽ còn mất một thời gian dài để gây dựng lại. Ngoài ra, những bất đồng song phương cũng sẽ khiến Washington - Tehran khó có thể tiến tới một cuộc đối thoại có ý nghĩa về Syria.
Nếu Syria duy trì sự thống nhất, khả năng Iran sẽ không phản đối nỗ lực của Mỹ nhằm lật đổ Tổng thống Assad. Bởi Tehran hy vọng người kế nhiệm của ông Assad sẽ có quan điểm cải thiện quan hệ với giới lãnh đạo Iran và đưa Syria tiến lại gần hơn với Cộng hòa Hồi giáo.
Song thực tế, khả năng thiết lập liên minh giữa Nga - Iran là điều có thể xảy ra. Dù hai quốc gia này không hoàn toàn tin tưởng nhau nhưng họ có thể tìm thấy nhiều điểm chung để trở thành đối tác thay vì kẻ thù.
Một lực lượng hợp nhất giữa quân đội Nga và Iran cùng nguồn hỗ trợ tài chính đóng vai trò quan trọng nhằm tăng khả năng kiểm soát đất nước của Tổng thống Assad dù rằng không thể tiêu diệt hoàn toàn phe đối lập Syria. Và dù không thể tiêu diệt tận gốc IS, liên minh Nga - Iran vẫn có thể thu hẹp tầm ảnh hưởng của nhóm khủng bố này ở Syria cũng như giành lại quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ do IS chiếm đóng.
Quân nổi dậy Syria dùng tên lửa TOW do Mỹ sản xuất tấn công các mục tiêu của phe chính phủ.
Xây dựng tình bạn
Mặc dù Nga có lợi ích chiến lược ở Syria, nhưng Moscow không có ý định duy trì sự hiện diện quân sự ở Trung Đông mãi mãi. Nói cách khác, lợi ích chiến lược của Nga là duy trì quan hệ tốt đẹp với chính quyền Syria để duy trì hoạt động của căn cứ hải quân ở Tartus cũng như giữ vị thế là quốc gia cung cấp vũ khí hàng đầu cho Syria. Tổng thống Vladimir Putin từng xác định Nga đóng vai trò là một cường quốc thế giới trong các cuộc đàm phán hòa bình trong khu vực.
Ngoài ra, liên minh Nga - Iran sẽ khuyến khích Tehran thậm chí cả Iraq, quốc gia đang chịu sự ảnh hưởng lớn từ Iran, tăng cường mua vũ khí quân sự của Moscow. Về phần mình, Nga sẽ chấp nhập tham vọng của Iran về việc đưa Syria tiếp tục nằm trong vòng xoáy ảnh hưởng của Tehran. Ngoài ra, lực lượng người Shiite ở Iran - Iraq - Syria sẽ là rào chắn bảo vệ an ninh cho Nga trước mối đe dọa từ người Sunni vốn hỗ trợ lâu nay cho các tay súng nổi dậy Hồi giáo bắc Caucasus.
Sự hình thành liên minh Nga - Iran còn biến Tehran nắm giữ vai trò thống trị trong khu vực. Ngoài việc kiểm soát trữ lượng hydrocarbon dồi dào trong khu vực, liên minh này còn mở ra những tuyến đường giao thông vận tải mới giúp Iran tăng cường tiếp cận khu vực Địa Trung Hải (qua Iraq-Syria-Lebanon) và tới các vùng biên giới giáp Israel. Mối quan hệ này cũng sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong tình hình chiến lược ở Trung Đông.
Lá bài của Mỹ
Nếu như không thể tạo ra những thay đổi lớn trong chính sách, Mỹ sẽ không thể dùng vũ lực để ngăn chặn viễn cảnh xảy ra liên minh Nga - Iran. Không nhiều người cho rằng Mỹ sẽ triển khai một lực lượng quân sự quy mô lớn ở Syria như điều động 100.000 binh lính hay đối đầu hạt nhân với Nga.
Do đó, liên minh Nga - Iran sẽ không chỉ giúp quân đội của chính phủ Syria mở rộng quyền kiểm soát đất nước, mà còn làm lu mờ vai trò của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu trong cuộc chiến chống lại IS.
Còn hiện nay, Nhà Trắng vẫn để Nga hưởng thụ những thành quả ban đầu trong chiến dịch không kích ở Syria. Tuy nhiên, Moscow sẽ sớm phải đối mặt với tình huống tương tự như Liên Xô cũ từng vấp phải ở Afghanistan: đó là việc sử dụng đại trà các loại tên lửa phòng không hạng nhẹ. Trong trường hợp này, chi phí cho hoạt động quân sự của Nga ở Syria sẽ tăng lên một cách nhanh chóng.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự...
MINH THU (lược dịch)
Theo Infonet
Nga-Thổ lập kênh liên lạc các chuyến bay trên vùng trời Syria Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/10 thiết lập kênh liên lạc trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ để tránh va chạm trên không gần biên giới Syria Thổ Nhĩ Kỳ Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/10 thiết lập kênh liên lạc trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ để tránh va chạm trên không gần biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Hãng Thông tấn Interfax...