Khoa Pug review ăn lẩu Haidilao trong mùa dịch tại Mỹ, hé lộ loạt điểm khác biệt so với Việt Nam: Nhiều người sẽ rất “khó chịu” ở điểm này
Được mở cửa tiếp khách ăn lẩu trong mùa dịch nhưng nhà hàng lẩu Haidilao ở Mỹ phải thay đổi quy trình phục vụ, nhiều điểm đặc sắc không còn áp dụng.
Tiếp nối hành trình tại Mỹ, trong vlog mới nhất đánh dấu 1 tháng sang nước ngoài trong đại dịch, Khoa Pug cùng cameraman và 1 người bạn đã đi ăn lẩu Haidilao ở trung tâm thương mại tại Los Angeles.
Trước khi ăn lẩu, 3 người đã đến một tiệm bánh mì nổi tiếng ở khu này thưởng thức, xếp hàng hơn 1 tiếng mới mua được ổ bánh mì giá 4 đô (khoảng 90k tiền Việt)
Khoa Pug đánh giá cao chất lượng của món bánh mì Việt trên đất Mỹ, nhân có đầy đủ thịt nướng, chả, đồ chua… Sau đó, Khoa Pug đi làm thẻ ngân hàng rồi mới đi thưởng thức lẩu Haidilao ở Mỹ
Nhà hàng lẩu Haidilao ở Mỹ vẫn được mở cửa nhận khách ăn tại chỗ trong mùa dịch, tuy nhiên có loạt sự thay đổi so với quy trình thông thường và rất khác so với ở Việt Nam.
Nhân viên vẫn đón tiếp nhiệt tình cho từng bàn, mỗi thực khách trước tiên sẽ được tự chọn nước lẩu, để riêng trong từng nồi nhỏ thay vì một nồi nhiều khay như thường thấy
Tại đây vẫn order món bằng app trên máy tính bảng
Về cơ bản đồ nhúng lẩu ở Mỹ tương tự ở Việt Nam, có thêm một số loại nhưng không quá khác biệt
Video đang HOT
Nước lọc được phục vụ miễn phí
Nước lẩu được đựng trong các nồi nhỏ để mỗi người ăn riêng
Thay đổi lớn nhất của chuỗi Haidilao tại Mỹ mùa dịch là ở dụng cụ ăn uống. Tất cả bát, đũa, khăn, khay đựng thực phẩm, khay nước chấm… đều được chuyển thành đồ dùng một lần, sau khi khách sử dụng xong sẽ được vứt bỏ toàn bộ. Điều này nhằm bảo đảm phòng dịch, nhưng đồng thời cũng khiến không ít người “nhức mắt” vì vấn đề môi trường. Gần như tất cả các bước đều sử dụng đồ nhựa, đồ giấy, lượng rác thải ra mỗi ngày rất lớn.
Khách đến quầy nước chấm không được tự pha tại quầy mà các loại nước chấm đã được chia sẵn trong các khay nhựa, nói với nhân viên và nhân viên sẽ lấy hộ, khách tuyệt đối không được “chạm vào”
Riêng bàn Khoa Pug đã dùng khoảng hơn 20 hộp… nước chấm và gia vị các loại
Sau khi lấy nước chấm về bàn, khách có thể tự pha tuỳ ý
Toàn bộ đồ nhúng lẩu cũng được đựng trong những hộp nhựa riêng biệt
Khoa Pug chọn lẩu Thái Tomyum, đũa và thìa cũng là đồ dùng 1 lần
Màn múa mì “đặc sản” của Haidilao cũng không được phục vụ vì Covid-19, nếu khách vẫn chọn trên menu thì sẽ được mang… hộp mì ra
Khoa Pug đánh giá bữa ăn ổn, tuy nhiên đồ nhựa bỏ đi sau 1 lần dùng khá gây quan ngại
Về tổng thể, Khoa Pug đánh giá lẩu Haidilao ở Mỹ khá ổn, riêng khoản nước chấm 2 đô/người (khoảng 50k) thì không hợp khẩu vị Khoa. Trong mùa dịch nên quy trình phục vụ của Haidilao phải thay đổi nhiều từ dụng cụ ăn uống cho tới cách order. Tổng bữa ăn 3 người hết 150 đô (khoảng 3,5 triệu tiền Việt).
Nguồn: YouTube nhân vật
Khoa Pug ở Mỹ tậu siêu xe tiền tỷ để "giảm áp lực xài tiền", nhiều dân chơi ở Việt Nam nhìn mà ao ước
"Mình qua đây đi du học, cần xe để đi học. Mình cầm qua đây 500.000 USD thì làm sao để hết? Đi mua xe cho hết chứ các bạn, mua xe để bớt áp lực xài tiền!", Khoa Pug mở đầu video của mình.
Sau khi gây sốc với thông tin sang Mỹ "vừa xài tiền vừa học tiếng Anh", Khoa Pug mới đây gây chú ý với video đi chọn siêu xe tại showroom Porsche, Mỹ.
"Mình qua đây đi du học, cần xe để đi học. Mình cầm qua đây 500.000 USD thì làm sao để hết? Đi mua xe cho hết chứ các bạn, mua xe để bớt áp lực xài tiền!" , Khoa Pug mở đầu video của mình.
Khoa Pug chọn nhiều mẫu xe Porsche hạng sang.
Theo đó, Khoa Pug cho biết mình mang theo 500.000 USD (hơn 11 tỷ 500 triệu VND) sang Mỹ và có nguyện vọng sử dụng hết số tiền này trong vòng 1 năm.
"Ở Việt Nam mình mua chiếc Mercedes C300 AMG không phải vì mình thích nó đâu, mà do ở Việt Nam giá xe với giá thuế cao quá nên mua Mercedes đi là "vừa miếng", chứ tôi là tôi thích Porsche kìa, mà tiền ít thì đâu dám đòi hít dầu thơm nên ngậm ngùi đi C300, bạn nào tinh ý thì biết tôi phá xe cỡ nào, mang C300 lên cày nát đường núi Tây Bắc có ngán đâu, do tôi mua đi tạm chứ không phải thích nên không cần giữ xe" , Khoa Pug nhắc lý do mình mua chiếc Mercedes C300 AMG ở Việt Nam.
"Showroom Porsche mình đến mua nằm ở khu Riverside, cách quận Cam 30 phút chạy cao tốc, showroom này rất to, đủ loại mẫu mã, từ Sedan 4 chỗ như Panamera, Taycan, gầm cao Macan, Cayenne đến 2 cửa như 718, 911 đều có. Sau khi dạo một vòng showroom thì hoa cả mắt, xe cũ xe mới rất nhiều giá, mà tôi chân ướt chân ráo mới qua Mỹ, đường đi còn không rành, biển hiệu còn không rõ, luật lệ thì chưa nắm, thuế phí thì chưa thông mà đã đi mua xe rồi...", anh chàng tâm sự.
Khoa Pug cho biết mình mua xe để "đỡ áp lực xài tiền".
Sau khi xem qua nhiều dòng siêu xe, nhờ sự hỗ trợ của một nhân viên showroom Porsche là người gốc Việt sống ở Mỹ, Khoa Pug đã chọn được chiếc Porsche 718 Boxster GTS 4.0 có giá gốc là 89.500 USD, tính thuế phí và giá lăn bánh là 115.000 USD (khoảng 2,7 tỷ VND).
"Mình có 500.000 (đơn vị USD), mình đi học bên này hết 25 - 30.000 rồi. Chiếc này là 103.000 nữa là 150.000, mình còn 350.000 để sống 1 năm" , Khoa Pug nói.
Khoa Pug chọn được Porsche 718 Boxster GTS 4.0 giá hơn 110.000 USD.
Theo đó, Khoa Pug tiết lộ mình phải trả giá khi mua xe ở Mỹ vì giá mà showroom đưa ra sẽ chênh lệch nhiều so với giá gốc.
"Đến lúc chốt xe thì mình yêu cầu gặp Salesman biết nói tiếng Việt mình mới làm việc, nói tiếng Anh thì dẹp nghỉ về, vậy là mấy anh Tây nói kêu chờ xíu, để đi kiếm Salesman biết nói tiếng Việt đến tiếp mình. Nói chung là mua xe ở Mỹ phải biết trả giá, Dealer nói thách nhiều lắm, may mình gặp Tony (nhân viên của showroom) biết nói tiếng Việt sơ sơ, chứ không gặp Salesman tiếng Anh sao biết mà hỏi thuế phí này kìa, ngặt một nỗi ngay tại bang California mà nó còn chia thuế theo khu vực, ví dụ ở Los Angeles thuế khác, ở Santa Barbara thuế khác, khá nhức đầu vụ này", Khoa Pug giải thích về vấn đề mua siêu xe phải trả giá bên Mỹ.
Sự tẩy chay nửa vời nuôi sống các YouTuber chiêu trò Nói sai, làm bậy nhưng nhiều kênh YouTube như NTN Vlogs, Khoa Pug, Hưng Vlog vẫn tồn tại, kiếm ra tiền. Lý do chính là sự tẩy chay của dân mạng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Ngày 24/4, Quỳnh Trần JP bị chỉ trích vì đăng tải clip "ăn bàn chân gấu hầm sâm". Những ngày sau đó, vlogger này vẫn...