Khóa họp IV Ủy ban hỗn hợp thực thi FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu
Ngày 13/10, tại trụ sở Ủy ban Kinh tế Á – Âu, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Phụ trách Thương mại của Ủy ban Kinh tế Á – Âu Andrey Slepnev đã đồng chủ trì Khóa họp IV Ủy ban Hỗn hợp về thực thi Hiệp định thương mại tự do ( FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu ( EAEU) đồng thời đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Hiệp định.
Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại khóa họp.
Tham dự Khóa họp, về phía Việt Nam còn có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại LB Nga Đặng Minh Khôi và các đại diện khác của Bộ Công Thương và Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga.
Tại khóa họp, hai Bộ trưởng đều thống nhất rằng FTA Việt Nam – EAEU đã đóng góp cho sự phát triển thương mại hai chiều mạnh mẽ giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh. Bộ trưởng Slepnev đã cung cấp thông tin về tình hình thực thi FTA, theo đó nhìn chung, kết quả 5 năm đầu thực hiện FTA cho thấy tốc độ tăng trưởng ổn định trong kim ngạch thương mại giữa EAEU và Việt Nam, với mức tăng 32,2% (từ 5,9 tỷ USD năm 2017 lên 7,8 tỷ USD năm 2021, theo số liệu của EAEU). Tuy nhiên, mức độ tận dụng ưu đãi từ Hiệp định này có phần còn khiêm tốn (với tỉ lệ trung bình hơn 40%). Điều này thể hiện rằng hợp tác kinh tế – thương mại song phương còn nhiều tiềm năng, cần nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc đề phát triển.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thẳng thắn đánh giá một số điều khoản, cam kết của Hiệp định đã không còn phù hợp với bối cảnh hiện nay, theo đó, nhận định rằng đây là thời điểm thích hợp để EAEU và Việt Nam xem xét những ý tưởng mới, nâng cấp FTA để cùng khai thác những tiềm năng mới, cơ hội mới còn đang bỏ ngỏ và trong khi triển khai các quy trình, thủ tục cần thiết để sửa đổi Hiệp định, hai bên cần tìm cách tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn hiện tại, thúc đẩy thương mại song phương. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị EAEU lưu ý những quan tâm của Việt Nam liên quan đến các hạn chế của biện pháp phòng vệ ngưỡng và hạn ngạch gạo thấp.
Về yêu cầu của EAEU đối với khả năng mở cửa thị trường cho một số sản phẩm rượu cô nhắc, tăng xuất khẩu lúa mỳ, thịt bò, phân bón sang Việt Nam, Việt Nam cho biết sẽ phối hợp trao đổi với các bộ ngành liên quan trên tinh thần sẵn sàng mở cửa thị trường, cân bằng lợi ích của hai bên.
Video đang HOT
Tại Khóa họp, hai Bộ trưởng cũng nêu tóm tắt về kết quả phiên họp Tiểu ban về xuất xứ hàng hóa (thuộc Ủy ban Hỗn hợp), theo đó, cấp kỹ thuật đã tổ chức họp trực tuyến vào ngày 30/9 và đề xuất sửa đổi Phụ lục về quy tắc cụ thể mặt hàng và tình hình đàm phán Nghị định thư về trao đổi thông tin điện tử trong khuôn khổ Hệ thống về chứng nhận xuất xứ và xác minh xuất xứ điện tử.
Ngoài ra, một vấn đề mới được phía EAEU nêu ra tại khóa họp này là phát triển kinh tế xanh. Đây cũng là vấn đề Việt Nam đang rất quan tâm, do vậy phía Việt Nam hoan nghênh nội dung này và rất mong được nhận được sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm từ EAEU.
Kết thúc khóa họp, hai Bộ trưởng đã ký Biên bản của khóa họp và nhất trí sẽ báo cáo Chính phủ hai nước để thúc đẩy các nội dung đã được hai bên trao đổi và thống nhất.
Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Phụ trách Thương mại của Ủy ban Kinh tế Á – Âu Andrey Slepnev ký Biên bản của khóa họp.
EAEU, gồm LB Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazaskhtan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, ngay từ khi FTA bắt đầu có hiệu lực (cuối năm 2016), kim ngạch thương mại hai chiều năm đó đạt 3,04 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2015.
Những năm tiếp theo, thương mại song phương đều có mức tăng trưởng tích cực ở mức trên 25%. Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thương mại song phương vẫn đạt mức tăng trưởng khoảng hơn 16% đạt mức gần 6 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EAEU đạt khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 15,3% và nhập khẩu đạt 2,4 tỷ USD tăng 15,7%.
Dự kiến Việt Nam sẽ xuất siêu 1 tỷ USD trong năm 2022
Tại báo cáo số 961/BCT-KH mới đây Bộ Công Thương gửi các đơn vị về kịch bản điều hành và các giải pháp trọng tâm trong những tháng cuối năm 2022 đã nhấn mạnh tới nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng theo chu kỳ xuất nhập khẩu hàng hóa và hiệu quả từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Bởi vậy, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc và là năm thứ 7 liên tiếp, Việt Nam xuất siêu khoảng 1 tỷ USD.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Sài Gòn khu vực 1. Ảnh tư liệu: Hoàng Hùng/TTXVN
Theo Bộ Công Thương, dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm 2022 ước đạt khoảng 368 tỷ USD, tăng khoảng 9,46% so với năm 2021, vượt mục tiêu Chính phủ giao (khoảng 8%); nhập khẩu đạt khoảng 367 tỷ USD. Do đó, nhiều khả năng cán cân thương mại xuất siêu khoảng 1 tỷ USD, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Những kết quả đạt được cũng là cơ sở để ngành công thương tự tin đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2023 tăng khoảng 8% so với năm 2022, cán cân thương mại duy trì xuất siêu; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 6.178 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2022.
Tuy nhiên, trong những tháng còn lại của năm 2022 dự báo kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thậm chí, một số nền kinh tế lớn có thể suy thoái. Lạm phát tiếp tục tăng cao ở nhiều quốc gia, khu vực, ảnh hưởng tới tiêu dùng hàng hóa không thiết yếu, làm giảm cầu hàng hóa nhập khẩu từ các nước; trong đó, có Việt Nam.
Vì vậy, để đạt được mục tiêu xuất khẩu của cả năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, nhất là Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu và các Vụ Thị trường ngoài nước cần tập trung các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu và các giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cam kết từ các FTA.
Xuất khẩu thủy sản đạt nhiều tín hiệu tích cực trong quý I/2022. Ảnh: TTXVN
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị các đơn vị này xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hỗ trợ hiệp hội, doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong FTA để mở rộng cũng như tìm kiếm thị trường mới; tăng cường quản lý nhập khẩu, bảo đảm cán cân thương mại hài hòa bền vững.
Mặt khác, các đơn vị thuộc Bộ phải nắm bắt thông tin, nhu cầu và quy định mới của thị trường sở tại để kiến nghị, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp điều hành ngoại thương. Đặc biệt, phổ biến, hướng dẫn cho các hiệp hội, doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ hội từ thị trường nước ngoài.
Cũng tại báo cáo này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng lưu ý các đơn vị hoàn thành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào đầu quý III năm 2022.
Cửa hàng, đại lý xăng dầu lo phải nghỉ bán vì thua lỗ, Bộ Công thương họp khẩn Trước phản ánh về việc hàng loạt cửa hàng xăng dầu rủ nhau nghỉ bán và có nguy cơ phải đóng cửa, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan để bàn giải pháp. Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp về điều hành xăng dầu - Ảnh:...