Khoa học xác nhận: Đang mang thai vẫn có thể dính bầu, chuyện tưởng hoang đường nhưng hoàn toàn có thật
Các nhà khoa học đã đưa ra lời xác nhận cho thông tin nghe vô cùng vô lý này và thậm chí trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp như vậy.
Khoa học đã xác nhận, một phụ nữ vẫn hoàn toàn có thể dính bầu trong khi đang mang thai. Nghe thì giống như một hiện tượng siêu nhiên từ một bộ phim khoa học viễn tưởng nhưng đây lại là sự thật.
Hiện tượng này được gọi là thụ tinh dị bội (superfetation). Trong những trường hợp hy hữu nào đó, tử cung của thai phụ vẫn tiếp tục rụng trứng, trứng này có thể thụ thai và phát triển thành thai nhi thứ hai trong bụng mẹ. Khi đó, người phụ nữ sẽ có hai phôi thai phát triển cùng lúc trong bụng nhưng ở hai giai đoạn khác nhau, với tuổi phôi khác nhau và đôi khi thậm chí là ngày sinh khác nhau.
Hiện tượng này không giống với hiện tượng bội thụ tinh đồng kỳ (superfecundation), là hiện tượng khi hai trứng được thụ tinh trong một kỳ hành kinh từ những lần quan hệ khác nhau. Trong trường hợp này, người phụ nữ thường sẽ mang thai một cặp song sinh. Trong khi đó với hiện tượng thụ tinh dị bội, người phụ nữ sẽ thụ thai trong những kỳ kinh nguyệt khác nhau và ngoài tuổi phôi thì cặp song sinh cũng sẽ có cân nặng, chiều cao và thậm chí là nhóm máu khác nhau.
Thông thường, khi một phụ nữ đang mang thai, buồng trứng sẽ ngừng rụng trứng vào tử cung vì các hormon sẽ gửi tín hiệu đến cơ thể để bắt đầu chuẩn bị cho việc nuôi con. Tuy nhiên, khi hiện tượng thụ tinh dị bội xảy ra, buồng trứng vẫn tạo và rụng một quả trứng khác cũng có khả năng được thụ tinh. Khi gặp tinh trùng, trứng có thể thụ thai và trở thành phôi thai thứ hai trong bụng người mẹ.
Đến nay đã có khoảng 10 trường hợp chính thức được ghi nhận trên toàn thế giới. Trường hợp gần dây nhất là vào năm 2015 của bà mẹ Kate Hill đến từ Úc khi cô mang thai 2 lần chỉ trong vòng 10 ngày. Kate đã sinh 2 bé gái – Charlotte và Olivia và hai bé đã được xếp là sinh đôi mặc dù thời điểm thụ thai cách nhau đến 10 ngày. Mặc dù hai bé được sinh vào cùng ngày nhưng cân nặng và nhóm máu lại khác nhau.
Video đang HOT
Hai em bé được sinh ra từ hiện tượng này có thể có nhóm máu khác nhau.
Thực ra, hiện tượng thụ tinh dị bội xảy ra thường xuyên ở các loài động vật có vú như chuột, thỏ, ngựa, cừu hay kangaroo. Cá cũng đã cho thấy khả năng đáng kinh ngạc này.
Hiện các chuyên gia vẫn chưa thể khám phá hết hiện tượng này, nguyên nhân của nó là gì và liệu hiện tượng thụ tinh dị bội có gây nguy hiểm cho thai phụ hay không vẫn là hai câu hỏi lớn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Nguồn: Brightside
Theo Helino
Mang thai tháng đầu tiên: Dấu hiệu có thai không phải mẹ nào cũng biết
Với những mẹ mang thai lần đầu sẽ có vô vàn thắc mắc về cơ thể và thai nhi cũng như những điều nên và không nên làm trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Vậy những dấu hiệu mang thai nào cho biết bạn đã có tin vui?
Mang thai tuần thứ 1: Mẹ vẫn có kinh nguyệt
Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể vẫn đang có kinh và em bé tất nhiên chưa hình thành. Có thể bạn hơi khó hiểu? Nhưng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng là ngày mà các bác sỹ tính là ngày bắt đầu của thai kỳ. Sự rụng trứng sẽ không diễn ra trong vòng hai tuần lễ nữa. Vì vậy, nếu có dự định sinh con, bạn cần có sự chuẩn bị tư tưởng và sức khỏe trước khi mang thai. Tốt nhất, bạn nên có kế hoạch có con trước khi thụ thai khoảng 3 tháng. Nếu chưa biết mình sẽ phải chuẩn bị những gì, bạn có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ về những việc mẹ bầu cần làm để sinh ra những em bé thông minh, khỏe mạnh.
Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể vẫn đang có kinh và em bé tất nhiên chưa hình thành (Ảnh minh họa).
Thay đổi của cơ thể: Nếu bạn hy vọng mang thai trong tháng này, bạn có thể bắt đầu phải tính toán chờ tới ngày rụng trứng. Tuy nhiên, ngày này chỉ gần đúng và ngay cả các bác sỹ cũng không thể khẳng định chính xác, cũng giống như thời điểm thụ thai rất khó xác định vì bạn không thể biết chính xác khi nào thì trứng và tinh trùng "gặp nhau".
Mang thai tuần thứ 2: Vẫn chưa thực sự thụ thai
Sang tuần thứ hai, mặc dù được tính là tuần thứ 2 của thai kỳ, nhưng thực ra lúc này bạn vẫn chưa thụ thai. Đến khoảng cuối tuần thứ 2 này, trứng của bạn sẽ rụng vào vòi Fallop. Trước khi em bé thực sự bắt đầu phát triển, nó sẽ trải qua các giai đoạn: Đầu tiên là sự gia tăng lượng estrogen và progesterone chảy qua máu đến tử cung để tạo thành một lớp màng tươi tốt, giàu mô máu để hỗ trợ một trứng được thụ tinh. Đồng thời, trong buồng trứng, trứng cũng đang chín trong các túi chứa dịch, gọi là nang. Vào đầu tuần này (thường là ngày 14 của chu kỳ 28 ngày) trứng rụng: Một quả trứng sẽ chui ra khỏi nang và cuốn trôi từ buồng trứng của bạn vào một ống dẫn trứng.
Dù được tính là tuần thứ 2 của thai kỳ, nhưng thực ra lúc này bạn vẫn chưa thụ thai. Đến khoảng cuối tuần thứ 2 này, trứng của bạn sẽ rụng vào vòi Fallop (Ảnh minh họa).
Thay đổi của cơ thể: Tuần thứ hai, thai kỳ của bạn đã bắt đầu, nên bạn hãy nghĩ về việc mang thai. Thời điểm rụng trứng là điều quan trọng nhất bạn cần phải biết nếu mong muốn có thai. Sự rụng trứng xảy ra khi một trứng trưởng thành được phóng ra khỏi buồng trứng, rơi vào trong vòi trứng và chuẩn bị thụ tinh. Lớp niêm mạc của tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng đã được thụ tinh. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc tử cung này sẽ rụng đi. Trứng chưa thụ tinh rụng và niêm mạc tử cung bong ra hình thành hiện tượng kinh nguyệt.
Mang thai tuần thứ 3: Nếu có thai bạn sẽ không thấy kinh nguyệt trong tháng tới
Sau khi xuất tinh, hàng triệu tinh trùng sẽ di chuyển từ âm đạo vào vòi trứng, nơi trứng của bạn đang chờ. Bắt đầu tuần thứ 3 này, trứng được thụ tinh đã phân chia thành hàng trăm tế bào, gọi là túi phôi, là một chỗ hõm có chứa dịch lỏng. Lúc này, phôi bám vào thành tử cung, còn gọi là niêm mạc tử cung. Nếu phôi dâu bám thành công thì thai nhi sẽ bắt đầu phát triển và tiếp nhận chất dinh dưỡng từ chỗ bám này. Tại vị trí mà phôi dâu bám vào niêm mạc tử cung sẽ phát triển thành nhau thai (còn gọi là rau hoặc nhau thai).
Hành trình của tinh trùng đến trứng để thực hiện quá trình thụ thai là cả một chặng đường đầy thử thách
Thay đổi của cơ thể: Sang tuần thứ 3, phôi dâu sẽ bắt đầu tiết ra hoóc môn để cơ thể bạn không giải phóng tế bào niêm mạc và các mô trong tử cung của bạn, khiến cho bạn không thấy kinh nguyệt nữa. Trong tuần thứ 3 của thai kỳ, bạn sẽ không thấy cơ thể mình có sự thay đổi nhiều, thậm chí nhiều phụ nữ còn chưa biết mình đã mang thai.
Mang thai tuần thứ 4: cơ thể mẹ có những thay đổi đáng kể
Ở tuần thứ tư, tế bào hợp tử hình thành ba lớp: mô ngoài cùng (ngoại bì), mô giữa (trung bì), mô trong cùng (nội bì). Ba lớp này sẽ hình thành các cơ quan và mô cho bào thai. Ngoại bì sẽ trở thành hệ thần kinh (bao gồm não), da, tóc, móng, tuyến vú, chân lông và chân răng. Trung bì sẽ phát triển thành tim, hệ tuần toàn, khung xương, mô liên kết, mạch máu và các cơ. Nội bì sẽ hình thành phổi, đường ruột, gan, tụy và tuyến giáp. Tứ chi bắt đầu nhú ra nhưng không rõ rệt. Nhau thai cũng bắt đầu hình thành và sản xuất ra một số hormone quan trọng bao gồm HCG. Có sự chuyển động của máu thông qua mạch chính.
Ở tuần thứ 4 của tháng đầu tiên mang thai, tứ chi bắt đầu nhú ra nhưng không rõ rệt.
Thay đổi cơ thể: Ở tuần thứ 4 của thai kỳ, bạn có thể có những triệu chứng đầu thai kỳ như căng ở hai bầu vú, nhức đầu, đau lưng hoặc một vài biểu hiện khác. Bạn nên biết rằng những triệu chứng này tương tự như những triệu chứng mà bạn có thể có trước kì kinh. Những người phụ nữ khác thì chẳng có triệu chứng nào cả ngoại trừ trễ kinh hoặc kinh nguyệt bất thường. Nếu bạn mất kinh, hãy dùng que thử thai. Đây là cách phát hiện thai sớm nhất tại nhà.
Mang thai tháng đầu tiên nên và không nên ăn gì?
Axit folic là dưỡng chất cần được bổ sung ngay từ khi mẹ mang thai tháng thứ 1 và trong suốt 3 tháng đầu để ngăn ngừa dị tật thai nhi.
Mẹ bầu nên cẩn trọng với những thực phẩm gây co thắt tử cung, hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao, thực phẩm đóng gói sẵn và các chất kích thích.
Theo Helino
Tuần đầu tiên của thai kỳ: Những thay đổi nhỏ của cơ thể cho biết bạn đã có tin vui Nếu các mẹ đã mong mỏi tin vui suốt mấy tháng nay thì đừng chần chừ mà hãy đọc ngay bài viết dưới đây để xem mình có đang ở tuần thai thứ nhất không nhé? Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào? Tuần thai thứ nhất là khởi đầu cho hành trình mang thai của mẹ nhưng thực chất mẹ vẫn...