Khoa học phát hiện tia sáng từ các hố đen khi va chạm bằng cách nào?
Các hố đen được cho là không thể tạo ra tia sáng, và điều này nằm ngay ở cái tên hố đen của chúng.
Ngay cả khi chúng đâm vào nhau, các nhà thiên văn học cũng khó có thể nhìn thấy các vật thể khổng lồ này bằng các công cụ truyền thống. Nhưng khi các nhà khoa học phát hiện một vụ va chạm hố đen vào năm ngoái, họ cũng phát hiện ra một tia sáng kỳ lạ từ vụ va chạm.
Vào ngày 21 tháng 5 năm 2019, các máy dò sóng hấp dẫn của Trái đất đã bắt được tín hiệu của hai vật thể lớn va chạm vào nhau và tạo ra các gợn sóng xếp tầng trong không- thời gian. Sau đó, Cơ sở tạm thời Zwicky (ZTF) đã phát hiện một luồng ánh sáng.
Sau khi nghiên cứu hai tín hiệu này, các nhà khoa học nhận thấy chúng đều xuất phát từ cùng một vùng trời và họ tự hỏi liệu có phải họ đã phát hiện ra một vụ va chạm hố đen hiếm thấy.
Trong một tuyên bố của NASA, Daniel Stern, đồng tác giả của nghiên cứu về phát hiện trên và là nhà vật lý thiên văn tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA ở California, cho biết: “Phát hiện này thật thú vị. Có rất nhiều thứ để chúng ta tìm hiểu về hai hố đen khi chúng hợp nhất và môi trường mà chúng tồn tại dựa trên tín hiệu chúng vô tình tạo ra”.
Đây là những gì các nhà khoa học cho là đã xảy ra trong trường hợp kỳ lạ này. Hai hố đen hợp nhất đã bị chặn trong đĩa xung quanh một chuẩn tinh – một hố đen siêu lớn phóng ra những vụ nổ năng lượng.
Matthew Graham, nhà thiên văn học tại Caltech và là nhà khoa học dự án của ZTF, cho biết: “”Hố đen siêu lớn này đã có tia sáng lóe lên trong nhiều năm trước khi bùng phát ra tia sáng đột ngột”.
Đồng nghiệp của ông thấy việc đó không có gì kì lạ. Đồng tác giả Mansi Kasliwal, nhà thiên văn học tại Caltech, cho biết: “Các hố đen siêu lớn như thế này luôn có tia sáng lóe lên. Chúng không phải là những vật thể tĩnh và thời gian xuất hiện, kích thước và vị trí của tia sáng này thật đáng để chú ý”.
Các nhà khoa học hoài nghi rằng ánh sáng lóe lên xuất phát từ hai hố đen nhỏ khi chúng hợp nhất trong đĩa bồi tụ của một hố đen siêu lớn nhờ sự kết hợp của sóng hấp dẫn và ánh sáng. Trọng lực cực lớn của hố đen siêu lớn tác động đến những thứ nhỏ hơn trong đĩa, thậm chí là các hố đen khác.
Các nhà khoa học nghĩ rằng tia sáng không bắt nguồn từ chính sự hợp nhất. Thay vào đó, lực khi hợp nhất sẽ khiến hố đen lớn hơn bay ra từ lớp khí bao quanh nó trong đĩa bồi tụ của hố đen siêu lớn và lớp khí tạo ra tia sáng sau vài ngày hoặc vài tuần. Trong trường hợp trên, các nhà khoa học đã phát hiện tia sáng khoảng 34 ngày sau khi có tín hiệu sóng hấp dẫn.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết cách giải thích trên không đảm bảo phù hợp với những gì đã xảy ra.
“Tia sáng phát ra vào đúng thời điểm và vị trí trùng khớp với sự kiện sóng hấp dẫn”, Graham nói. “Chúng tôi kết luận rằng tia sáng có khả năng là kết quả của việc hợp nhất hố đen, nhưng chúng tôi không thể loại trừ hoàn toàn các khả năng khác.”
Vụ sáp nhập giữa hố đen và vật thể bí ẩn
Các nhà vật lý thiên văn phát hiện tín hiệu sóng vô tuyến kỳ lạ phát ra từ quá trình sáp nhập giữa hố đen và một vật thể chưa xác định.
Mô phỏng vụ va chạm giữa hố đen và vật thể chưa xác định. Video: Space.
Một nhóm nhà nghiên cứu thông báo lần đầu tiên phát hiện tín hiệu sóng vô tuyến tạo bởi vụ va chạm của hố đen với một vật thể lớn hơn ngôi sao neutron lớn nhất nhưng nhỏ hơn hố đen nhỏ nhất. Dù phát hiện này phức tạp đến mức các nhà khoa học khó có thể xác định chính xác những gì xảy ra, tín hiệu này mang lại hy vọng về nhiều quan sát mới lạ hơn nữa trong thời gian tới. Phát hiện cũng cung cấp hiểu biết về quá trình xảy ra vụ nổ siêu tân tinh, theo Christopher Berry, nhà thiên văn học nghiên cứu sóng hấp dẫn ở Đại học Northwestern University và Đại học Glasgow, đồng tác giả nghiên cứu. Berry và cộng sự công bố phát hiện hôm 23/6 trên tạp chí Astrophysical Journal Letters.
Nhóm nghiên cứu thu được tín hiệu sóng hấp dẫn vào ngày 14/8/2019. Phân tích ban đầu cho thấy vụ va chạm có thể là một hố đen sáp nhập với sao neutron. Đó là sự kiện mà giới nghiên cứu luôn chờ đợi bởi trước đó họ mới chỉ phát hiện các vụ sáp nhập giữa hai vật thể cùng loại. Nhưng khi tiến hành thêm nhiều phân tích với dữ liệu, họ nhận ra vật thể va chạm với hố đen còn kỳ lạ hơn. Theo kết quả phân tích, hố đen có khối lượng gấp 23 lần Mặt Trời và vật thể còn lại nặng gấp 2,6 lần Mặt Trời.
Vật thể bí ẩn có khối lượng trên nằm trong khoảng chênh lệch giữa hố đen và sao neutron. Nó nhỏ hơn nhiều so với bất kỳ hố đen nào từng được nghiên cứu từ trước tới nay nhưng lớn hơn mọi ngôi sao neutron đã biết, khiến các nhà nghiên cứu không thể phân loại. Họ không phát hiện bất kỳ tín hiệu ánh sáng nào mà một ngôi sao neutron có thể phát ra, nhưng cũng không thể loại trừ khả năng đó là sao neutron.
Khác với các vụ va chạm cùng loại, cặp vật thể trong nghiên cứu có sự chênh lệch khối lượng lớn. Hố đen nặng gấp khoảng 9 lần vật thể va chạm với nó, vì vậy các nhà khoa học càng khó xem xét chi tiết sự kiện. Theo Vicky Kalogera, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Northwestern, khi khối lượng không cân xứng, hố đen có thể "nuốt gọn" vật thể nhỏ hơn.
Sự kiện này cũng khó nghiên cứu bởi nó xảy ra ở khá xa. Vụ va chạm diễn ra cách Trái Đất khoảng 800 triệu năm ánh sáng, xa gấp 6 lần vụ sáp nhập sao neutron được phát hiện hồi tháng 8/2017 qua sóng hấp dẫn. Các nhà khoa học sẽ cần quan sát thêm nhiều vụ va chạm khác để rút ra kết luận.
Một vụ va chạm vừa tạo ra lỗ đen mới nặng gấp 25 Mặt Trời Một vật thể bí ẩn được phát hiện va chạm với lỗ đen cách Trái Đất 800 triệu năm ánh sáng, khối lượng nhẹ hơn lỗ đen ấy rất nhiều. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vật lý Thiên văn ngày 23/6 đã mô tả một vụ va chạm giữa lỗ đen với vật thể chưa xác định, được đặt tên...