Khoa học nói: Ngửi mùi “xì hơi” đánh bật nguy cơ bệnh ung thư, đột quỵ
Đây là kết luận được đưa ra bởi các nhà khoa học Anh – theo đó, khí thối trong những quả bom “xì hơi” có tác dụng không ngờ trong việc ngăn chặn ung thư, đột quỵ.
“Xì hơi” là cái mùi khiến không chỉ khổ chủ e ngại mất tự tin mà còn làm người xung quanh cảm thấy không được thoải mái cho lắm.
Ấy thế nhưng bất ngờ không khi chính cái mùi “khó ngửi” này lại được giới khoa học nhận định là có thể ngăn chặn ung thư, đột quỵ, đau tim và mất trí nhớ nữa cơ đấy!
Thật vậy, kết luận này được đưa ra bởi giới nghiên cứu thuộc ĐH Exeter (Anh).
Theo đó, chất Hydrogen sulfide (H2S) – loại khí nặng mùi được tạo ra bởi hàng triệu triệu vi khuẩn khi tiêu hóa thức ăn ở đường ruột – lại có tác dụng chống lại bệnh tật.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, H2S có nồng độ cao thì rất độc nhưng ở nồng độ thấp hơn thì lại có tác dụng bảo vệ tế bào ty thể.
Cụ thể, khi bị bệnh, các tế bào trong cơ thể sẽ phải chịu 1 sức ép khá lớn.Và để chống lại bệnh tật, các tế bào phải co kéo enzym để sản sinh ra lượng nhỏ khí H2S nhằm bảo vệ ty thể, kích thích sản xuất năng lượng trong tế bào mạch máu và kiềm chế sự viêm nhiễm.
Nếu không có “khí thối” H2S, các tế bào có thể bị viêm nhiễm hoặc chết dần chết mòn.
Giáo sư Matt Whiteman từ ĐH Exeter chia sẻ: “Chúng tôi đã nghiên cứu tạo ra hợp chất có tên AP39 – có tác dụng giải phóng dần 1 lượng khí H2S nhỏ dành riêng cho ty thể. Kết quả là, điều trị bằng AP39 – ty thể được bảo vệ và tế bào hoạt động vẫn tốt”.
Được biết, trước khi thử nghiệm trên người, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm tính hiệu quả của AP39 trên mô hình bệnh. Kết quả ban đầu cho thấy, 80% ty thể có thể chống chọi lại sự phá hủy từ các bệnh tim mạch, suy tim, tiểu đường, lão hóa và ung thư.
Theo các chuyên gia nhận định, mặc dù có mùi hôi khó ngửi nhưng ta không thể phủ nhận được khả năng tuyệt vời của chúng trong việc chăm sóc sức khỏe.
Phát hiện này mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh nhân trong tương lai.
Nguồn: Dailymai
10 sự thật đáng sợ về ung thư bàng quang mọi phụ nữ nên biết
Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư bàng quang thật đáng sợ. Và nếu bạn là phụ nữ thì bạn càng cần phải biết 10 sự thật dưới đây về căn bệnh này.
Như chúng ta đã biết, ung thư là một bệnh trong đó có sự nhân lên bất thường các tế bào ung thư gây hủy hoại các mô và các cơ quan trong cơ thể. Các loại ung thư phổ biến nhất là ung thư vú, u não, ung thư phổi, ung thư máu, ung thư họng ...và cả ung thư bàng quang.
Các dấu hiệu của ung thư bàng quang có thể khác nhau ở nam giới và phụ nữ, do cấu trúc giải phẫu của họ. Dưới đây là 10 sự thật đáng sợ về ung thư bàng quang mà mọi phụ nữ cần phải lưu ý.
Triệu chứng không rõ ràng
Khác với một số loại ung thư khác như u não với các triệu chứng ở bệnh này khá rõ như đau đầu thì các triệu chứng của ung thư bàng quang lại rất tinh vi và có thể bị nhầm lẫn với bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Vì vậy, để phán đoán chính xác căn bệnh này, bạn cần thường xuyên đến gặp bác sĩ.
Tỷ lệ tử vong cao hơn ở phụ nữ
Theo thống kê, đàn ông mắc bệnh ung thư bàng quang nhiều hơn phụ nữ. Tuy nhiên, khi phụ nữ bị mắc ung thư bàng quang, tỷ lệ tử vong lại cao hơn so với nam giới. Nguyên nhân là do các triệu chứng khá tinh vi ở phụ nữ và điều này có thể không được phát hiện cho đến khi quá muộn.
Nhiễm trùng đường tiểu (UTIs) không làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang
Nhiều người nói rằng phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu nhiều thường dễ bị ung thư bàng quang. Tuy nhiên, điều này là không đúng vì có một số nghiên cứu đã loại trừ khả năng này.
Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ gây ung thư bàng quang
Mặc dù nguyên nhân chính xác của ung thư bàng quang có thể khác nhau ở những người khác nhau, nhưng hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra ung thư bàng quang ở phụ nữ, vì chất độc trong thuốc lá kích hoạt sự phát triển các mô ung thư trong bàng quang, trong khi cơ thể đang cố gắng đẩy chúng ra ngoài qua đường tiểu.
Không nên bỏ qua các dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu
Các triệu chứng của ung thư bàng quang ở phụ nữ rất giống với các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu. Vì vậy nếu nhận thấy mình bị nhiễm trùng đường tiểu dai dẳng mà không có lý do gì, bạn cần phải đến bệnh viện kiểm tra ung thư bàng quang.
Ung thư bàng quang có tính di truyền
Nếu bất kỳ người phụ nữ nào trong gia đình bạn như bà, mẹ hoặc cha của bạn bị ung thư bàng quang thì bạn có nguy cơ cao mắc ung thư bàng quang.
Ung thư bàng quang gây nguy cơ vô sinh
Những người phụ nữ mắc ung thư bàng quang mặc dù đã được điều trị thành công nhưng vẫn có nguy cơ cao bị vô sinh, vì các phương pháp điều trị được sử dụng để điều trị bệnh ung thư bàng quang có thể ảnh hưởng xấu đến trứng và các hocmon sinh sản.
Xuất huyết bất thường
Mặc dù đây là triệu chứng rất hiếm gặp của ung thư bàng quang nhưng đa số phụ nữ vẫn có thể gặp phải. Dịch huyết trắng bất thường có thể là triệu chứng của ung thư bàng quang nhưng cũng có thể là do bạn mắc phải các bệnh khác như nhiễm nấm men.
Vì vậy, nếu thấy dịch huyết trắng bất thường, không nên bỏ qua dấu hiệu này mà nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra.
Các triệu chứng chính
Một số triệu chứng phổ biến nhất của ung thư bàng quang ở phụ nữ có thể giúp bạn nhận ra bệnh và nhận được giúp đỡ trong thời gian sớm nhất là đau khi đi tiểu, cảm giác nóng bỏng trong âm đạo, nước tiểu đậm, máu trong nước tiểu, thường xuyên đi tiểu...
Cách điều trị
Khi một người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang, thủ thuật điều trị phụ thuộc vào mức độ lan rộng của ung thư. Liệu pháp phóng xạ, hóa trị liệu và phẫu thuật để loại bỏ các khối u là một số phương pháp điều trị được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang.
Theo Tùng Anh
Gia đình & xã hội
Nữ bác sĩ qua đời vì kiệt sức sau 18 giờ làm việc liên tục Zhao Bianxiang 43 tuổi, bác sĩ chuyên khoa hô hấp ở Trung Quốc đã ngã quỵ khi đang thăm bệnh nhân ngoài ca trực của mình. Nữ bác sĩ hiện là phó khoa hô hấp của một bệnh viện ở tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc. Cô đã làm việc liên tục từ đêm 28/12 tới ngày 29/12 tại bệnh viện. Nữ...