Khoa học Nga nghiên cứu thành công vật liệu tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Một loại vật liệu khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 khi tiếp xúc với nó chỉ trong vài giây được nghiên cứu thành công ở Nga.
Theo các nhà khoa học Nga, vật liệu khử trùng là loại vải đặc biệt, có thể tiêu diệt nhanh chóng virus và vi khuẩn khi chúng chạm đến bề mặt của vật liệu.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học ghép các phân tử hữu cơ tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn vào cấu trúc của vật liệu. Loại vải này không cản trở quá trình hô hấp, độ thoáng khí cao, do đó các nhà sản xuất ở Nga dự định sử dụng vật liệu này để làm khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế, bộ lọc không khí.
Video đang HOT
Các nhà khoa học Nga nghiên cứu thành công vật liệu tiêu diệt virus SARS-CoV-2. (Ảnh minh họa: TASS)
Các nhà nghiên cứu cũng đã gửi vật liệu này đến thử nghiệm tại Viện Nghiên cứu Trung ương 48 thuộc Bộ Quốc phòng Nga. Kết quả là virus SARS-CoV-2 bị tiêu diệt chỉ một vài giây sau khi tiếp xúc với vật liệu này.
Các chuyên gia Nga cho rằng, việc nghiên cứu thành công vật liệu khử trùng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang lan tràn nhanh chóng.
Nga sẽ có thêm một kính thiên văn độc đáo nhất vào năm 2022
Một kính viễn vọng độc đáo được phát triển tại Trung tâm laser quang học Altai (Nga), cho phép thu được hình ảnh vệ tinh của Nga và nước ngoài với độ chính xác cao sẽ được đưa vào hoạt động trong năm tới.
Thông tin trên được công ty khoa học sản xuất "Hệ thống cơ khí chính xác" (thành viên của Tập đoàn vũ trụ quốc gia Nga Roscosmos) cho biết mới đây.
"Trạm laser quang học mặt đất thứ hai với kính viễn vọng thông tin (đường kính của gương chính là 3,12 mét) dự kiến đưa vào vận hành năm 2022. Hiện tại, kính viễn vọng đang chuẩn bị lắp đặt", công ty cho biết.
Nga sẽ có thêm một kính thiên văn độc đáo nhất vào năm 2022. (Ảnh: Fotolia)
"Kính viễn vọng sẽ cho phép đánh giá tình trạng của các kết cấu trên những thiết bị vũ trụ gặp sự cố, cũng như đánh giá hướng đi của chúng", công ty cho biết thêm.
Đây là giai đoạn thứ 2 trong quá trình xây dựng Trung tâm Altai. Từ năm 2004 trung tâm đã đưa vào vận hành một máy đo xa bằng tia laser khác, hoạt động cùng với kính viễn vọng 60 cm. Ban đầu có kế hoạch triển khai kính viễn vọng thứ 2 vào năm 2012, nhưng sau đó tiến độ công việc liên tục bị thay đổi.
Kính viễn vọng mới được thiết kế cho hệ thống giám sát không gian vũ trụ gần Trái đất. Nó có khả năng thu được hình ảnh chi tiết của các phương tiện trong vũ trụ, ví dụ như có thể xác định loại thiết bị nào gắn trên vệ tinh nước ngoài, cũng như giúp điều tra các vụ tai nạn tàu vũ trụ, chẳng hạn khi pin mặt trời không mở. Kính viễn vọng có thể phát hiện với độ chính xác cao những cấu tạo rác vũ trụ có khả năng đe dọa an toàn cho các vệ tinh của Nga.
Trước đó, vào tháng 3, các nhà khoa học Nga đã thả một trong những kính viễn vọng lớn nhất thế giới xuống hồ Baikal để quan sát vũ trụ cũng như làm sáng tỏ bản chất của vật chất tối.
Nhóm nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS), Viện liên hợp nghiên cứu Hạt nhân (Dubna), Đại học quốc gia Moscow và các tổ chức khoa học khác đã hợp tác chế tạo ra kính thiên văn có tên gọi Baikal-BVD từ năm 2015.
Kính gồm 192 môđun quang học độc lập, được đặt ở độ sâu từ 750-1.300 mét dưới mặt nước, cách bờ hồ khoảng 4 km và là một trong 3 thiết bị thăm dò neutrino lớn nhất thế giới. Đây sẽ là cụm chức năng đầu tiên của kính thiên văn dò tìm neutrino.
Đức bắt nhà khoa học Nga Cảnh sát Đức bắt một nhà khoa học Nga với cáo buộc gián điệp, nhưng chưa công bố danh tính và nơi làm việc của người này. Công tố viên liên bang Đức hôm nay thông báo nghi phạm Ilnur N. bị bắt cuối tuần trước do bị nghi ngờ "làm việc cho một cơ quan mật vụ của Nga ít nhất từ...