Khoa học đã chứng minh nếu được chơi game cùng đồng nghiệp thì hiệu quả công việc sẽ tăng lên nhiều lần
Chơi game sẽ rất có lợi nếu bạn thực hiện đúng cách. Mới đây các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh nếu bạn chơi game cùng các đồng nghiệp thì sẽ tăng hiệu quả công việc.
Nhiều công ty lớn cấm nhân viên chơi các trò mặc định trên máy tính bởi họ cho rằng nó làm lãng phí thời gian. Tuy nhiên điều đó chưa chắc đúng nếu bạn chơi game đúng cách và hợp lý. Trên thực tế thì theo nhiều nghiên cứu thì chơi game mang lại rất nhiều lợi ích.
Rõ ràng nhất và được tất cả mọi người công nhận chính là phát triển các kỹ năng mềm như khả năng xử lý nhiều việc cùng lúc, tăng cường sự nhận thức, nắm bắt tình huống nhanh hơn, tập trung tốt hơn, chuyển đổi giữa công việc hiệu quả và đặc biệt là sự quyết đoán. Thậm chí còn có nghiên cứu cho rằng những trẻ chơi game nhiều học giỏi hơn là không chơi.
Mới đây theo Sciencedaily, các nhà nghiên cứu tại Đại học Brigham Young (BYU)- Mỹ còn phát hiện thấy một hiệu quả thú vị của việc chơi game đối với hiệu suất công việc. Họ phát hiện thấy năng suất công việc của một nhóm nhân viên đã tăng 20% sau khi họ được chơi game cùng nhau trong vòng 45 phút.
Trong nghiên cứu này các nhà khoa học đã nhờ tới sự trợ giúp của 352 cá nhân và tổ chức ngẫu nhiên. Họ được chia thành 80 nhóm và đảm bảo không có nhóm nào có hai người quen biết nhau từ trước. Thử nghiệm đầu tiên yêu cầu mỗi nhóm chơi trò tìm kiếm địa điểm có tên Findamine. Thử nghiệm sẽ cung cấp cho người chơi những manh mối bằng văn bản để tìm ra các địa danh. Để khuyến khích người chơi, nhóm nghiên cứu đã treo tưởng bằng tiền mặt cho người chiến thắng.
Video đang HOT
Sau vòng đầu tiên, các đội sẽ được phân ngẫu nhiên vào một trong hoạt động khác. Trong đó có hoạt động chơi game tập thể, nghiên cứu câu trả lời trong yên tĩnh hoặc ngồi thảo luận về cách cải thiện câu trả lời chính xác hơn.
Mỗi hoạt động kéo dài trong 45 phút. Những người trong nhóm chơi game tập thể đã chọn chơi Rock Band hoặc Halo 4. Đây đều là những trò chơi cầm tay khá quen thuộc và đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp ăn ý giữa người chơi.
Kết quả các nhà nghiên cứu nhận thấy, nhóm chơi game tập thể có tỷ lệ trả lời chính xác cao hơn đáng kể trong vòng thử thách Findamine thứ hai, nâng điểm trung bình của nhóm từ 435 lên 520.
Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh, hoạt động này không khiến mọi người quá say mê với game mà là một cách tích cực để mọi người hiểu nhau hơn trong lúc chơi game. Chơi game theo nhóm sẽ tăng cường khả năng phối hợp, hiểu ý nhau và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên.
Mặc dù vậy nhóm nghiên cứu chỉ ra, phương pháp chơi game theo nhóm có thể không phát huy hiệu quả tốt nhất nếu các thành viên trong nhóm đã từng chơi game cùng nhau. Bởi lẽ nếu nhân viên từng chơi game với nhau và phát hiện mình không hợp với cách chơi của đồng nghiệp, nó có thể tạo ra xích mích và thành kiến giữa các nhân viên.
Như vậy cách tốt nhất là hãy cố gắng làm quen với cách chơi game của đồng nghiệp hoặc tìm cho mình một người hợp cạ và chơi game ăn ý nhất để cùng nhau cải thiện hiệu suất công việc tốt hơn.
Nghiên cứu này đã được công bố trên AIS Transactions on Human-Computer Interaction.
Theo Sciencedaily
Khi chơi game chúng ta cần "Gắt" một chút để tốt cho sức khỏe
Khoa học chứng minh gắt khi chơi game là tốt nhé.
Chúng ta luôn bị lên án bởi bạn bè, và những người xung quanh khi nổi cáu, nhất là khi chơi game. Không phải lúc nào game cũng mang tính giải trí, khi bạn ở trong team mà có những thành viên khá là gây ức chế, làm ảnh hưởng đến bạn thì không cáu mới lạ phải không. Để làm một người điềm tĩnh và lịch sự trong mắt mọi người thì những lúc bị bóp như vậy rõ là bạn không nên nổi cáu, nhưng sự kiềm chế cơn tức giận lúc ấy sẽ gây nên những hậu quả có khi còn nghiêm trọng hơn cho bạn, khoa học đã chứng minh kiềm chế cảm xúc gây hại cho sức khỏe con người, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Đã là game thủ thì đôi khi phải toxic mới tốt cho sức khỏe
Về cơ bản thì người ta luôn khuyên bạn luôn giãn cơ mặt ra và nở một nụ cười thì sẽ khiến bạn hạnh phúc, cũng nên thư giãn để tránh xa stress. Những lúc như vậy, chúng ta thường tìm đến game. Nhưng nếu như bạn có cáu gắt một chút, la hét một chút khi chơi game cũng là cách xả stress đấy chứ. Và bạn có biết sự cáu giận đôi khi cũng là tốt, Theo nghiên cứu của BBC, người gắt gỏng sẽ có cơ hội cao hơn để trở thành một nhà đàm phán giỏi, quyết định sắc bén và thậm chí, có nguy cơ đau tim thấp hơn người bình thường. Cho nên cáu gắt khi chơi game cũng không phải là không tốt.
Đừng lên án những game thủ toxic nữa nhé anh em, tất cả cũng là vì sức khỏe mà thôi
Trong lúc người ta coi bạn là một game thủ toxic thì bạn đang xả stress và đưa ra những sáng tạo mạnh mẽ hơn là khi bạn cảm thấy buồn. Một nghiên cứu khác vào năm 2009 của trường Đại học Amsterdam cho thấy, sự cáu giận có thể giúp chúng ta trở nên sáng tạo hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, giận dữ khiến bộ não tư duy theo hướng bất quy tắc, phần nào đó giúp ta sáng tạo hơn. Giận dữ chính là cách báo cho cơ thể rằng, bạn đang ở trong tình huống xấu và có nhiều động lực hơn để giải quyết.
Khoa học đã chứng minh rồi, gắt càng nhiều càng giảm thiểu cơ hội đau tim đấy, chờ gì nữa mà không gắt gỏng đi thôi
Những lý do nêu trên không phải để khuyến khích chúng ta nên chơi game với một thái độ và tâm lý tiêu cực. Nhưng cũng để các bạn biết rằng hơi cáu giận một chút, hơi toxic một chút cũng không làm hại chúng ta nhiều, thậm chí nó cũng có mặt tích cực đấy chứ, nhưng cái gì quá cũng không tốt, chúng ta nên tức giận đúng lúc, đúng cách và quan trọng nhất là đúng chỗ với đúng người nhé
Theo gamek
Nghiên cứu: chơi game cùng đồng nghiệp thúc đẩy hiệu quả công việc Theo các nhà khoa học Mỹ, chơi game cùng các đồng nghiệp có thể làm tăng cường tinh thần đồng đội, cải thiện quan hệ giữa các nhân viên và nâng cao hiệu suất công việc. Theo Sciencedaily, các nhà nghiên cứu tại Đại học Brigham Young (BYU), Mỹ mới đây đã phát hiện thấy một hiệu quả thú vị của việc chơi...