Khoa học cùng với bé: Vì sao chúng ta không ngã khỏi giường khi đang ngủ?
Có người cho rằng khi ngủ chúng ta hoàn toàn vô thức và không biết chuyện gì xảy ra xung quanh. Nhưng điều đó không hoàn toàn đúng.
Khi ngủ, cơ thể và bộ não vẫn làm việc để giúp cho chúng ta khỏe mạnh. Trong lúc ngủ chúng ta vẫn có một chút ý thức về nơi mình đang ngủ.
Cơ thể chúng ta biết được là mình đang di chuyển và ở đâu nhờ có một giác quan gọi là “cảm nhận trong cơ thể” tức là ý thức về sự vận động và vị trí cơ thể. Nó giống như một “giác quan thứ sáu” giúp cho cơ thể biết được chúng ta đang ở đâu và mối liên hệ giữa các bộ phận của cơ thể với nhau.
Khi thức, giác quan thứ sáu này giúp chúng ta không va quệt vào các đồ vật xung quanh khi đi lại hoặc là biết giữ thăng bằng, không bị ngã. Có người cho rằng giác quan này không hoạt động khi chúng ta ngủ. Nhưng sự thực là khi ngủ cơ thể vẫn làm việc nên giác quan này cũng vẫn làm việc.
Ngay cả khi đang ngủ, chúng ta vẫn có thể cảm nhận được là mình có thoải mái hay không và giác quan thứ sáu hoạt động để chúng ta biết được mình đang nằm đâu ở trên giường. Nhờ đó mà chúng ta không bị ngã khỏi giường.
Tuy nhiên khi còn nhỏ thì giác quan này chưa phát huy tối đa hoạt động của nó. Đây chính là lí do vì sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị ngã khỏi giường. Càng lớn thì chúng ta càng có cảm nhận tốt hơn, vì thế trẻ lớn hơn và người lớn ít khi bị ngã khỏi giường.
Một giấc ngủ có nhiều giai đoạn khác nhau
Giấc ngủ của chúng ta không đều đặn suốt cả đêm mà trải qua các giai đoạn khác nhau, từ ngủ nông đến ngủ sâu rồi lại lặp lại.
Một giai đoạn quan trọng của giấc ngủ, khi chúng ta có những giấc mơ thú vị nhất, được gọi là giai đoạn ngủ REM (rapid eye movement) hay còn gọi là giấc ngủ mắt chuyển động nhanh. Đó là khi mắt chúng ta chuyển động để cố gắng nhìn được mọi thứ đang xảy ra trong giấc mơ. Trong giai đoạn này, bộ não gửi tín hiệu cho cơ thể để ngừng chuyển động nên hiếm khi chúng ta thức dậy hoặc ngã khỏi giường trong giai đoạn này.
Video đang HOT
Nếu bộ não và cơ thể không truyền nhận tín hiệu và thực hiện mệnh lệnh tốt thì chúng ta sẽ có những hành động như trong giấc mơ.
Không nhận được tín hiệu
Đôi khi bộ não của một số người không gửi tín hiệu này đi khiến cho những người này hành động như những gì họ mơ thấy. Hiện tượng này được gọi là “rối loạn hành vi REM”, nhưng nó rất hiếm khi xảy ra.
Đã có những câu chuyện về những người bị chứng rối loạn này, như là họ vỗ về một con mèo trong tưởng tượng hoặc có khi là tự làm đau chính mình do nhảy ra khỏi giường trong khi vẫn đang ngủ. Hầu hết những người này khi thức dậy đều không biết họ đã làm như thế nếu người khác không kể lại cho họ biết.
Giấc ngủ rất quan trọng để giúp trẻ em lớn lên và tất cả mọi người được khỏe mạnh. Giấc ngủ có thể làm lành các vết thương và làm cho chúng ta vui vẻ, nhưng trong lúc ngủ cơ thể và bộ não vẫn tiếp tục làm việc.
Phạm Hường
Theo The Conversation
Những xét nghiệm mới có thể phát hiện sớm bệnh Alzheimer đến 10 năm
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, con người có thể phát hiện sớm bệnh Alzheimer dễ dàng hơn thông qua một vài xét nghiệm đơn giản.
Bệnh Alzheimer là bệnh thoái hóa thần kinh hiện đang ảnh hưởng đến hơn 5 triệu người Mỹ. Giai đoạn đầu của bệnh rất khó phát hiện. Mọi người thậm chí phải mất cả một thập kỷ mới biết bản thân mắc Alzheimer khi những triệu chứng như mất trí nhớ và nhầm lẫn xuất hiện lần đầu tiên. Trong khi chúng ta vẫn chưa có cách chữa trị căn bệnh này, phát hiện sớm Alzheimer vào giai đoạn tiền mất trí nhớ có thể là biện pháp quan trọng nhằm duy trì bộ não ở trạng thái khỏe mạnh càng lâu càng tốt.
Elise Caccappolo, tiến sĩ, phó giáo sư về phẫu thuật thần kinh tại Trung tâm Y tế trực thuộc Đại học Columbia cho biết, phát hiện sớm Alzheimer là điều rất quan trọng vì hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay luôn đem lại hiệu quả hơn ở giai đoạn đầu.
Dưới đây là 3 xét nghiệm mới có thể giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán Alzheimer:
Kiểm tra mắt
Một cơ quan nghiên cứu về sự phát triển của cơ thể con người đã cho thấy một sự thật bất ngờ: Mắt có thể cảnh báo nguy cơ mắc Alzheimer. Trong thử nghiệm mới nhất, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Boston đã lấy dịch mắt của 80 bệnh nhân từng phẫu thuật mắt và phát hiện những người bị suy giảm nhận thức sở hữu nồng độ protein thấp hơn so với bình thường.
Từ kết quả của nghiên cứu, chất này được coi là dấu ấn sinh học cho bệnh Alzheimer. Ngoài ra, nhiều thử nghiệm trước đây cũng đã cho thấy, những thay đổi nhất định của các mạch máu võng mạc có liên quan đến các vấn đề về nhận thức và trí nhớ.
Mắt có thể cảnh báo nguy cơ mắc Alzheimer.
Kính thực tế ảo
Kính thực tế ảo (VR) có chức năng quan trọng hơn so với việc chỉ dùng để giải trí như nhiều người vẫn nghĩ: Một trong các khu vực đầu tiên của con người bị ảnh hưởng bởi Alzheimer là vỏ não.
Về cơ bản, đây là trung tâm kiểm soát phương hướng của não. Một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh Alzheimer là người mắc dễ bị lạc ngay cả ở những nơi quen thuộc nhất.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge ở Anh đã tiến hành sử dụng kính thực tế ảo trên 45 bệnh nhân bị suy giảm nhận thức nhẹ (MCI). Người tham gia nghiên cứu sẽ phải thực hiện các bài tập ảo trong môi trường mô phỏng.
Kết quả cho thấy những người sở hữu dấu ấn sinh học Alzheimer có số điểm thấp hơn so với những người bị MCI vì một số yếu tố khác như lão hóa hoặc căng thẳng. Điều này đã chứng minh thiết bị công nghệ cao một ngày nào đó có thể được sử dụng để phát hiện sớm Alzheimer mà không cần xét nghiệm phức tạp.
Kết quả cho thấy những người sở hữu dấu ấn sinh học Alzheimer có số điểm thấp hơn so với những người bị MCI vì một số yếu tố khác như lão hóa hoặc căng thẳng.
Xét nghiệm máu
Một số xét nghiệm máu mới đang được nhiều quốc gia áp dụng nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu của Alzheimer trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Thông thường, các bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ protein và chất béo trong máu của bạn. Việc làm này có thể dự đoán nguy cơ khởi phát Alzheimer trong vòng 1-3 năm với độ chính xác tới 90%.
Tuy nhiên, xét nghiệm máu mới đây chỉ cần xem xét một loại protein mang tên IRS-1 có vai trò truyền tín hiệu insulin trong não. Ở những người mắc Alzheimer, hợp chất này có xu hướng ít hơn bình thường.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Lão khoa Quốc gia Hoa Kỳ đã thu thập thông tin của 174 người mắc Alzheimer cùng với 20 người bị bệnh tiểu đường và một nhóm gồm 84 người khỏe mạnh.
Kết quả cho thấy, những người mắc bệnh thoái hóa thần kinh sở hữu nhiều IRS-1 không có khả năng hoạt động và lượng hoạt động thấp hơn so với người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy xét nghiệm máu mới này vẫn đang được tiến hành nghiên cứu thêm, các nhà nghiên cứu hứa hẹn trong tương lai chúng ta có thể chẩn đoán sớm Alzheimer với độ chính xác tới 100%.
(Nguồn: Pre)
Theo afamily
20 thông tin vui có thể bạn chưa biết về anh chàng người máy Mega Man (Phần 2) Tiếp nối phần 1, tổng hợp tiếp theo 10 thông tin thú vị về anh chàng robot xanh Mega Man. 11/ Mega Man có quyền làm chủ hoàn toàn cơ thể. Chúng ta đã biết rằng Mega Man có thể tự "hủy", không giống như vô số robot khác trong thế giới của anh ta, nhưng nó chỉ là một khía cạnh của...